7 loại hình thông minh

Tác giả : Thomas Armstrong

Cuốn sách "7 loại hình thông minh" đưa ra những ví dụ cụ thể về những phương pháp ứng xử thông minh, tài năng đã giành được điểm cao trong các cuộc thi nghề nghiệp, được lấy từ vô số những nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Bạn cũng có cơ hội để thực tập những kỹ năng quan sát của Klahari Bushman, khả năng giao cảm, hiểu người của vị quan Manhatan, phương pháp thiền của vị sư Phật.
Ai nên đọc cuốn sách này? Cuốn sách này rất phù hợp với những người muốn mở rộng và phát triển được những năng khiếu tự nhiên của mình trong suốt cả cuộc đời.
Tác giả cuốn sách này là ai?

Thomas Armstrong là tác giả của 7 cuốn sách về giáo dục nổi tiếng như: The Myth of th A.D.D. Child, In their own way và Awakening your child’s natural genius… Ông cũng từng tham gia giảng dạy trong các khóa đào tạo về giáo dục và tư duy đặc biệt, thường xuyên viết về các vấn đề giáo dục và hướng dẫn cha mẹ giáo dục con cái cho các tạp chí nổi tiếng như: Ladies’s Home Journal và Family Circle.

1. Thuyết trí thông minh đa dạng

Trong cuốn sách này, bạn sẽ nghiên cứu về một ý tưởng có tính cách mạng, đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học cũng như của đông đảo công chúng. Đó là học thuyết về nhiều loại thông minh khác nhau, được nhà tâm lý học Howard Gardner xây dựng và phát triển từ mười lăm năm qua, học thuyết đã thách thức các định kiến cũ về quan niệm như thế nào là sự khôn khéo, thông minh. Gardner tin tưởng rằng, nền văn hóa của chúng ta đã quá chú trọng vào lối tư duy logic và tư duy bằng lời nói − những năng lực chủ yếu được đánh giá trong một bài kiểm tra trí thông minh, trong khi bỏ qua những dạng khác của trí tuệ và sự hiểu biết. Ông đưa ra ý kiến là có ít nhất bảy loại trí thông minh khác nhau, đều xứng đáng được coi như những cách thức quan trọng của suy nghĩ và tư duy.

Loại thứ nhất là sự thông minh về ngôn ngữ. Đây là trí thông minh của các phóng viên, nhà văn, người kể chuyện, các nhà thơ và luật sư.

Loại thứ hai, thông minh logic toán học, là trí thông minh đối với những con số và sự logic. Đây là trí thông minh của các nhà khoa học, kế toán viên và những người lập trình máy tính.

Trí thông minh về không gian là loại năng lực thứ ba, liên quan đến việc suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo những góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan. Đó là mảnh đất sáng tạo của các kiến trúc sư, nhà nhiếp ảnh, nghệ sỹ, các phi công và các kỹ sư cơ khí máy móc.

Loại thông minh về âm nhạc là loại năng lực thứ tư. Đặc điểm cơ bản của trí thông minh loại này là khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu nhịp điệu.

Loại thông minh thứ năm, khả năng vận động thân thể, là loại thông minh của chính bản thân cơ thể. Nó bao gồm tài năng trong việc điều khiển các hoạt động thân thể của con người và cả trong thao tác cầm nắm các vật thể một cách khéo léo. Các vận động viên thể thao, những người làm nghề thủ công, thợ cơ khí và các bác sỹ phẫu thuật là những người sở hữu khả năng này.

Loại thông minh thứ sáu là năng lực tương tác. Đây là năng lực hiểu và làm việc được với những người khác. Đặc biệt, loại thông minh này yêu cầu có khả năng cảm nhận và dễ chia sẻ với tâm trạng, tính cách, ý định và mong muốn của những người khác. Thuyền trưởng trên một chiếc tàu đi biển cần phải có loại trí thông minh này. Nó cũng cần cho một nhà quản lý của một tổng công ty lớn.

Loại trí thông minh thứ bảy là năng lực tự nhận thức bản thân hay trí thông minh nội tâm. Một người có sở trường về loại trí tuệ này có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của chính bản thân mình, phân biệt được giữa nhiều loại trạng thái tình cảm bên trong và sử dụng chính những hiểu biết về bản thân mình để làm phong phú thêm và vạch ra hướng đi cho cuộc đời. Các thí dụ về những người có trí thông minh thiên về kiểu này gồm có các nhà cố vấn, nhà thần học, những doanh nhân.

2. Trí thông minh không gian (Suy nghĩ bằng con mắt tư duy của bạn)

  • 25 cách phát triển trí thông minh không gianHãy sử dụng những cuốn từ điển bằng hình ảnh, chơi trò tic−tac−toe trong không gian ba chiều hoặc những trò chơi khác có sử dụng tư duy về hình ảnh không gian.
  • Hãy chơi trò xếp hình, trò chơi rubic, trò mê cung hoặc các trò chơi khác về không gian.
  • Mua phần mềm đồ họa, tập thiết kế. Tập vẽ và sáng tạo hình ảnh trên máy tính.
  • Học chụp ảnh và sử dụng máy quay phim để ghi lại những ấn tượng về hình ảnh của bạn.
  • Hãy mua máy quay phim, máy ghi hình và tự sáng tạo những bộ phim về các hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
  • Xem các bộ phim và chương trình vô tuyến truyền hình, đồng thời để ý tìm hiểu cách sử dụng ánh sáng, cách di chuyển máy quay, cách bố trí màu sắc và các thành phần khác có liên quan đến quá trình tạo dựng hình ảnh.
  • Bạn thử trang trí lại bên trong hoặc làm đẹp lại phong cảnh bên ngoài ngôi nhà của bạn.
  • Hãy tạo ra một thư viện cá nhân để lưu lại những hình ảnh mà bạn yêu thích khi xem báo, tạp chí.
  • Học và rèn luyện những kỹ năng định hướng trong các cuộc dã ngoại.
  • Nghiên cứu về môn hình học.
  • Tham gia các lớp học vẽ, điêu khắc, học tô màu, chụp ảnh, quay phim, thiết kế đồ họa hoặc một vài lớp học nghệ thuật về hình họa khác tại các trường đại học hoặc những trung tâm hướng nghiệp ở địa phương mà bạn đang sinh sống.
  • Học một ngoại ngữ mang tính tượng hình nào đó, chẳng hạn như tiếng Trung Quốc.
  • Hãy sử dụng các ý tưởng, tư duy không gian ba chiều của bạn vào công việc sáng tạo hoặc vào các dự án khác.
  • Học cách sử dụng và diễn đạt bằng hệ thống các biểu đồ, cấu trúc hình cây, các sơ đồ và những kiểu cấu trúc biểu đạt bằng hình ảnh khác.
  • Mua một quyển từ điển bằng hình ảnh và sử dụng nó để tìm hiểu xem các thiết bị máy móc thông thường và các đối tượng khác hoạt động như thế nào.
  • Hãy thử khám phá khoảng không xung quanh bạn bằng cách bịt mắt lại và để một người khác hướng dẫn bạn đi quanh ngôi nhà hoặc khoảng sân của nhà bạn.
  • Luyện tập cách tìm kiếm, phát hiện ra những hình ảnh và cảnh tượng trong các đám mây, từ những vết nứt trên tường hoặc trong những bối cảnh nhân tạo hay tự nhiên tương tự khác.
  • Tập phát triển kỹ năng sử dụng hình ảnh và biểu tượng để ghi lại những điều cần lưu giữ (sử dụng các mũi tên, vòng tròn, các hình sao, hình xoắn ốc, các mã màu, những bức tranh và các kiểu tượng hình khác).
  • Gặp gỡ các kỹ sư cơ khí, kiến trúc sư, họa sỹ hoặc nhà thiết kế để xem cách họ vận dụng khả năng không gian trong công việc của họ như thế nào.
  • Dành một khoảng thời gian nhất định để tham gia thực hiện các hoạt động nghệ thuật cùng với gia đình hay bạn bè.
  • Hãy nghiên cứu, khảo sát bản đồ về thị trấn và đất nước bạn, sơ đồ các tầng trong nhà bạn và các hệ thống mô tả hình ảnh khác.
  • Xây dựng các cấu trúc, hình khối khác nhau bằng cách sử dụng bộ đồ chơi xếp hình, các loại đất nặn, các khối không gian hoặc các vật thể lắp ráp khác trong không gian.
  • Nghiên cứu về các hiện tượng gây ảo giác quang học (thường có trong sách đố vui, tại các bảo tàng khoa học hay trong các thứ đồ chơi gây ảo giác thị giác...).
  • Bạn hãy thuê, mượn hoặc mua các băng video có tên “Hướng dẫn thực hiện” mô tả những khu vực đặc biệt mà bạn quan tâm, yêu thích.
  • Hãy phối hợp với người khác để vẽ, chụp ảnh và lập ra những biểu đồ trong các văn bản, các dự án và trong các buổi trình diễn, giới thiệu một vấn đề nào đó.

3. Trí thông minh âm nhạc (Phát triển năng khiếu âm nhạc của bạn)



25 Cách phát triển trí thông minh âm nhạc của bạnHãy hát ngay cả khi bạn đang tắm hoặc đang đi lại.
  • Chơi trò Name that Tune (Gọi tên giai điệu) hoặc những trò chơi âm nhạc khác với bạn bè.
  • Đến tham dự những buổi hòa nhạc hoặc những buổi biểu diễn ca nhạc.
  • Tích cực sưu tầm những bản nhạc yêu thích và nghe chúng hàng ngày.
  • Tham gia vào đội hợp xướng của nhà thờ hoặc đội hợp xướng của khu phố.
  • Thực hiện những bài học nhạc tiêu chuẩn bằng nhạc cụ nào đó.
  • Làm việc với các bác sỹ chuyên chữa bệnh bằng âm nhạc.
  • Mỗi tuần dành ra một giờ để lắng nghe những thể loại âm nhạc lạ tai như nhạc jazz, nhạc đồng quê, nhạc cổ điển, dân ca, nhạc quốc tế hoặc các dòng nhạc khác.
  • Hình thành thói quen ca hát trong thời gian sinh hoạt gia đình.
  • Mua một cây đàn organ điện tử, học những giai điệu và những hợp âm đơn giản.
  • Mua những nhạc cụ gõ nhịp tại các cửa hàng đồ chơi và chơi theo nhịp điệu để có một nền tảng âm nhạc ban đầu.
  • Tham gia một khóa học thẩm định âm nhạc hoặc lý thuyết nhạc tại một trường đại học nơi bạn sinh sống.
  • Đọc các bài phê bình âm nhạc trên các báo, tạp chí và tạp chí chuyên ngành.
  • Tình nguyện hát ở nhà dưỡng lão, ở bệnh viện hoặc ở trung tâm chăm sóc sức khỏe thường xuyên.
  • Tạo một bối cảnh âm nhạc trong quá trình học tập, làm việc, khi dùng bữa hoặc vào một số khoảng thời gian khác tương đối yên tĩnh trong ngày.
  • Có những cuộc thảo luận với bạn bè về đề tài âm nhạc.
  • Đọc tiểu sử của những nhà soạn nhạc và ca sỹ nổi tiếng.
  • Lắng nghe các giai điệu trữ tình xuất hiện một cách tự nhiên như tiếng chim hót, tiếng ồn ào của máy giặt hoặc những nhịp chân bước.
  • Khám phá lại các thể loại âm nhạc mà bạn yêu thích khi bạn còn là một đứa trẻ.
  • Sáng tạo ra những giai điệu của riêng bạn.
  • Làm những cuốn tự truyện âm nhạc của bạn bằng cách sưu tập những đoạn băng ghi âm các giai điệu từng phổ biến rộng rãi vào các thời kỳ khác nhau trong cuộc đời bạn.
  • Lập danh sách tất cả các bản nhạc bạn nghe được trong thời gian một ngày, từ bản nhạc nền nhẹ được phát ở siêu thị cho đến chương trình âm nhạc trên truyền hình hoặc đài phát thanh.
  • Mua những thiết bị công nghệ cao (như thiết bị âm nhạc giao tiếp với máy tính MIDI, phần mềm máy tính). Những thứ đó cho phép bạn có thể tự học lý thuyết âm nhạc hoặc có thể chơi các nhạc cụ ngay trên máy tính.
  • Thường xuyên ca hát với gia đình hoặc bạn bè từ một đến hai giờ mỗi ngày, trong những buổi gặp mặt, vui chơi.
  • Tham gia học các chương trình đặc biệt đào tạo ngắn hạn về âm nhạc của hãng Suzuki, Kodasly, Orff-Schulwerk và các hệ thống của Dalcroze

4. Trí thông minh vận động cơ thể (“Sự thông thái” của cơ thể bạn)

25 Cách phát triển trí thông minh vận động cơ thểTham gia các nhóm cùng làm việc hoặc những đội thể thao cộng đồng (như đội bóng ném, bóng rổ, bóng đá hoặc các môn thể thao đồng đội khác).
  • Tập luyện những môn thể thao như bơi, trượt tuyết, golf, tennis hay các môn thể dục.
  • Học những môn võ đối kháng như Aikido, Judo hoặc Karatedo.
  • Luyện tập thường xuyên và giữ lấy những ý tưởng đã nảy sinh trong quá trình tập luyện.
  • Học các môn thủ công như nghề mộc, chạm khắc, dệt hay thêu đan.
  • Tham gia các lớp ở một trung tâm cộng đồng để học cách làm việc với đất, đá.
  • Học Yoga hay một môn thể thao giúp thư giãn cơ thể và tăng cường nhận thức.
  • Chơi các trò chơi điện tử đòi hỏi phải có phản ứng nhanh.
  • Học các lớp khiêu vũ hiện đại, cổ điển, ba lê hay những điệu vũ khác hoặc sử dụng thời gian tham gia các hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
  • Làm các công việc thủ công theo sở thích của bạn khi ở nhà như làm vườn, nấu ăn, trang trí nhà cửa.
  • Học ngôn ngữ dấu hiệu hoặc chữ nổi.
  • Bịt mắt và để một người dẫn dắt bạn khám phá thế giới xung quanh bằng tay.
  • Lắp ráp các vật thể có kết cấu khác nhau (vải, đá mềm, giấy nhám v.v...).
  • Đi trên các gờ hoặc bờ viền mép đường hoặc trên các thanh xà thăng bằng để cải thiện khả năng giữ thăng bằng của bạn.
  • Làm huấn luyện viên cho một đội bóng chày hoặc một nhóm hay cá nhân chơi thể thao.
  • Tự tập nâng tạ hay aerobic dưới sự theo dõi của một bác sỹ hay câu lạc bộ sức khỏe.
  • Chơi trò đố chữ với bạn bè hoặc người thân.
  • Hãy tập trung quan tâm đến những hoạt động nhận thức − cảm giác giúp bạn có thêm những cảm nhận và nhận thức trên cơ thể.
  • Làm việc với bác sỹ chuyên khoa tâm lý như Rolting, Alexander hoặc làm bài tập Feldenkrais.
  • Học cách massage cho người khác hoặc tự massage cho mình bằng cách sử dụng phương pháp bấm huyệt, nội công hoặc các phương pháp xoa bóp khác.
  • Phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt bằng cách chơi bowling, ném bóng chày hoặc trò tung hứng.
  • Học các kỹ năng đòi hỏi có xúc giác tốt và khéo léo như đánh máy chữ hay chơi nhạc cụ.
  • Lưu giữ những hình ảnh vận động xuất hiện trong giấc mơ và những mộng tưởng ban ngày của bạn.
  • Tham gia lớp diễn xuất, kịch câm hay tham gia các nhóm biểu diễn tạp kỹ ở địa phương.

Tạo ra các thói quen hàng ngày đòi hỏi sự uyển chuyển như nghệ thuật trà đạo của Nhật.

5. Trí thông minh logic (Khả năng khoa học và toán học của bạn)

25 Cách phát triển trí thông minh logic toán họcChơi các trò chơi logic toán học (Go, Clue, Dominoes) với những người bạn hoặc người thân trong gia đình.

  • Học cách sử dụng bàn tính.
  • Giải các câu đố logic và các vấn đề về trí não.
  • Luôn có một máy tính điện tử để tính toán các vấn đề toán học mà bạn gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
  • Học một ngôn ngữ máy tính như: LOGO, BASIC hoặc PASCAL.
  • Mua một bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học hoặc một bộ dụng cụ khoa học khác và tiến hành một vài thí nghiệm.
  • Thảo luận cùng gia đình về toán học, các khái niệm hoặc các sự kiện khoa học khác.
  • Tham gia một khóa học về khoa học cơ bản hoặc toán học ở trường đại học, trung tâm cộng đồng hoặc mua một cuốn sách hướng dẫn tự học.
  • Thực hành tính toán đơn giản bằng cách tính nhẩm.
  • Đọc một đoạn về kinh doanh trên tờ báo hàng ngày và tìm hiểu các khái niệm về tài chính và kinh tế mà bạn chưa biết rõ.
  • Đọc những khám phá và những tìm tòi về khoa học hoặc toán học nổi tiếng.
  • Thăm một bảo tàng khoa học, nhà mô hình vũ trụ, bể nuôi sinh vật cảnh hoặc các trung tâm khoa học khác.
  • Học cách sử dụng phương pháp heuristic (thử và sai) trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới toán học.
  • Hình thành các nhóm thảo luận hoặc nhóm học tập để thảo luận về những khám phá khoa học gần đây và những vấn đề liên quan của chúng tới cuộc sống hàng ngày.
  • Xem các phim tài liệu, phim khoa học ghi lại quá trình hình thành các khái niệm khoa học quan trọng.
  • Đánh dấu những khái niệm khoa học mà bạn không quen thuộc hoặc không hiểu rõ.
  • Chú ý các biểu thức toán học không quen thuộc mà bạn tìm thấy trong lúc đọc sách và tìm lời giải nghĩa trong sách giáo khoa hoặc từ những người am hiểu về vấn đề này.
  • Tự bạn ghi âm khi bạn nói to về lời giải một bài toán khó.
  • Nhận biết và xác định các nguyên lý khoa học đang diễn ra xung quanh nhà và hàng xóm của bạn.
  • Đặt mua dài hạn một ấn phẩm về khoa học.
  • Không tránh né những vấn đề có liên quan đến toán học mà bạn gặp phải trong cuộc sống hàng ngày (chẳng hạn việc vẽ một hình chóp, quyết toán sổ tài chính hoặc xác định tỷ lệ lãi suất cho vay, v.v…).
  • Hãy sắm một ống kính thiên văn, một kính hiển vi hoặc những công cụ khuếch đại khác và sử dụng nó để khám phá những thứ xung quanh bạn.
  • Hãy dạy toán hoặc những khái niệm khoa học khác cho một người nào đó ít hiểu biết hơn bạn về mặt này.
  • Đến thăm quan một phòng thí nghiệm hoặc một môi trường có sử dụng toán học hoặc các khái niệm khoa học.
  • Hãy sử dụng cái đầu và bộ óc, hoặc những tài liệu cụ thể khác để học các khái niệm toán học mới.
  • Thành lập một nhóm ủng hộ, giúp đỡ những người có ác cảm với toán học.

6. Trí thông minh tương tác cá nhân (Mở rộng hiểu biết xã hội của bạn)


25 Cách phát triển trí thông minh tương tác cá nhânMua một quyển sổ nhỏ, điền vào đó tên các mối giao tiếp trong công việc, bạn bè, người quen, họ hàng và hãy luôn giữ liên lạc với họ.
  • Mỗi ngày (hoặc mỗi tuần) quyết định gặp một người bạn mới.
  • Tham gia vào một nhóm tình nguyện hay nhóm cứu trợ (như câu lạc bộ Rotary, Hòa bình xanh, Chữ thập đỏ).
  • Dùng mười lăm phút mỗi ngày thực hành cách nghe chủ động với vợ/chồng hoặc bạn thân của bạn.
  • Tổ chức một bữa tiệc và mời ít nhất ba người bạn mới.
  • Thường xuyên tham gia vào những buổi tâm lý liệu pháp theo nhóm hoặc gia đình.
  • Giữ vai trò lãnh đạo trong một nhóm hoặc trong cộng đồng mà bạn quan tâm.
  • Bắt đầu mô hình chung sức của chính bạn.
  • Đăng ký một khóa học về những kỹ năng giao tiếp xã hội.
  • Cộng tác với một hay nhiều người có mối quan tâm chung (may chăn, viết báo, làm vườn, v.v…).
  • Thường xuyên có những buổi họp gia đình.
  • Giữ liên lạc với người khác qua Internet.
  • Tổ chức một buổi đóng góp ý kiến ở nơi làm việc của bạn.
  • Học nghệ thuật giao tiếp xã hội qua các sách dạy giao tiếp và thảo luận về các tài liệu đó với một người giao tiếp giỏi.
  • Khởi xướng cuộc nói chuyện với mọi người ở nơi công cộng (hiệu sách, siêu thị, khu vực đón khách hàng không, v.v…).
  • Bắt đầu trao đổi thư từ với bạn bè trong nước hoặc thế giới.
  • Tham gia những cuộc họp mặt gia đình, ở trường học, công sở.
  • Tham gia những trò chơi hợp tác ngoài trời cùng với gia đình và bè bạn.
  • Làm quen với những người thuộc nền văn hóa “chúng ta” (người Mỹ bản địa, người Nhật, người Mỹ Latinh) và tích hợp những đặc điểm tốt nhất trong phong cách sống hòa đồng của họ vào cuộc sống của bạn.
  • Tham gia vào một nhóm cho phép bạn gặp gỡ những người bạn mới (câu lạc bộ độc thân, tổ chức đi bộ đường dài, nhóm học tập, v.v…).
  • Xung phong dạy, làm gia sư hoặc hướng dẫn người khác thông qua một tổ chức tình nguyện hoặc một nhóm cứu trợ.
  • Dùng mười lăm phút mỗi ngày trong một hoặc hai tuần quan sát xem mọi người tương tác với nhau như thế nào ở nơi công cộng (góc phố, trạm xe lửa, cửa hàng bách hóa, v.v…).
  • Tăng cường mối quan hệ với những người xung quanh, bắt đầu từ ngay với gia đình và bạn bè, mở rộng việc làm này trong cộng đồng, đất nước của bạn và cuối cùng là trên toàn thế giới.
  • Học theo phong cách sống của những người có khả năng giao tiếp xã hội nổi tiếng (ví dụ như những người làm công tác từ thiện, những nhà cố vấn, các nhà chính trị, nhân viên xã hội) thông qua tiểu sử, phim ảnh và phương tiện khác.

7. Trí thông minh nội tâm (Phát triển nhận thức bản thân của bạn)

25 Cách phát triển trí thông minh nội tâmNhờ các chuyên gia tâm lý tư vấn theo cách thức tư vấn cá nhân hoặc tâm lý trị liệu.
  • Tìm hiểu về bản ngã trong tâm lý học phương Tây và triết học phương Đông.
  • Học cách thiền định.
  • Nghe đài và băng cát xet liên quan đến nội dung này.
  • Viết tự truyện.
  • Tạo cho mình trình tự hoặc nghi thức hồi tưởng cá nhân.
  • Thường xuyên ghi lại và làm sáng tỏ giấc mơ của mình.
  • Đọc những quyển sách về sự tự lực.
  • Tạo một không gian yên tĩnh trong nhà dành cho việc kiểm nghiệm nội tâm.
  • Tự học một số điều mới như một kỹ năng, ngoại ngữ hoặc kiến thức trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.
  • Bắt đầu công việc kinh doanh của chính bạn.
  • Phát triển mối quan tâm hoặc sở thích khác với những người xung quanh.
  • Đăng ký lớp học về tính quyết đoán hoặc giữ vững sự tự tin.
  • Làm một bài trắc nghiệm với mục đích xác định những điểm yếu và điểm mạnh đặc biệt của bạn trên mọi lĩnh vực.
  • Đặt ra những mục tiêu trước mắt và lâu dài cho bản thân, sau đó theo đuổi chúng.
  • Tham dự một cuộc hội thảo với mục đích cung cấp kiến thức về bản thân hoặc “cái Tôi” của bạn (ví dụ như tổng hợp về tinh thần, phân tích chuyển hóa, kịch tâm lý, nghiên cứu tổng thể hoặc các trường phái nghiên cứu tâm lý khác).
  • Viết nhật ký ghi lại những ý nghĩ, cảm xúc, mục tiêu và ký ức của bạn.
  • Nghiên cứu tiểu sử và tự truyện của các nhân vật nổi tiếng có tính cách mạnh mẽ.
  • Hàng ngày thực hiện những hoạt động nhằm nâng cao tính tự tôn (tích cực khích lệ bản thân, khẳng định sự thành công của mình).
  • Tham dự các hoạt động tôn giáo một cách thường xuyên.
  • Làm điều bạn thích ít nhất một lần một ngày.
  • Tìm ra “bí ẩn” trong tính cách của bạn và thử sống cùng nó trong thế giới.
  • Hãy giữ một chiếc gương cầm tay để nhìn vào đó khi bạn ở trong những tâm trạng hoặc trạng thái tinh thần khác nhau.
  • Mỗi tối dành ra mười phút để xem xét những ý nghĩ và cảm xúc tinh thần khác nhau mà bạn trải qua trong ngày.
  • Dành thời gian nói chuyện với những người có ý niệm bản thân bền vững và lành mạnh./.