Nhưng bạn đã nhầm, thực tế là có rất nhiều điều sai lầm trong nền kinh tế tự do. Không những nó không hoàn hảo và không phải là một phương pháp khoa học, thể chế này còn bộc lộ nhiều sai sót về cách vận hành nền kinh tế và xã hội. Hơn thế nữa, có những cách khác để vận hành nền kinh tế mà truyền thông không thèm ngó ngàng đến.
Trong tóm tắt này chúng ta sẽ tìm ra những khiếm khuyết của thị trường tự do tư bản và tìm hiểu những cách giúp chúng ta tìm ra các phương pháp thay thế hữu hiệu hơn. Sau khi đọc xong những vấn đề được trình bày trong sách, quan điểm kinh tế học của bạn sẽ vĩnh viễn thay đổi.
Chắc hẳn bạn còn nhớ cơn khủng khoảng kinh thế quét qua toàn cầu vào năm 2008. Hẳn bạn cũng nhớ rằng các tháng ngay sau, học giả kinh tế – ngoại trừ ngành ngân hàng- là một nghề ít được tin tưởng nhất trên thế giới. Tuy rằng phản ứng dữ dội này có phần bất công với các nhà kinh tế học, nó hoàn toàn có thể hiểu được khi họ đã có thái độ cao ngạo trong các năm trước đó. Đơn giản là họ đã tự cao thái quá.
Một dấu hiệu cho thấy sự tự cao của họ chính là niềm tin rằng chỉ có họ có thể hiểu được sự phức tạp của các thuyết kinh tế. Từ đó dẫn đến việc họ bãi bỏ bất cứ ý kiến nào phê bình phương pháp của họ, họ cho rằng các phê bình này quá đơn giản.
Thực tế là 95% nền tảng của kinh tế học đều là kiến thức cơ sở chứ không hề phức tạp như ta vẫ tưởng.
Cũng giống như khi bạn đến một nhà hàng, bạn không cần phải là một chuyên gia dịch tễ học để biết tiêu chuẩn vệ sinh. Kinh tế học cũng vậy, ai cũng hiểu được những nguyên tắc cơ bản. Suy cho cùng, bạn chẳng cần phải trở thành thống đốc ngân hàng nhà nước mới biết rằng không nên đem hết tiền đi đầu tư mạo hiểm.
Sự cao ngạo này cũng dẫn đến việc các thuyết kinh tế mới bị gạt ra khỏi hệ thống đào tạo chính thống.
Trong vài thập kỷ qua, lý thuyết thị trường tự do tân cổ điển thống trị ngành kinh tế học.Thuyết này giả định rằng mỗi cá nhân trong xã hội đóng vai trò như một tác nhân ích kỷ và lý trí, họ luôn đưa ra các quyết định kinh tế dựa trên việc tính toán lợi nhuận cho bản thân. Ngành nghề kinh tế đã coi lý thuyết này gần như là một môn khoa học tự nhiên. Từ đó, họ tập trung vào quy phạm lý thuyết hơn là ứng dụng thực tiễn của lý thuyết này.
Trên thực tế, kinh tế học không phải là một bộ môn khoa học tự nhiên khách quan (giống như vật lý) mà là một bộ môn khoa học xã hội. Điều này có nghĩa là có nhiều lý thuyết tương đương hoặc có khả năng thay thế hoàn toàn thuyết thị trường tự do. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về những khiếm khuyết của thuyết thị trường tự do.
3: Cho dù các nhà kinh tế học nói gì đi nữa thì mỗi cá nhân cũng không thể tự mình đưa ra các quyết định kinh tế một cách hoàn toàn lý trí
Quay lại năm 1997, hai nhà kinh tế học Robert Merton và Myron Scholes giành được giải Nobel trong lĩnh vực của họ. Thuyết của họ xây dựng trên quan điểm rằng khi đưa ra các quyết định kinh tế như nên đầu tư tiền vào đâu hay nên mua cái gì – con người hoàn toàn dựa vào lý trí.
Sau khi giành giải thưởng cao quý, họ hào hứng đem lý thuyết của mình ứng dụng vào đầu tư. Tuy nhiên, thay vì thành công trong kinh doanh, các công ty của họ liên tục thua lỗ và phá sản, không phải một mà hai lần trong khoảng hơn 10 năm.
Thất bại của Merton và Scholes dạy cho chúng ta một điều quan trọng, rằng con người không phải lúc nào cũng hành động một cách lý trí.
Tại sao?
Để có một quyết định hoàn toàn lý trí, mỗi cá nhần cần xem xét kỹ càng từng chi tiết. Thí dụ như khi cân nhắc nên đầu tư tiền tiết kiệm vào đâu, chúng ta cần biết tất cả các tình huống có thể xảy ra. Chỉ khi có đầy đủ các thông tin này, chúng ta mới đưa ra được lựa chọn tốt nhất.
Trong thế giới hiện đại, nắm bắt được thông tin và lường trước được mọi tình huống trước khi quyết định là điều không tưởng, chính vì vậy các lựa chọn chúng ta đưa ra không thể nào là lý trí.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng là hành động hoàn toàn cảm tính. Chúng ta tuân theo những giới hạn lý trí nhất định. Chúng ta cố gắng hết sức dựa trên lý trí, nhưng không có đủ năng lực trí tuệ để đưa ra một quyết định hoàn hảo. Nếu vậy thì làm sao chúng ta thay đổi tư duy kinh tế để thích nghi với điều này?
Nhằm giúp chúng ta quyết định sáng suốt hơn, chính phủ cần can thiệp vào thị trường để hạn chế các lựa chọn. Nếu chúng ta hiểu được các lựa chọn và những tác động của chúng, chúng ta sẽ đưa ra những quyết định tốt hơn. Thực tế sự can thiệp của chính phủ đã đem lại lợi ích cho các lĩnh vực khác. Chẳng hạn như nhà cầm quyền ngăn chặn sự tràn lan của các loại thuốc mà chúng ta không rõ tác dụng phụ hoặc các loại xe không đảm bảo an toàn. Vậy tại sao lại không đưa những pháp chế này vào lĩnh vực tài chính.
4: Con người không hoàn toàn ích kỷ, chúng ta thường hành động trên lòng vị tha
Đã bao giờ bạn định quỵt tiền taxi chưa? Bởi trừ khi tài xế có sức mạnh như Usain Bolt, khả năng cao là bạn sẽ cao chạy xa bay trước khi anh ta có thể tóm được bạn. Ấy thế mà mặc dù bạn không ít lần nghĩ về việc này, bạn luôn bỏ qua ý nghĩ đó và thanh toán tiền cước đầy đủ.
Tưởng chừng thanh toán tiền cước taxi là một việc hợp lý nên làm, các nhà kinh tế học theo thuyết thị trường tự do sẽ cho rằng việc đó chẳng lý trí chút nào. Họ lý luận rằng chúng ta được lập trình để hành động một cách ích kỷ, do vậy chúng ta luôn luôn tìm cách quỵt tiền khi có thể. Giải thích cho việc làm thiếu lý tính này, các nhà kinh tế học của thuyết thị trường tự do chỉ ra rằng hành động của chúng ta bị tác động bởi những khen thưởng và kỷ luật ẩn. Chúng là những khoản phí tổn và lợi tức mà có lẽ không rõ ràng trước mắt nhưng lại có ảnh hưởng lâu dài đến chúng ta.
Lý do chúng ta luôn luôn móc túi tiền để trả cưới taxi là vì chúng ta không muốn mang tiếng là kẻ quỵt tiền ranh mãnh. Một kẻ với tiếng tăm như vậy sẽ bị các tài xế tránh xa và chẳng bao giờ có thể gọi một chiếc taxi nào khác. Tuy nhiên, rõ ràng thuyết khen thưởng và kỷ luật ẩn này chẳng có nghĩa lý gì trong một xã hội mà ai ai cũng ích kỷ.
Quay lại ví dụ về việc trả cước taxi. Nếu bạn chạy trốn thì việc trừng phạt sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào người tài xế. Anh ta sẽ phải đuổi theo bạn để đòi tiền cước và có lẽ nhân tiện chụp lại mặt bạn để các tài xế khác biết đường tránh. Đuổi theo chúng ta đồng nghĩ bỏ xe không có ai trông nên sẽ có thể bị người khác phá hoặc trộm xe.
Nếu anh tài xế chỉ nghĩ cho lợi ích của anh ta thì việc đuổi theo bạn chẳng có lợi lộc gì. Số tiền bạn quỵt có lẽ chẳng đáng là bao. Mà tại sao anh ta lại phải vất vả rượt bạn để giúp các tài xế khác?
Sự thật là chúng ta trả tiền đi taxi vì chúng ta có những mối quan tâm khác, như tính trung thực, danh dự, sự tôn trọng và tính vị kỷ thuần túy.
5: Các nền kinh tế không trả cho người dân những gì họ xứng đáng kiếm được.
Câu nói “những gì chúng ta kiếm được phải xứng đáng với công bỏ ra” nghe có vẻ rất hợp lý phải không nào? Tuy nhiên nếu bạn đang sống ở một đất nước giàu có bạn nên suy nghĩ cho kỹ về kỳ vọng này. Bởi nếu bạn muốn được trả công ở mức thị trường cho là xác đáng thì bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mức lương của mình ngày càng tụt dốc một cách đáng báo động. Tại sao vậy?
Lý do là lương của công nhân viên chức tại các nước phát triển được bảo vệ và không chịu ảnh hưởng của thị trường. Có nghĩa rằng, lương của họ được đảm bảo luôn ở mức cao, bất kể thành tích ở nơi công sở của họ được đánh giá như thế nào. Thí dụ, công việc của bạn là gì đi nữa thì sẽ luôn có người khác, ở một nước khác chấp nhận làm với giá rẻ hơn. Bạn không bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh này bởi công việc của bạn được nhà nước bảo vệ. Nhà nước dùng chính sách thắt chặt nhập cư để quản lý lượng người từ các nước nghèo thâm nhập vào lực lượng lao động của họ. Bảo toàn được công việc nên mức lương của bạn luôn được duy trì ở mức cao.
Ví dụ này cũng cho thấy, không phải năng lực của bạn sẽ quyết định mức lương mà chính là xã hội mà bạn đang sống sẽ quyết định mức lương đó. Nếu bạn sống trong một xã hội thịnh vượng và giàu có, mức lương của bạn sẽ được kéo lên cho đồng đều với mặt bằng chung. Ngay cả khi bạn là kẻ lười biếng và ít năng suất nhất, bạn vẫn kiếm được nhiều hơn so với những nhân viên chăm chỉ ở các nước nghèo.
Thực tế bất công này cũng tồn tại trong chính bản thân các xã hội. So với những người có mức thu nhập thuộc nhóm thấp nhất trong xã hội, những người có mức thu nhập ở nhóm trên cùng sẽ kiếm được nhiều hơn so với mức họ đáng được hưởng. Lấy ví dụ như đầu những năm 90, những nhà quản lý top đầu nhận thấy mức lương của họ tăng 100 lần so với mức thu nhập trung bình. 20 năm sau, con khoảng cách đó tăng lên 400 lần.
Phải chăng là do các nhà quản lý ngày càng có giá trị hơn những công nhân bình thường? Các bằng chứng cho thấy sự thực không phải như vậy. Năng suất trung bình của các nhà quản lý không lớn hơn 400 lần so với những nhân viên bình thường. Do đó, đặt trong điều kiện thị trường, mức tăng của họ là không xứng đáng.
6: Một ngành sản xuất mạnh mẽ là điều cần thiết cho tăng trưởng kinh tế hơn so với một nền kinh tế dịch vụ hoặc một nền kinh tế công nghệ
Bạn nghĩ gì khi đi qua một nhà máy bị bỏ hoang, đổ nát? Nếu bạn sống trong một nước phát triển, thông qua truyền thông bạn sẽ liên tưởng nhà máy này với sự suy thoái kinh tế. Theo đó, bạn sẽ nghĩ ngay rằng ngành sản xuất gần như đang chết dần chết mòn ở phương Tây. Bạn đã nhầm.
Người ta thường cho rằng ngành công nghiệp đang suy thoái bởi họ đã hiểu nhầm các thống kê.
Ngay như việc số lượng công nhân làm việc trong các nhà máy ngày càng giảm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên không phải do ngành công nghiệp đang tụt dốc mà vì nó đã trở nên hiệu quả hơn.
Mặc dù vậy, nhiều nhà hoạch định chính sách đã đề nghị các nước đang phát triển nghiêm túc suy nghĩ định hướng kinh tế theo hướng phi công nghiệp và chuyển sang kinh tế dịch vụ và kinh tế tri thức. Nhưng, đây rõ ràng là một đường lối khó khăn cho kinh tế nói chung.
Hãy lấy ngành dịch dụ làm ví dụ. Kinh tế dịch vụ như bán lẻ hoặc ngành công nghệ đã lớn mạnh lên về quy mô trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên nếu chỉ dựa chính vào các ngành này, nền kinh tế sẽ đối mặt với những rủi ro đáng kể.
Một vấn đề với ngành dịch vụ là tỷ lệ tăng trưởng chậm trong năng suất. Trong hầu hết các trường hợp, sự ra tăng trong năng suất của ngành dịch vụ đồng nghĩa với việc chất lượng dịch vụ bị giảm sút. Nếu như Macbeth có hiệu suất tốt hơn, hoàn thành công việc trong 10 thì chất lượng công việc chắc chắn đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Chính vì vậy một nền kinh tế phụ thuộc vào dịch vụ sẽ có sức tăng trưởng rất thấp so với các ngành khác. Bên cạnh đó còn có nền kinh tế tri thức. Đặc điểm của nền kinh tế này là dựa vào sự sáng tạo và truyền tải thông tin. Ngay từ khi internet được sáng chế, người ta đã tin tưởng chắc rằng nền kinh tế tri thức có tiềm năng phát triển khổng lồ.
Thực chất đó chỉ là một nhận định được đánh giá quá cao. Không những không phải là một phát minh mang tính cách mạng, tầm ảnh hưởng của internet so với các phát minh trong truyền thông trước đó, chẳng đáng là bao. Chẳng hạn như máy điện báo, một phát minh rút ngắn thời gian truyền tin từ 2 tuần xuống còn 7.5 phút, nhanh hơn gấp 2,500 lần.
Còn internet thì sao? Quãng thời gian chúng ta rút ngắn được là từ 10 giấy xuống còn 2 giây, nhanh hơn 5 lần.
7: Khủng hoảng tài chính là do những nguy cơ và rủi ro có chủ ý được tích lũy trong hệ thống
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu một cách nặng nề. Nó chấm dứt một giai đoạn phát triển thịnh vượng suốt hơn một thế kỷ và đẩy nhiều công ty tài chính đến xuống vực phá sản. Tuy nhiên chính những công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng này – thí dụ như hãng bảo hiểm AIG hay ngân hàng đầu tư Lehman Brothers – lại đóng vai trò lớn trong nguyên nhân gây ra sự sụp đổ này.
Nó đã xảy ra như thế nào?
Nhiều năm trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, hệ thống tài chính đã trở nên vô cùng phức tạp. Nhằm tìm ra các sản phẩm mới để tăng giao dịch, một loại trái phiếu được tạo ra, gọi là phái sinh tài chính. Mặc dù công cụ này tạo ra lợi nhuận lớn lúc đầu, tính phức tạp của chúng ẩn chứa mức độ rủi ro lớn.
Các hợp đồng phái sinh được tạo ra bằng cách kết hợp đang dạng giữa nhiều công cụ chứng khoán ví dụ như các loại thế chấp vốn. Càng nhiều phái sinh được tạo ra từ một thế chấp ban đầu, mức độ rủi ro càng lớn.
Cũng giống như việc xây dựng một ngôi nhà dựa trên một mảnh đất nhỏ xíu. Vì bạn chẳng thể cơi nới rộng ra nên bạn quyết định xây cao lên, bạn chồng nhiều tầng lên mảnh đất nhỏ. Nếu cứ tiếp tục xây, bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra? Cứ mỗi tầng bạn xây thêm, độ bền vững của ngôi nhà sẽ giảm đi, và càng ngày nó càng trở lên lung lay.
Không chỉ có thế, một vấn đề khác là cứ mỗi một sản phẩm tài chính được tạo ra thêm từ thế chấp ban đầu, ức độ rủi ro càng lớn hơn. Hãy quay lại xem ngôi nhà chật hẹp mà cao vợi của chúng ta. Nó giống như việc càng xây lên cao chúng ta càng sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng hơn tầng dưới, thay vì xây bằng bê-tông chúng ta bắt đầu xây thêm tầng bằng nhựa và giấy. Hiển nhiên, với một cấu trúc như vậy ngôi nhà sẽ sớm bị sụp đổ.
Trong khi cuộc khủng hoảng gây thiệt hại khắp nơi trên thế giới, thiệt hại nặng nề nhất là ở những nước đã để cho thị trường của họ phát triển quá tự do trên các công cụ tài chính mới này. Ở Ireland và Latvia, cả hai nước đều mở cửa cho thị trường này chỉ vài năm trước khi nó sụp đổ, cả hai đều gánh chịu hậu quả nặng nề. Nền kinh tế Ireland trượt dốc 7.5% và Latvia 16%.
8: Các nhà kinh tế luôn hoài nghi các hoạch định kinh tế của chính phủ, nhưng các kế hoạch này đang đi vào hiện thực và đang tiến triển tốt
Chính phủ có nên can thiệp vào việc vận hành nền kinh tế? Các nhà kinh tế học theo thuyết thị trường tự so sẽ nhanh chóng phủ định điều đó. Họ tranh luận rằng sự can thiệp của nhà nước chỉ làm cho nền kinh tế trở nên hỗn loạn. Họ sẽ đưa ra những dẫn chứng hùng hồn như sự thất bại khi nền kinh tế bị kiểm soát như đã xảy ra ở Nga. Họ tuyên bố đây là kết cục không thể tránh khỏi khi nền kinh tế bị can thiệp. Mặc dù thuyết thị trường tự do có lý luận thế nào đi nữa thì thực tế là chính phủ có khả năng và vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Chính phủ luôn có được cái nhìn bao quát và nắm được các thống kê tốt hơn so với các doanh nghiệp đơn lẻ.
Sự hiểu biết này giúp chính phủ đưa ra quyết định phát triển những ngành có lợi nhuận lớn nhất. Đây chính là phương hướng phát triển của Nam Hàn. Gã khổng lồ điện tử LG ban đầu muốn tập trung phát triển ngành dệt may, nhưng chính phủ đã bác bỏ và định hướng lại cho doanh nghiệp này. Họ biết rằng công ty này sẽ đạt được thành công trong lĩnh vực điện tử và thúc LG đi theo hướng đó.
Điều này không chỉ đúng với những nước đang phát triển. Nước Mỹ cũng sớm cân nhắc kỹ lưỡng và quyết định tập trung phát triển ngành công nghệ thông tin, ngành sinh hóa và ngành chế tạo máy bay.
Nếu hoạch định của chính phủ thực sự có lợi, tại sao nước Nga Sô-Viết lại thất bại? Sự khác biệt ở đây là không ra sức kiểm soát quá nhiều.
Khi nhà nước kiểm soát mọi mặt của nên kinh tế, giống như ở các nước cộng sản, sự liên kết của nền kinh tế sẽ bị phá bỏ. Tuy nhiên, khi chỉ một vài sự trợ giúp mang tính dẫn đường trong hệ thống, chẳng hạn như những mục tiêu chung chung về chỉ số lạm phát, mức lãi suất, sẽ giúp nền kinh tế đạt được thành công nhất định.
Nhà nước đóng vai trò chiến lược như giám đốc điều hành của các công ty. Giám đốc đặt ra các mục tiêu và đảm bảo công ty của họ đi đúng hướng đã đặt ra một cách vững vàng. Mục tiêu của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế cũng giống như vậy.
9: Phúc lợi xã hội rất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
Nhiều nơi trên thế giới, các nhà kinh tế theo thuyết tự do đang kêu gọi nhà nước cắt giảm phúc lợi xã hội. Họ cho rằng việc chi trả phúc lợi xã hội như phụ cấp thất nghiệp hay bao cấp nghỉ dưỡng, chẳng khác gì chi tiền để dân không làm việc.
Khác với những gì thuyết của họ chỉ ra, thực tế chứng minh rằng phúc lợi xã hội là rất cần thiết để kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Hãy nhìn vào thị trường lao động. Ở những nước chu cấp thất nghiệp, nền kinh tế của họ năng động hơn nhiều so với các nước không có hỗ trợ này.
Nguyên nhân của việc này khá rõ ràng. Ở những nước hỗ trợ thất nghiệp ít hơn, người lao động thường xuyên đối mặt với nỗi lo mất việc. Do đó họ tìm việc ở những nơi mà họ cảm thấy công việc đều đặn và an toàn nhất. Họ đua nhau chọn những ngành nghề ổn định như chăm sóc sức khỏe hay luật. Trong khi đây là những ngành thiết yếu trong xã hội, những ngành này không đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế.
Muốn đạt được tăng trưởng, thị trường lao động cần hướng đến những ngành có độ rủi ro cao hơn và mang tính khởi nghiệp hơn. Thật không ngạc nhiên khi những quốc gia khuyến khích và hỗ trợ nhân lực dám làm, dám thất bại sẽ phát triển nhanh chóng hơn những nước khác – những nước mà cái giá phải trả cho thất bại là nghèo khó.
Trái lại với những minh chứng cho thấy phúc lợi xã hội giúp tăng trưởng kinh tế, thuyết thị trường tự do cũng có một khái niệm tương tự gọi là hiệu ứng dòng chảy.
Những người theo thuyết thị trường tự do dấn chứng rằng nếu nhà nước không đầu tư vào phúc lợi xã hội thì họ cũng không cần thu tiền thuế. Những người giàu trong xã hội sẽ trực tiếp đầu tư vào nền kinh tế. Dòng tiền này sẽ tạo nên một hiệu ứng dòng chảy khi các khoản đầu tư sẽ tạo ra tăng trưởng và công ăn việc làm.
Lý thuyết có vẻ rất hợp lý tuy nhiên ở những nơi lý thuyết này được thực hành, kết quả không được như mong đợi. Ở những nước đã áp dụng chính sách thị trường tự do như Mỹ và Anh những năm 80, tăng trưởng bị trì trệ. Và khi kinh tế ngừng phát triền, dòng tiền không tiếp tục chảy mà ứ đọng lại ở tầng lớp giàu.
Giữa năm 1979 và 2006, top 1% người có thu nhập lớn nhất nước Mỹ đã tăng hơn gấp đôi cổ phần của họ trong thu nhập quốc dân, từ 10% lên 22.9%.
10: Chúng ta nên ngừng tìm cách thay đổi các nước đang phát triển bằng những công cụ vô dụng
Nhiều chính trị gia, nhà kinh tế và các ngôi sao giải trí phương Tây cho rằng họ biết công cụ nào giúp đẩy lùi nghèo khó ở các nước đang phát triển. Cho dù họ có tự tin vào kiến thức của họ đến đâu thì dường như những quan điểm từ thế giới rất phát triển của họ về những nước nghèo đều bắt nguồn từ những ý tưởng lêch lạc.
Một quan điểm sai lầm rất phổ biến của các nhà hoạch định Phương Tây cho rằng nguyên nhân gây nên nghèo khó ở các nước đang phát triển nằm trong cấu trúc. Các nguyên nhân này bao gồm thời tiết khắc nghiệt, không gần biển hoặc do địa thế không thuận lợi. Nếu vậy chẳng phải những nước vùng núi và không cận biển như Austria và Thụy Sỹ cũng nên nghèo hay sao?
Một nhận thức sai lầm khác của phương Tây cho rằng, các nước đang phát triển không có được tinh thần khởi nghiệp năng động như ở các nước phát triển. Một lần nữa điều này hoàn toàn sai: số lượng người kinh doanh tự túc chiếm 30-50% lực lượng lao động ở các nước đang phát triển. Trong khi đó con số này ở các nước phát triển là 10%. Rõ ràng nhận định rằng ở các nước đang phát triển không có tinh thần khởi nghiệp là không xác đáng. Người Tây Phương nên tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao các nước đang phát triển lại nghèo ở ngay chính đất nước họ. Thực tế việc áp đặt chính sách thị trường tự do ở phương Tây chính là nguyên nhân gây ra nghèo khó.
Giữa những năm 60 và những năm 70, những nước nằm trong khi vực Sahara, Châu Phi có được sự tăng trưởng khá thuận lợi nhờ vào sự bảo vệ của chính phủ: ngành công nghiệp trong nước được trợ cấp và bảo vệ khỏi sự cạnh trạnh từ nước ngoài. Tuy nhiên, ngay khi phương Tây ép họ phải mở cửa nền kinh tế vào những năm 80, nền kinh tế nội địa chững lại và suy thoái.
Nếu chúng ta muốn thay đổi thực trạng này và giúp các nước đang phát triển tiến lên, chúng ta – phương Tây – cần ghi nhớ chúng ta đã trở nên thịnh vượng hơn như thế nào. Thế kỷ 19, các nước Phương tây bắt đầu bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài. Ở Mỹ, người nước ngoài không thể giữ những chức vụ lớn như giám đốc tài chính và thuế nhập khẩu hàng hóa được giữ ở múc 50%. Chẳng phải sẽ tốt hơn nếu các nước đang phát triển cũng đi theo đường lối này hay sao?
11: Chủ nghĩa tư bản không phải là trở ngại mà chính cách chúng ta áp đặt nó gây cản trở
Sau khi đọc tóm tắt này có lẽ bạn đang rất căm giận chủ nghĩ tư bản. Nhưng trước khi bạn gia nhập đảng cộng sản, bạn cần biết rằng: không phải toàn bộ chủ nghĩa tư bản đều sai lầm, chỉ một dạng thị trường – thị trường tự do tư bản chủ nghĩa.
Thực tiễn cho thấy chủ nghĩa tư bản hoạt động rất hiệu quả trong việc quản lý nền kinh tế.
Ví như động cơ lợi nhuận, hay khát vọng làm ra tiền là một động cơ hiệu quả. Rất nhiều phát minh và sáng tạo được tạo ra từ chính khát vọng gây dựng nhưng doanh nghiệp thành công.
Không những thế, chủ nghĩa tư bản còn là một cách hữu hiệu để điều phối nền kinh tế. Thị trường là chỗ để đảm bảo nguồn nhân lực lao động và nguồn vốn được quay vòng đến nơi mà chúng được cần đến nhất. Nếu thị trường không điều tiết nhân lực đến đúng nơi, đúng việc, chúng ta sẽ mắc kẹt trong một hệ thống thừa ngôi sao nhạc rock mà thiếu thợ sửa ống nước.
Mặc dù chủ nghĩa tư bản có thể mang lại những lợi thế vô cùng lớn, nó cũng có thể là mối nguy hại một khi chúng ta không quản lý nó một cách hợp lý.
Chúng ta có thể coi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa như một chiếc xe hơi. Nếu một chiếc xe được làm ra mà không có các chức năng an toàn, như phanh hay dây bảo hiểm thì sớm hay muộn chiếc xe sẽ gây tai nạn và làm nhiều người bị thương.
Thật không may là phương pháp nổi trội trong chủ nghĩa tư bản đề ra việc chúng ta nên tạo ra một hệ thống tự do, không có sự quản lý. Tuy nhiên chúng ta có những lựa chọn khác. Thoát lý khỏi thị trường tự do và xây dựng một hệ thống tốt hơn, công bằng hơn, an toàn hơn chủ nghĩa tư bản là hoàn toàn có thể.
Một cách là chúng ta có thể vận dụng khái niệm giới hạn lý trí – chúng ta sẽ đưa ra những lựa chọn tốt hơn khi chỉ có các lựa chọn trong một phạm vi nhất định.
Để làm được điều đó, chúng ta cần trao quyền cho chính phủ trong việc vận hành nền kinh tế. Các quyền này bao gồm quyền hạn chế các ngân hàng không tạo ra các sản phẩm đầu tư có tính rủi ro cao. Từ đó, chúng ta có thể chọn các phương án mà chúng ta có đủ hiểu biết và chọn những phương án an toàn.
12: Tổng kết
Thông điệp chính của cuốn sách:
Đừng tin vào các chuyên gia kinh tế rằng thị trường tự do là cách duy nhất để quản lý nền kinh tế, có những phương án khác công bằng hơn cho chúng ta lựa chọn. Chúng ta có thể tập trung nguồn lực để tìm hiểu các phương án thay thế này nhằm tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, bình ổn hơn và bình đẳng hơn.
Bạn có thể làm gì sau khi đọc cuốn sách này?
Cẩn trọng khi chọn bầu cử cho ai
Các chính trị gia thường tìm cách lấy lòng cử tri bằng cách hứa giảm thuế. Thoạt đầu lời hứa này nghe có vẻ khả quan, nhưng hãy nhớ rằng nếu cắt thuế đồng nghĩa với việc những gì khác sẽ phải bị cắt để bù vào thất thu thuế. Nếu bạn cần đến các dịch vụ cộng đồng thì hãy xem xét bầu cho một ứng viên khác.
Các sách kinh tế nên đọc khác của Ha- Joon Chang
Kinh tế học: hướng dẫn cho người làm kinh tế thảo luận các kiến thức nền tảng một cách dễ hiểu và thuyết phục. Cuốn sách cũng xem xét lịch sử kinh tế học và những thay đổi quan trọng trong các tổ chức kinh tế toàn cầu. Qua cuốn sách này bạn sẽ học được tất cả những gì cần biết về cách vận hành nền kinh tế hiện nay.
Du Học Đồng Thịnh
Cảm ơn bản dịch của Sách Lược
Theo Blinkist