Bộ KH&ĐT dự kiến 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế đến năm 2023




Bộ KH&ĐT xây dựng 3 kịch bản dự báo cho 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023, năm 2023 đạt mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Tại dự thảo Đề án Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) xây dựng 3 kịch bản dự báo cho 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Ở cả 3 kịch bản, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 đạt mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự thảo Đề án Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn. Dự thảo đã được lấy ý kiến và sẽ báo cáo Thường trực Chính phủ trong tháng 7.

Bộ KH&ĐT cho biết, dự thảo được xây dựng trong bối cảnh rủi ro, thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô làm gia tăng áp lực, rủi ro đối với phục hồi kinh tế nước ta trong 6 tháng cuối năm 2022, và cả các năm tiếp theo.

Chỉ số CPI tháng 6/2022 nếu so với cuối năm 2021 đã tăng 3,18%, gấp hơn 2 lần so với mức tăng cùng kỳ năm 2019 (1,41%). Tính chung 6 tháng, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 6,04% so với cùng kỳ năm trước; giá nhiều hàng hóa đầu vào nhập khẩu cũng tăng cao.

Giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, cộng hưởng với đà phục hồi tiêu dùng trong nước, tạo áp lực lạm phát, chi phí sản xuất tăng cao; làm suy giảm sản xuất, chậm lại đà phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2022, giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.

3 kịch bản tăng trưởng từ nay đến 2023

Đề án sẽ phân công trách nhiệm của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn…

Trên cơ sở dự báo tình hình trong nước, quốc tế, Bộ KH&ĐT xây dựng 3 kịch bản dự báo cho 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Ở kịch bản cao: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế khoảng 4%, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 đạt mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Tại kịch bản trung bình: kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát cao hơn 4%, nhưng vẫn được kiểm soát, một số cân đối lớn không bảo đảm cân bằng, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 chỉ tiệm cận mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Với kịch bản thấp kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, nhiều cân đối lớn không bảo đảm cân bằng, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 thấp hơn mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Mỗi kịch bản đi kèm dự báo, xác định xu hướng một số nhóm chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô: an toàn nợ công, tài chính công quốc gia; ổn định tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng; lạm phát, giá cả hàng hoá; cân đối sản xuất – tiêu thụ, xuất – nhập khẩu một số nhóm hàng hoá, dịch vụ quan trọng của nền kinh tế; cân đối thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá; lao động, việc làm.

Trước đó, Bộ KH&ĐT kiến nghị Chính phủ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm khoảng 7%, cao hơn mức phấn đấu cao khoảng 0,5%, nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023.

The Ministry of Planning and Investment develops 3 forecast scenarios for the last 6 months of 2022 and 2023, in 2023, reaching the average target in the period 2021-2025 (6.5-7%).
In the draft Project on Ensuring macroeconomic stability, controlling inflation and ensuring major balances, the Ministry of Planning and Investment (MPI) developed three forecast scenarios for the last 6 months of 2022 and next year. 2023. In all three scenarios, economic growth in 2022 will reach the set target, and in 2023 will reach the average target in the 2021-2025 period (6.5-7%).

Following the Government's direction at the Government-local online conference and the Government's regular meeting in June, the Ministry of Planning and Investment developed a draft Project on ensuring macroeconomic stability, controlling inflation and secure large balances. The draft has been consulted and will be reported to the Government Standing Committee in July.

According to the Ministry of Planning and Investment, the draft was developed in the context of risks and challenges in macroeconomic stability that increase pressures and risks to our country's economic recovery in the last 6 months of 2022, and also to the whole country. the following years.

CPI in June 2022, compared to the end of 2021, increased by 3.18%, more than 2 times higher than the increase of the same period in 2019 (1.41%). Generally for 6 months, the price index of raw materials used for production increased by 6.04% over the same period last year; Prices of many imported inputs also increased.

Petrol prices, input materials increased, resonated with the recovery of domestic consumption, creating inflationary pressure, high production costs; reduce production, slow down the recovery of production and business of enterprises. From there, it is possible to affect economic growth, the results of the implementation of the socio-economic development plan in 2022 and the period 2021-2025.

3 growth scenarios from now to 2023

The scheme will assign responsibilities to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Construction, large state corporations and corporations...

On the basis of the forecast of the domestic and international situation, the Ministry of Planning and Investment develops 3 forecast scenarios for the last 6 months of 2022 and 2023. In the high scenario: the macro economy is stable, inflation is controlled by about 4%, major balances are guaranteed, economic growth in 2022 will reach the set target, in 2023 will reach the average target in the 2021-2025 period (6.5-7%).

In the medium scenario: the macro economy is basically stable, inflation is higher than 4%, but still under control, some major balances are not balanced, economic growth in 2022 will reach the set target. , 2023 is only approaching the average target in the period of 2021-2025 (6.5-7%).

With the low scenario, the macro economy will face many difficulties, inflation will increase, many major balances are not balanced, economic growth in 2022 will reach the set target, and 2023 will be lower than the average target of the period. 2021-2025 (6.5-7%).

Each scenario is accompanied by a forecast and trend determination of a number of groups of indicators on macroeconomic stability: public debt safety, national public finance; stabilize the currency and operation of the banking system; inflation, commodity prices; balance production - consumption, export - import of some important groups of goods and services of the economy; trade balance, import and export of goods; labor, employment.

Previously, the Ministry of Planning and Investment proposed that the Government strive to achieve the full-year growth target of about 7%, higher than the high target of about 0.5%, in order to create a driving force for economic growth in 2023.

* This article was originally published here