Lần cập nhật gần nhất March 3rd, 2020 – 02:47 pm
Mục đích của cuốn sách “Chiến Tranh Tiền Tệ” không phải để dạy bạn cách đầu tư, cách phân bổ tài sản hay dạy một bộ phương pháp đối phó tiền tệ điển hình. Cuốn sách này nhằm trả lời những câu hỏi từ lâu đã khiến chúng ta bối rối và chưa được giải đáp. Tại sao tiền tệ lại có xung đột?
Review (3)
Chiến Tranh Tiền Tệ – Ai thực sự là người giàu nhất thế giới.
Đúng với cái tiêu đề của nó, nội dung của sách trình bày rất rõ, chi tiết nguyên nhân, tính chất, diễn biến của cuộc chiến tranh tiền tệ đã và đang xảy ra trên khắp thế giới, cái Kim Quyền đã thay thế cho cái Vương Quyền thần thánh trong công cuộc xâm lược của các tập đoàn và các gia tộc hay những đế chế tài chính hàng đầu thế giới như IMF, WORD BANK, JP MORGAN… Tác giả đã dày công nghiên cứu và sâu chuỗi các sự kiện trên khắp thế giới từ chiến tranh thế giới thứ 1 đến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra hiện nay, tất cả đều là các công cụ của các nhà TÀI PHIỆT NGÂN HÀNG QUỐC TẾ, nhằm sắp đặt những kịch bản cho cuộc xâm lược của họ, vào các quốc gia, họ là những tổ chức đứng sau tạo ra hỗn loạn, và sau đó cũng được vinh danh như những anh hùng khi họ cũng chính là những người xây dựng lâu đài trên đống đổ nát… ngôn luận mình không có được trôi chảy, chỉ mô tả đơn giản những điều mà mình học được từ sách cơ bản như sau:
- Đầu tiên là ai thực sự là người giàu nhất thế giới ? Và vì sao bạn sẽ không bao giờ biết được điều đó bằng truyền thông đại chúng.
- Tất cả những biến cố lớn từ quy mô toàn cầu đến cấp quốc gia như chiến tranh thế giới, đảo chính Thái lan, lật đổ chính quyền, Chiến tranh Irag, Nội Chiến Mỹ, Chiến tranh vùng vịnh, Chiến tranh Việt Nam, thậm chí là dịch bệnh tràn lan, đều là các công cụ để các nhà tài phiệt dọn đường cho công cuộc xâm lược thầm lặng của họ, bằng sự sắp xếp tài tình của mình, họ tạo nên các cuộc khủng hoảng, sự sụp đổ của thị trường, mà vũ khí yêu thích của họ nhất đó chính là lạm phát, sau đó họ cũng là những thiên thần xây dựng lâu đài trên đống đổ nát. Quyền lực thần thánh của họ có thể sánh ngang chúa trời, nhưng cũng không ít lần thất bại (Chiến tranh việt nam là 1 ví dụ). Những gia tộc tiêu biểu như Rothschild, Dupont, Rockefeller,… đều là 1 phần trong thế lực đó.
- Tỷ lệ tử vong của Tổng Thống Mỹ cao hơn lính thủy đánh bộ. Nguyên nhân chính xoay quanh việc tranh giành quyền phát hành tiền tệ từ FED (Nơi phát hành ĐỒng USD, mà đứng sau là các tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới loài người như RothSchild, Rockefeller, JP Morgan, Paul Warbug , chúng ta hay lầm tưởng đồng USD do chính phủ Mỹ phát hành nhưng thực ra nó được phát hành từ FED và các đứng sau là các tập đoàn kiểm soát). Từ cái chết của Tổng thống Lincol đến Kenydy… tất cả đều sáng tỏ sau khi đọc quyển sách này.
- Lạm phát là gì? Vì sao nó là vũ khí yêu thích của họ trong công cuộc xâm lược tài chính? Vì sao và khi nào Ngân Hàng Nâng Lãi suất, Khi nào hạ Lãi suất, nó tác động như thế nào đến thị trường Nhà Đất.
- Khi nào giá vàng Tăng (hoặc giảm), và vì sao ? Nó liên quan như thế nào đến khủng hoảng?
- Vì sao Mỹ thất bại trên chiến trường Việt nam? Bật mỹ là Tổng Thống Jonhson (Người kế vị Kenedy) dưới sự dàn xếp của các nhà tài phiệt, đã thua trên chiến trường vàng lúc đó (cụ thể đọc sẽ hiểu), họ chán nản và rút binh, chứ ko phải chúng ta tài giỏi thần thánh gì ghê gướm đâu, tuy nhiên cũng ko phủ nhận công của bộ đội và nhân dân chúng ta, âu đó cũng là ý trời.
Sức mạnh của đồng USD và Dầu mỏ.- Lý giải được hầu hết các học thuyết âm mưu từ trước đến nay một cách tài tình và dễ hiểu.
- Cách các nhà tài phiệt hối lộ một cách bí mật và tài tình cho chính phủ các nước, sau khi kí vào hợp đồng cho vay từ IFM và WORD BANK hoặc các hợp đồng bán khoáng sản và tài nguyên quốc gia. (Có ghi phần trăm đàng hoàng nha).
- Vì sao Thụy Sĩ là nơi yên bình duy nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2? Trong khi nơi nơi đều là súng đạn.
- Hitler không Ác ĐỘC và là 1 con bài của họ trong công cuộc tạo ra khủng hoảng, được các nhà Ngân Hàng quốc tế tài trợ, với tài lực hùng hậu, hitler tha hồ đi bắn giết những nơi mà họ chỉ đạo, và ông ta ko ác như chúng ta nghĩ từ xưa đến nay.
- Những thứ được học từ sách vở, phần lớn thật giả dối và nhỏ bé (hoặc tầm nhìn tác giả còn hạn hẹp)
- Vì sao Việt nam sẽ trở thành điểm sáng trong tương lai? Là trung tâm của các chính sách Châu Á? (cái này tự suy, không có nói rõ trong sách)
Và hàng tá hàng tá các vấn đề khác nữa mà mình không có thời gian nói hết lên đây, thật là một quyển sách tuyệt vời, lối hành văn hấp dẫn, kết nối kiến thức và thông tin tuyệt vời, mang đến sự thật và khối kiến thức hùng hậu cho việc tiếp thu và làm giàu của người đọc…
– Nguyễn Minh Khánh
RẢNH RỖI NÊN ĐỌC GÌ?
Ban đầu cầm cuốn “Chiến tranh tiền tệ”, thật sự bản thân cảm thấy hơi nản, một phần nó không thuộc dòng sách yêu thích của mình, một phần nó hơi dày. Trong đầu nghĩ, tại sao mình lại có thể mượn cuốn này để đọc cơ chứ, đọc xong cuốn này chắc hết cái hè mất.
Nhưng lại có suy nghĩ phản đối, cứ thử đọc xem sao, đôi khi nghĩ khác đi một chút, thay đổi thói quen, nghĩ về những thứ mình chưa từng nghĩ tới đôi khi cũng là một điều thú vị. Và tới giờ, mình mới nhận ra một điều rằng, mọi sự đổi mới đều mang đến những trải nghiệm mới, thậ thú vị.
“Chiến tranh tiền tệ” là một cuốn sách thuộc dòng sách kinh doanh nhưng nó không khô khan như mình nghĩ, mặc dù sách có dùng khá nhiều thuật ngữ chuyên ngành và có những quy tắc, quy luật chỉ dân tài chính – ngân hàng mới hiểu nhưng đánh giá chung cuốn sách khá hay, lôi cuốn và chứa đựng một lượng thông tin khổng lồ.
Trước đây mình vẫn từng nghĩ Bill Gates là người giàu nhất thế giới, rằng ông sở hữu khối tài sản khếch xù và luôn được truyền thông ca ngợi. Nhưng khi đọc cuốn sách này mới ngộ ra, thì ra gia tộc Rothschild mới là nền tài chính mạnh nhất, tác động trực tiếp tới nền tài chính Đức và Ý. Những câu chuyện về sau đó, rất bí hiểm, rất hấp dẫn, với những quy chế hà khắc và hoạt động hoàn toàn kín kẽ của gia tộc này có lẽ mới là nguyên nhân khiến nền tài chính này vững mạnh.
Nếu hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra vô cùng ác nghiệt ở ngoài chiến trường với những cuộc chạy đua vũ trang, với những trận đánh thập tử nhất sinh, với những chiến thuật lắt léo, kẻ này sống thì ắt kẻ kia không được tồn tại. Thì trong chiến tranh tiền tệ, sự khốc liệt của nó cũng chẳng kém gì.
Những cuộc tấn công về tài chính, những tranh chấp để đạt được mục đích, những toan tính, âm mưu, sự biến động của thị trường,… là những điểm nhấn tạo thành dấu ấn của cuốn sách này. Và nếu tinh ý hơn một chút, bạn cũng sẽ nhận ra rằng, mọi cuộc chiến tranh đổ máu đều xuất phát từ lợi ích kinh tế, về những tranh chấp trên thị trường tài chính, về giá dầu, hay là tham vọng chiếm đoạt tài nguyên…
Liệu rằng thế giới này có được hoà bình vĩnh viễn? Tôi cho là không thể, bởi phải có chiến tranh, có tranh chấp, có khủng hoảng, có đối lập, con người ta, thế giới này mới không ngừng phát triển mà đi lên. Có chăng cái mong muốn lớn nhất là đổ máu đừng diễn ra, đừng vì một chút lợi kinh tế mà dẫm đạp, sát phạt nhau giữa các quốc gia, dù là Mỹ, Trung Quốc, Anh hay Việt Nam, dù là quốc gia giàu hay nghèo, chúng ta cũng cần được sống, cần được hạnh phúc và cần được yêu thương.
Cuốn sách này không những cung cấp cho mình rất nhiều thông tin mà nó còn thay đổi suy nghĩ của mình rất nhiều. Nếu bạn là một con dân của ngành tài chính – ngân hàng, hay đơn giản bạn mong muốn có một cái nhìn khác như mình, hãy tìm đọc cuốn sách này, mình nghĩ rằng bạn sẽ không bị thất vọng đâu vì dù sao chúng ta còn cả một cái hè trước mắt đề “ngâm cứu” nó cơ mà.
– Nguyễn Nhàn
Book review: CHIẾN TRANH TIỀN TỆ- TRẬN CHIẾN LỚN NHẤT CÒN ĐANG Ở PHÍA TRƯỚC.
Chiến Tranh Tiền Tệ – Sự Thống Trị Của Quyền Lực Tài Chính (gọi là Currency War II) là sự tiếp nối của “Chiến tranh tiền tệ – Ai thật sự là người giàu nhất thế giới” (gọi là Currency War I) của Song Hongbing, cuốn sách gây chấn động dư luận thế giới từ nhiều năm qua.
Để viết nên Currency War II, ông Song đã đọc hơn 100 cuốn sách và truy nguyên đến hơn 300 năm trước để khám phá nguồn gốc và lịch sử hình thành phát triển của hệ thống tài chính hiện tại.
Currency War II tiếp tục mô tả lịch sử hình thành và cách thức mà 17 gia tộc tài chính Âu Mỹ điển hình đã kiểm soát hệ thống ngân hàng, dầu mỏ, các ngành công nghiệp và lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, sáng tạo ra các công cụ tài chính và tạo ra các sự kiện kinh tế chính trị lớn, lũng đoạn thị trường, liên kết với nhau thành mạng lưới chủ ngân hàng quốc tế, chi phối và lèo lái các Chính phủ để tiến đến cai trị hệ thống tài chính thế giới từ thế kỷ XIX và trở thành những chủ nhân thật sự của thế giới một cách tài tình và hiệu quả từ thuở đầu cho tới hiện nay như thế nào.
Trong 300 năm trở lại đây không một cuộc chiến nào vắng bóng các nhà tài chính phía sau để tài trợ cho việc chuẩn bị chiến tranh, trang trải chiến phí, thu xếp các khoản tiền bồi thường chiến tranh và hoạt động đầu tư tái thiết sau đó. Có thể nói không có tiền thì không có chiến tranh và mỗi cuộc chiến bằng súng đạn trên chiến trường luôn có một cuộc chiến tiền tệ song hành.
Nếu nghĩ rằng giờ đây các gia tộc tài chính ít được nhắc tới vì đã hết thời thì hẳn là bạn đã nhầm. Họ vẫn còn đó nhưng danh tính ngày càng trở nên mờ ảo thông qua các cách thức chi phối và lũng đoạn mới tinh vi hơn trước mà gia tộc Rockerfeller Mỹ là một ví dụ điển hình.
Thay vì trực tiếp đứng tên trương mục đầu tư, gia tộc Rockerfeller ẩn danh và chi phối tài chính thông qua các quỹ. Có tới hơn 200 quỹ dưới tên gia tộc Rockerfeller, nếu kể cả các quỹ tín thác khác mà gia tộc này kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp thì con số lên đến hàng ngàn. Người ta uớc tính rằng tập đoàn Rockerfeller đang kiểm soát khoảng 25% tài sản của 50 ngân hàng thương mại và 30% tài sản của 50 công ty bảo hiểm hàng đầu nước Mỹ. Thông qua kiểm soát chi phối các quỹ, các tổ chức ngân hàng/bảo hiểm, các tập đoàn công nghiệp lớn…, sức mạnh đòn bẩy tài chính của họ giờ đây lại được nhân lên gấp bội thành nhiều ngàn tỉ đô la, đủ sức khuynh đảo cả nền tài chính ở quy mô thế giới.
Chưa hết, người ta ước tính vào năm 1975, hơn 5000 quan chức cấp cao trong chính phủ liên bang Mỹ là do tập đoàn thế lực Rockerfeller sắp đặt, chưa kể là họ còn có người trực tiếp nắm giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền (chẳng hạn em họ Rockerfeller là Alan Dulles làm Cục trưởng CIA, Foster Dulles là Ngoại trưởng…).
Rockerfeller còn chi phối giáo dục (tài trợ xuất bản sách giáo khoa tất cả các cấp học, tài trợ các trường đại học và Hiệp hội Giáo viên Hoa kỳ…); chi phối truyền thông (nắm giữ cổ phần NewYork Times, ABC, CBS, RCA…, lèo lái Washington Post, Los Angeles Time, NBC…thông qua nhân sự đứng đầu là những người có chân trong Hội đồng Quan hệ Đối ngoại CFR đầy ảnh hưởng – tổ chức do quỹ Rockerfeller tài trợ) và cả các tổ chức tôn giáo (Hiệp hội thần học, Hội đồng giáo hội Liên bang…) để định hình suy nghĩ của dân chúng và xã hội có lợi cho hoạt động làm ăn của mình.
Nhưng Currency War II không phải là cuốn sách về lịch sử tài chính tiền tệ, nhắc lại lịch sử chỉ là để cho ta căn cứ suy nghĩ về tương lai. Tương lai nền tài chính tiền tệ thật đen tối và đáng sợ. Sự sụp đổ của đồng đô la Mỹ là không thể tránh khỏi và như ông dự báo sẽ xảy ra muộn nhất là vào năm 2051 (thời điểm mà theo tính toán, riêng tổng số tiền LÃI VAY phải trả (ước khoảng 37,3 ngàn tỉ đô la) cho tất cả các khoản nợ của Hoa Kỳ (khi đó ước khoảng 621,5 ngàn tỉ đô la) vượt quá tổng thu nhập quốc dân (ước khoảng 37 ngàn tỉ đô la) tức là nền kinh tế Hoa kì hoàn toàn phá sản. Hoa kỳ sẽ điềm nhiên giũ bỏ mọi nợ nần với các nước khác, hàng ngàn tỉ trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ trở thành một mớ giấy lộn. Theo AB Bernstein, một công ty quản lý tài sản toàn cầu, hiện tại tổng các khoản nợ của Mỹ đang là khoảng 400 ngàn tỉ đô la (bao gồm: tổng nợ của chính quyền liên bang, chính quyền các tiểu bang và địa phương cấp thấp hơn tương đương 100% GDP Mỹ. Tổng nợ của các hộ gia đình và doanh nghiệp bằng 150% GDP, trong khi nợ của các tổ chức tín dụng, tài chính lên tới 450% GDP. Ngoài ra còn có thêm các khoản nợ tương đương 27% GDP từ những quỹ đầu tư ủy thác dành cho các chương trình bảo hiểm xã hội, 484% GDP từ các cam kết theo những chương trình bảo hiểm xã hội hiện thời và 633% GDP từ những nghĩa vụ đối với các chương trình phúc lợi xã hội. Tổng mọi khoản nợ của Mỹ do đó chính xác hiện bằng 1.832% GDP của nước này).
Khi đồng đô la sụp đổ, khủng hoảng tiền tệ toàn cầu nổ ra, chính sách tiền tệ của các quốc gia riêng lẻ không thể xoay chuyển hữu hiệu được tình thế và đó là thời điểm để một đồng tiền chung cho toàn thế giới sẽ ra đời. Đồng tiền này sẽ dựa trên bản vị vàng và hạn mức khí thải các bon sẽ được phát hành bởi Ngân hàng Thế giới World Bank hoặc một Ngân hàng Trung ương Thế giới sẽ được thành lập. Anh Mỹ (mà thực chất là một nhóm người thiểu số) sẽ nắm quyền chi phối hay phủ quyết, đa số các quốc gia còn lại mất đi chủ quyền phát hành tiền tệ và theo đó là quyền tự quyết trong việc phân phối của cải của thế giới. Một chế độ thống trị thế giới mới toàn diện hơn và tàn bạo hơn của các ông chủ ra đời.
Chuyện giả tưởng chăng? Không hề. Giới đầu sỏ tài chính đã chuẩn bị cho kịch bản này từ rất lâu rồi. “Nền kinh tế toàn cầu cần một loại tiền tệ toàn cầu” là phát biểu của Paul A. Volker, cựu chủ tịch FED giai đoạn 1979-1987. Thậm chí lịch trình cho ngày phát hành đồng tiền chung ấy đã được người ta hoạch định sẵn.
Hoạt động bán trái phiếu chính phủ Mỹ, thu gom tích trữ vàng, phi đô la hóa thương mại dầu mỏ bằng cách dùng phương thức hàng đổi hàng hay dùng các đồng tiền thanh toán khác như RUB, EUR hay CNY…mà Nga, Trung quốc, Iran, Venezuela, EU và nhiều nước khác đang tiến hành trong những năm gần đây thực chất là các hành động để đối phó với thảm họa đồng đô la sắp xảy ra trong tương lai gần. Cuộc chiến sinh tồn trong lĩnh vực tài chính tiền tệ thế giới vẫn đang diễn ra hàng ngày hàng giờ.
Không có gì là ngẫu nhiên tình cờ cả, thế giới đang vận hành theo sự sắp đặt của các thế lực tài chính, cả công khai và giấu mặt.
Currency War là cuốn sách mà các lãnh đạo chính phủ, các chuyên gia tài chính ngân hàng và lãnh đạo doanh nghiệp bắt buộc phải đọc để có kế hoạch phòng ngừa và đối sách hữu hiệu. Cuốn sách cũng rất hữu ích về mặt kiến thức cho những nhà nghiên cứu, các giảng viên và sinh viên trường kinh tế và những ai quan tâm đến lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Về tác giả:
Song Hong Bing (Tống Hồng Binh) sinh năm 1968 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Năm 1994 Song du học tại Mỹ và nhận bằng thạc sĩ của đại học American University.
Ông Song từng là nhà tư vấn cao cấp tại hai tổ chức cho vay phi ngân hàng lớn nhất của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac. Ông gia nhập Hongyuan Securities tại Trung Quốc vào năm 2008 với vị trí là một trưởng phòng nghiệp vụ rồi sau là Chiến lược gia trưởng toàn cầu. Ông đã dự đoán đúng cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2007 của Mỹ và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Đầu năm 2009, ông Song đã thành lập một nhóm chuyên gia tư duy độc lập (think tank) Global Business & Finance và trở thành nhà xuất bản tạp chí tài chính nổi tiếng Global Business & Finance.
Ông là tác giả của rất nhiều cuốn sách bán chạy, là học giả nghiên cứu tài chính thế giới và cũng là Viện trưởng của Viện nghiên cứu Kinh tế Tài chính Hoàn cầu (Bắc Kinh)
– Nguyễn Đông