Khi nghĩ về bất bình đẳng, ta thường chỉ nhìn về khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội của mình. Tuy nhiên, ngày nay ta phải bắt đầu tư duy toàn cầu.
Đúng là quốc gia nào cũng có sự bất công, nhưng chênh lệch lớn nhất nằm ở giữa các quốc gia.
Trước thời Khai sáng và Cách mạng công nghiệp, hầu hết các quốc gia đều có chỗ đứng tương tự nhau, và sự bất công tài sản lớn nhất nằm ở những người nông dân nghèo và giới quý tộc giàu có, sở hữu những mảnh đất mà dân cày làm thuê.
Tuy nhiên, thời Khai sáng về căn bản đã tiêu diệt giới quý tộc và cùng với sự gia tăng của giới trung lưu, những chênh lệch khổng lồ này đã bắt đầu thu hẹp.
Với một vài quốc gia, các cuộc cách mạng công nghệ và tri thức này mang lại khối tài sản lớn; một số khác thì bị bỏ lại. Trong khi Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu tận hưởng sự giàu có và tiêu chuẩn sống nâng cao, rất nhiều các quốc gia châu Phi và Đông Á vẫn vật lộn qua ngày để tiến lên.
Ví dụ, ở châu Phi số người nghèo thực sự còn tăng gấp đôi từ năm 1981 và 2008, từ 169 triệu người lên 303 triệu người.
Sự chênh lệch giữa người dân trong một quốc gia cũng không bị loại bỏ hoàn toàn. Ví dụ, ở Mỹ, một nước khá giàu, nhưng vẫn có sự bất công lớn.
Ở Mỹ, giới 1% – giới có thu nhập cao nhất trong dân số – kiểm sát phần lớn tài sản, trong khi phần còn lại dân số chỉ có cuộc sống tốt hơn bố mẹ họ một chút, hay thậm chí vẫn sống trong nghèo đói.
Và hậu quả của cái nghèo không chỉ xoay quanh chuyện trả tiền nhà hay đồ ăn. Nghèo đói cũng làm người ta mất khả năng tham gia vào các tiến trình xã hội và chính trị, cũng khi khả năng học Đại học thấp hơn.
Mặt khác, giới siêu giàu (top 0.01% những người có thu nhập cao nhất, chiếm giữ 4.5% tổng thu nhập nước Mỹ) đang trở nên ngày càng giàu hơn. Đó cũng một cơ sở để người ta lập luận rằng nước Mỹ đang xây dựng một chế độ quý tộc hiện đại.
7. Toàn cầu hóa sẽ không giúp mọi quốc gia thoát nghèo
Toàn cầu hóa đã giúp ta mua được nhiều đồ hơn, với giá rẻ hơn, từ nhiều khu vực trên thế giới hơn bao giờ hết. Nó không chỉ giúp người tiêu dùng mua sắm thoải mái hơn, mà còn có tác động bất ngờ lên đói nghèo.
Toàn cầu hóa khiến cho những sáng tạo lan tỏa ra khắp địa cầu. Ví dụ, cơ sở hạ tầng viễn thông đã giúp những đổi mới thông tin và khoa học có thể dễ dàng tiếp cận qua Internet. Ngày này, người ta dễ dàng di chuyển, giao dịch và nói chuyện xuyên châu lục, tất cả đều nhờ sáng tạo công nghệ đó.
Ta có thể lầm tưởng rằng các quốc gia nghèo ngày nay có thể dễ dàng sử dụng thông tin và các phát kiến mà các nước giàu đã tích tụ trong 250 qua, và nhanh chóng bắt kịp họ. Tuy nhiên, không may thay, khả năng tiếp cận thông tin không phải là điều kiện đủ duy nhất để thoát nghèo.
Ở rất nhiều nước khắp thế giới, việc thiếu các thể chế căn bản có thể ngăn cản tăng trưởng và tiến bộ. Mặc dù kiến thức để chữa trị các bệnh dịch hay để thiết lập một nền dân chủ hoạt động được sẵn có, nhưng các thể chế cần để áp dụng những sáng tạo này thì không.
Một vài quốc gia, bao gồm Hong Kong, Nhật Bản và Singapore cũng như Trung Quốc và Ấn Độ, thực sự đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Nhưng sự phát triển của họ lại khiến các quốc gia như Liberia và Afghanistan thụt lùi. Dù một vài quốc gia đã trở thành nước thu nhập trung bình, một số lại trở nên nghèo hơn 10 năm về trước.
Cộng hòa dân chủ Congo là một ví dụ điển hình. Do các vấn đề chính trị và kinh tế khổng lồ và kinh niên, người dân ở đấy đang có một cuộc sống tồi tệ hơn cả sau Thế chiến thứ 2.
8. Viện trợ các nước nghèo thực sự còn làm vấn đề tồi tệ hơn
Từ thiện là giúp đỡ những người đang thiếu thốn. Và đây là việc làm tốt, phải không? Điều đó còn phụ thuộc vào việc bạn cho gì và cho như thế nào.
Các quốc gia giàu thường mắc bệnh ảo tưởng viện trợ (aid illustion). Thực sự thì viện trợ phát triển dưới dạng bơm tiền từ quốc gia giàu sang quốc gia nghèo xảy ra khắp nơi trên thế giới. Riêng trong năm 2011, các chính phủ khắp thế giới cung cấp hơn $133.5 tỷ cho viện trợ phát triển và các quỹ từ thiện cũng như tổ chức phi chính phủ gây quỹ $30 tỷ nữa. Khoản này sẽ đủ để kết thúc đói nghèo một lần và mãi mãi phải không?
Tuy nhiên, điều ngược lại đang diễn ra. Dù các nước giàu vẫn còn tưởng rằng chỉ đơn giản ném tiền vào các nước nghèo sẽ chấm dứt sự đau khổ của con người, thiếu tiền lại không phải là nguyên nhân duy nhất của đói nghèo. Chính phủ tồi, các thể chế hoạt động sai trái, các quyền con người và dân sự không được bảo vệ mới là vấn đề chính yếu.
Tài trợ tiền có thể dễ dàng rơi vào tay những chế độ tham nhũng, không có chút mong muốn chấm dứt đòi nghèo và đau khổ bởi vì nó sẽ ngừng dòng viện trợ lại. Ví dụ, Zimbabwe đang nằm dưới chế độ độc tài của Robert Mugabe, và nhận các khoản viện trợ chiếm tới 10% nguồn thu nhập quốc gia.
May thay, có một số cách khác để chống đói nghèo hiệu quả hơn. Ví dụ, lan tỏa kiến thức khoa học, thông tin về tiến trình dân chủ, khoản kiều hối được những người di cư gửi về hoặc hỗ trợ vốn từ các nhà đầu tư đều là giải pháp tốt hơn là viện trợ phát triển bằng tiền.
Quan trọng nhất là các quốc gia có thể dỡ bỏ các hạn ngạch thương mại, ngăn cản nông dân ở những quốc gia nghèo gia nhập vào thị trường quốc tế. Ví dụ, Ngân hàng thế giới có thể cung cấp hỗ trợ ngoại giao cho những nước cần một sân chơi công bằng hơn khi đàm phán thương mại, và những người di cư từ châu Phi có thể được cho phép để sang các quốc gia giàu học Đại học trong một khoảng thời gian nhất định.
Tóm lại, có rất nhiều cách để giúp các quốc gia thoát nghèo. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần ném tiền vào vấn đề dường như không phải là biện pháp hữu hiệu nhất.
Tổng kết
Thông điệp chính trong cuốn sách này là:
Con người chưa bao giờ có cuộc sống tốt đẹp như ngày nay. Ở các nước giàu, các phát triển khoa học và chính trị đã khiến cuộc sống dễ chịu hơn. Tuy nhiên, rất nhiều nước đã bị bỏ lại phía sau và họ cần giúp đỡ để bắt kịp với tiêu chuẩn sống hiện đại.
Du Học Đồng Thịnh
Theo Blinkist