Cuộc Đời Rất Đắng / Tôi Muốn Sống Một Cách Ngọt Ngào – Khái Suất Luận

Đời người không phải là một cuộc đua marathon, cứ phải cố dẫn trước người khác. Là chim, bạn có thể bay. Là sâu, bạn có thể bò. Nếu chạy nhanh, bạn có thể dốc sức chạy hết tốc lực. Nếu thông minh lanh lợi, bạn còn có thể biết đi đường tắt. Hãy sống theo cách của riêng bạn, hãy khiến bản thân trở nên thật hạnh phúc, đừng để ý tới ánh mắt của người khác. Cuộc đời tuy nhiều cay đắng, gai góc nhưng thực ra cũng ngập tràn hoa tươi, và chúng ta chính là những chú ong đang nỗ lực tìm mật, mong muốn sống một cách ngọt ngào hơn.

Review Cuộc đời rất đắng tôi muốn sống một cách ngọt ngào

Nếu dùng tuổi mười tám để định nghĩa sự trưởng thành, vậy làm người lớn cũng chẳng dễ dàng gì.” Sau một buổi phát thanh về chủ đề tuổi mười bảy, Nhị Minh đã nhận được một tin nhắn như vậy.

Là một người trẻ tuổi mới lớn, chúng ta vẫn thường chưa sẵn sàng cho sự trưởng thành, dù là về mặt vật chất hay tinh thần. Trưởng thành chính là sự lớn lên trong cả suy nghĩ và hành động chứ không chỉ là sự lớn lên về thể xác, đó mới chính là trưởng thành thật sự. Suy nghĩ và hành động của một người trưởng thành phải hướng đến những cái tốt đẹp, những điều tích cực trong cuộc sống.

Trưởng thành là khi nhận ra sự hi sinh của cha mẹ, là biết yêu thương máu mủ của mình; là sự cảm thông với mọi số phận, hay là cả khi nhặt một chiếc lá ngoài đường bỏ vào thùng rác…Trưởng thành đôi khi chỉ xuất phát từ những điều nhỏ nhặt như vậy trong cuộc sống, làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn

Các bạn có biết những người trưởng thành khác với trẻ con ở điểm nào không? Đó chính là khi gặp vấp ngã sẽ tự mình đứng lên, chống chọi với mọi sóng gió một cách kiên cường, chấp nhận thực tại và vui vẻ bước tiếp cuộc đời của mình cho dù cuộc sống đầy rẫy chông gai. Ở quê tôi trước đây có anh buôn bán kinh doanh nhưng vì một vài sự cố đã vỡ nợ, anh ấy đã chọn cách kết thúc cuộc đời của mình bỏ mặc gia đình vợ con sau lưng… Lúc đó tôi tự hỏi rằng liệu đấy có phải là trưởng thành mà người lớn hay nói không?

Chúng ta phải học cách sinh tồn, gánh vác trách nhiệm, một thân một mình đối mặt với tất cả ẩn số và thử thách trong cuộc đời. Không phải chúng ta sợ hãi vì không được nghỉ hè, mà là sợ hãi vì phải đối mặt với thực tế này.

Nỗi đau của trưởng thành chính là nằm ở chỗ: Chúng ta có được tự do, quyền lựa chọn nhưng lại mất đi phúc lợi của kẻ yếu, bắt buộc phải một mình bước hết đoạn đường dài phía trước.

Trưởng thành cứ ngỡ lớn lên là sẽ có. Nhưng sự thật không phải như vậy.Các bạn thấy đấy đất nước hiện nay tệ nạn xã hội nhiều vô kể: nghiện ngập, cờ bạc, buôn lậu, trộm cắp… vậy những người đó có được coi là đã trưởng thành không? Những người người lớn lên chỉ phá hoại xã hội, phá hoại đất nước liệu coi là trưởng thành được không?

Vậy đấy! đâu có dễ dàng gì để được coi là một người trưởng thành. Nhưng “trưởng thành” không từ chối bất kì một ai. Hai chữ “trưởng thành” tưởng chừng như đơn giản nhưng mỗi chúng ta đều cần phải có, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, không ai có thể cứ trẻ con mãi được. Tôi đã đọc được một câu ở trên một trang web nọ rằng “con người nếu không trưởng thành thì thật kinh khủng, nó không khác nào cây không ra trái. Trong kinh thánh, chúa Je-su có nói với các môn đệ rằng nếu cây không ra trái, người ta sẽ chặt nó đi, và ném nó vào lửa”… Hơn bao giờ hết chúng ta đều phải lớn lên, trưởng thành và trưởng thành thật sự.

Vậy, bạn hiểu như thế nào về trưởng thành? Có thể nói sự trưởng thành là khi mẹ thôi vỗ về âu yếm, cha ngừng cõng bạn trên lưng. Trưởng thành cũng là khi biết sẽ chẳng ông bụt hay bà tiên nào hiện nên ban phép màu cứu cuộc sống ngoài chính chúng ta. Hơn hết sự trưởng thành còn thể hiện ở chỗ bạn đã biết đứng nên sau những lần vấp ngã, biết bước đi tiếp trên con đường đời đầy gian nan và lắm chông gai. Ta có thể thấy được rằng chính con đường đã không biết bao nhiêu lần gục ngã tưởng như không thể bước tiếp. Cũng chính bởi nhờ những lần vấp ngã mà con người ta đã biết đương đầu với những thử thách, khó khăn không lẩn tránh đùn đẩy hay dựa dẫm vào ai cả mà tự mình bước đi và đạt được thành công.

– Minh Mot Do

Trích dẫn Cuộc đời rất đắng tôi muốn sống một cách ngọt ngào

“Tuổi hai mươi, chúng ta chẳng có gì trong tay, thế nên chúng ta lúc nào cũng lo sợ về những điều chưa biết ở phía trước.
Có người nhìn chúng bạn cùng trang lứa quá giỏi giang nên lo lắng bản thân không thể bắt kịp người khác. Có người cảm thấy bản thân không giỏi giao tiếp nên sợ sau này mình sẽ không thể bước chân vào xã hội.
Nhưng tin tôi đi, chỉ cần bạn sống là chính mình thì tương lai và xã hội sẽ không đáng sợ như bạn nghĩ đâu, và cuộc sống không có kỳ nghỉ hè cũng sẽ không quá đỗi khủng khiếp.”

“Nỗi đau của trưởng thành chính là nằm ở chỗ: Chúng ta có được tự do, quyền lựa chọn, nhưng lại mất đi phúc lợi của kẻ yếu, bắt buộc phải một mình bước hết đoạn đường dài phía trước.”

“Dường như càng lớn tuổi, chúng ta càng không chịu để cảm xúc trôi đi một cách dễ dàng.
Trước đây, chúng ta có thể quên đi nỗi đau, tự chữa lành vết thương lòng, khóc thỏa thuê xong liền có thể hồi phục như ban đầu. Song giờ đây, chúng ta không bao giờ cho phép bản thân mất ngủ cả đêm vì một tình tiết đau buồn hư cấu nữa. Dường như đó là bởi cuộc sống vốn dĩ đã có quá nhiều đau khổ và không như ý, nên chúng ta mới càng trở nên trân trọng cảm xúc của mình hơn.
Chúng ta tự giác tránh các cảm xúc tiêu cực, củng cố cơ chế bảo vệ chống lại cảm xúc đó và thường xuyên kích hoạt công tắc tự phục hồi. Để rồi, giống như một chú ong, chúng ta chủ động tìm kiếm mật ngọt theo bản năng. Hiệu quả của việc làm này tương tự như chúng ta ăn đồ ngọt, khi đó, hormone dopamine trong não được kích hoạt sẽ giúp con người cảm thấy hưng phấn và vui vẻ.
Giống như một bàn đầy thức ăn, thỉnh thoảng nấu chút mướp đắng đương nhiên rất tốt cho cơ thể, giúp thanh nhiệt giải độc. Nhưng nếu bữa nào cũng ăn mướp đắng thì sớm muộn gì người ta cũng chán ngán, suy sụp. Nghĩ kỹ lại sẽ thấy mỗi người đều có những nỗi lo âu, cay đắng riêng. Nhưng may mắn thay, hầu hết mọi người đều giỏi tìm kiếm chút an ủi ngọt ngào từ cuộc sống đầy đau khổ. Thích ngọt đồng nghĩa với việc chúng ta không để mặc mình tụt dốc. Chúng ta không chỉ giỏi tìm cách tự chữa lành mà còn có thể tự dỗ mình vui.
Nỗi lo của ngày mai cứ để ngày mai lo, ngọt ngào hôm nay thì hôm nay hãy tận hưởng trước đã.”

“Không ai có nghĩa vụ phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực của người khác. Mỗi người đều phải học cách nhìn rõ thực tế để thay đổi. Điều bạn bè nên làm không phải than khóc với ta mà là dùng tất cả sức lực để kéo ta ra khỏi vũng lầy.
Thế nên, nếu có một ngày, tôi khóc lóc tìm bạn để kể khổ, thực ra bạn không cần an ủi tôi đâu. Thay vào đó, bạn cứ mắng tôi một trận thật đã, rồi nói: “Việc có thế thôi mà. Đứng dậy ngay cho tôi!””