Dấn Thân – Sheryl Sandberg

Thông qua sự kết hợp của nhiều câu chuyện giải trí, thông tin đáng giá và lời khuyên thiết thực, Dấn Thân chứng minh sự bất bình đẳng giới ở cả gia đình và tại nơi làm việc vẫn còn rất phổ biến. Cuốn sách khuyến khích phụ nữ tự chủ trong sự nghiệp của mình bằng cách nắm bắt cơ hội và dám ước mơ vươn tới các vị trí lãnh đạo, cũng như kêu gọi cả nam giới và phụ nữ thừa nhận và khắc phục những bất bình đẳng giới hiện nay.

Review Dấn thân (2)

Sheryl Sandberg là Giám đốc Hoạt động (COO) tại Facebook,cô từng làm việc tại Google và có bằng cử nhân quản trị kinh doanh (BA) về kinh tế học tại ĐH Harvard, Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại Trường Kinh doanh Harvard. Cô Sheryl Sandberg nằm trong danh sách 50 Phụ nữ Quyền lực Nhất ngành Kinh doanh của tạp chí Fortune, cô có bài TEDTalk gây rúng động nhận xét rằng “phụ nữ đang tự ràng buộc bản thân trong sự nghiệp”.

Quyển sách Dấn thân có hai phiên bản là “Lean in: women, work, and the will to lead” và “Lean in for gradutes”. Phiên bản được dịch sang tiếng Việt là “Lean in: women, work, and the will to lead” (Dấn thân: phụ nữ, công việc và quyết tâm lãnh đạo) được bà Tôn Nữ Thị Ninh viết lời tựa. Dấn thân là một quyển sách viết về “nữ quyền” trong khía cạnh công việc, sự nghiệp.

Mình biết đến sự tồn tại và ý nghĩa của từ “feminist” (nữ quyền) từ hồi học cấp ba, sau khi xem bài phát biểu của Emma Watson về “nữ quyền” cho chiến dịch “He for she”. Theo thời gian cụm từ “feminist” bắt đầu trở nên phổ biến, nghĩa của “feminist” cũng dần bị bóp méo. Nữ quyền không phải là đốt bras, ghét đàn ông mà nữ quyền là từ dùng để chỉ một xã hội quá đề cao nam giới, bị nam giới chi phối; hay nói cách khác nữ quyền giống như bình đẳng giới, nam và nữ có quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt. Thông điệp mạnh mẽ mà tác giả muốn truyền đạt trong Dấn thân là “một thế giới bình đẳng là 50% nữ giới tham gia vào các vị trí lãnh đạo trong công ty, 50% nam giới có quyền lãnh đạo tại gia đình”.

Tác giả đã lồng ghép câu chuyện của bản thân và những người phụ nữ thành công khác để nghiêm túc chỉ ra những khó khăn, rào cản khiến cho phụ nữ dậm chân tại chỗ trong sự nghiệp cũng như các biện pháp khắc phục.

Thứ nhất việc ca ngợi những đức tính truyền thống của phụ nữ đôi khi khiến phụ nữ trở thành tù binh trong chính lâu đài dát vàng dành cho mình. Tiếp theo là “chiến tranh giới” khi phụ nữ không ủng hộ phụ nữ. Người mẹ làm nội trợ lên án ngươi mẹ đi làm 8 tiếng không lo cho con cái. Phụ nữ làm lãnh đạo không lên tiếng vì phụ nữ cấp dưới mà cố gắng hòa nhập vào môi trường làm việc do nam giới chi phối. Và một sự thật được cô Sandberg đề cập tới là chúng ta cần sự giúp đỡ của giới còn lại.

Cứ 28 lãnh đạo là nữ có 26 người đã lập gia đình, 1 người đã từng li hôn, người còn lại là độc thân. Điều đó có nghĩa là người bạn đời – người chồng có tác động đến sự thành công trong sự nghiệp của người vợ. Nói thẳng ra thì người chồng cần giúp đỡ người vợ trong việc chăm sóc con cái (đặc biệt là giai đoạn sau sinh), trớ trêu thay xã hội lại mặc định đó là trách nhiệm của người mẹ. Bên cạnh đó các chính sách (lương, phụ cấp,…) lại không tạo điều kiện để người cha chăm sóc con. Còn ở nơi làm việc khi nhân viên nữ cần đến sự giúp đỡ của sếp là nam, người ta lại mặc nhiên đặt yếu tố tình dục vào mối quan hệ đó, ngược lại nếu là sếp nam – nhân viên nam thì lại chẳng có gì xảy ra.

Từ những hạn chế trên khi phụ nữ muốn thăng tiến trong công việc lại gặp một loạt những nỗi sợ, sự nghi hoặc, tự đánh giá thấp bản thân mình không đủ năng lực, sợ khi mình nổi bật sẽ không được yêu quí và nỗi sợ lớn nhất là không thể trở thành một “người mẹ tốt”.

Không phải phụ nữ nào cũng muốn theo đuổi sự nghiệp. Không phải phụ nữ nào cũng muốn con cái. Không phải phụ nữ nào cũng muốn toàn vẹn cả đôi. Nói cách khác phụ nữ nên ngừng việc ám ảnh bản thân phải vươn tới sự hoàn hảo do xã hội áp đặt mà hãy phấn đấu, đạt đến sự toại nguyện bền vững. Xã hội nên ngừng việc đánh giá thành công của người đàn ông dựa trên sự nghiệp mà hãy tạo điều kiện cho nam giới tham gia vào việc chăm lo gia đình, nuôi dưỡng con cái.

Cách tiếp cận vấn đề “nữ quyền” trong khía cạnh công việc của tác giả rất khéo léo, tế nhị, không phản cảm, không quá nghiêm túc mà còn pha chút hài hước. Mình thích nhất là chương 4 khi cô Sandberg đưa ra khái niệm “sự nghiệp là khung leo trèo, không phải là một chiếc thang”. Thông qua những câu chuyện mà cô đề cập trong sách, mình nhận ra rằng ai cũng có một khoảng thời gian “kém cỏi” trước khi trở nên “chuyên nghiệp” trong lĩnh vực của mình. Cô liên tục lặp lại việc đừng sợ cơ hội việc làm khác với chuyên môn, có những việc phải bắt tay vào làm mới có kinh nghiệm được, chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Ngoài ra tác giả còn chia sẻ những tip ứng xử, đàm phán, thương lượng với sếp và đồng ghiệp cũng như tình yêu mà cô dành cho người chồng của mình.

Đây là một quyển sách đáng đọc với tất cả mọi người, đặc biệt là nữ giới. Nam giới cũng nên đọc để thấu hiểu những khó khăn trong công việc mà bạn đời, con gái, bạn gái, nhân viên nữ của mình sẽ gặp phải. Các bậc phụ huynh cũng nên đọc để dạy cho con gái mình rằng “mọi cơ hội đều rộng mở rộng đối với con khi con là con gái”.

Thật may mắn vì mình đã đọc Dấn Thân trước khi Tốt nghiệp đại học và mình hi vọng sau này khi đi làm mình sẽ có cơ hội được làm việc với những lãnh đạo đáng học hỏi như cô Sheryl Sandberg.

– Thùy Giang

Chúng ta đã đạt được đến bình đẳng giới hay chưa? Câu trả lời là chưa. Bởi “một thế giới bình đẳng là nơi phụ nữ nắm quyền tại một nửa số quốc gia trên thế giới, tại một nửa số công ty trên thế giới, và nam giới phải lo vun vén cho một nửa số gia đình trên thế giới”.

Chúng ta đều nghĩ rằng ở thế kỉ XXI này, bình đẳng giới là một chủ đề quá cũ không có gì để nói. Nhưng thực tế, vấn đề chưa chấm dứt, chỉ là ta chưa nhìn thấy. Sandberg đã thấy và cô đã chỉ chúng ta thấy. Cô cho rằng “chúng ta không thể thay đổi những gì chúng ta không nhận thức được, và một khi đã nhận thức, chúng ta không thể không thay đổi”. Dấn thân đã giúp chúng ta vế “nhận thức”, hơn thế nó còn tạo nên một sự cổ vũ và thôi thúc chúng ta thay đổi vì chính mình, vì giới của mình, và vì toàn thế giới. Theo câu nói đó, quyển sách đã giúp chúng ta 2/3 đoạn đường, một phần vô cùng quan trọng còn lại là ở chúng ta, ở cả hai giới: nam và nữ.

Toàn bộ 300 trang của quyển sách đều nói về một vấn đề duy nhất “bình đẳng giới”. Mọi người có cho rằng dư thừa? 300 trang ấy giúp chúng ta nhận thức, chấn chỉnh những quan niệm sai lầm, đưa ra những bài học, và hơn hết là một lời cổ vũ cực kì có sức nặng. Dư thừa?

Sheryl Sandberg hi vọng cả hai giới đều đọc quyển sách này.

Phái nữ cần đọc để nhận ra những bất bình đẳng mà chúng ta ngấm ngầm cho là bình thường. Chúng ta cần một nguồn năng lượng thôi thúc để dấn thân. Phụ nữ, công việc và quyết tâm lãnh đạo!

Phái nam cần đọc nó vì nam giới là một phần cực kì quan trọng trong phong trào nữ quyền. Bình đẳng không thể đạt được chỉ bằng sự thay đổi và dấn thân từ phía người nữ. Nó cần sự chủ động ủng hộ, khuyến khích và tạo điều kiện từ người nam.
__________
Thật sự đã rất lâu rồi em mới cảm thấy cực kì hứng thú với một quyển sách. Em đã bỏ xem phim chỉ để đọc quyển sách này nhiều nhất có thể. Em tự tin đề cử quyển sách này đến tất cả mọi người, đặc biệt là nữ giới.

– Trần Huỳnh Bảo Trân

Tóm tắt Dấn thân

1. Mặc dù có những tiến bộ to lớn, chúng ta còn lâu mới đạt được bình đẳng giới.

Ngày nay, trong thế giới phát triển, phụ nữ đang sống tốt hơn hơn bao giờ hết, phần lớn nhờ vào phong trào phụ nữ trong thế kỷ qua. Mặc dù thoạt nhìn thì có vẻ như cuộc chiến chống lại sự bất bình đẳng đã giành thắng lợi, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Hãy xem xét sự bù trừ sau: Trong năm 1970, phụ nữ Mỹ nhận được 59 xucho mỗi đô là mà người đàn ông tạo ra với công việc tương tự. Trong khi con số này đã tăng lên, với tiến độ rất chậm: trong năm 2010, nó vẫn chỉ là 77 xu. Một nhà hoạt động đã lên tiếng một cách đầy mỉa mai “Bốn mươi năm và mười tám xu. Một chục trứng cũng đã tăng giá bằng cả chục lần số tiền này.” Đây không phải vấn đề của duy Mỹ: ở châu Âu, con số hiện tại thậm chí còn ít hơn 84 xu.

Ngoài việc bị trả lương thấp, các nghiên cứu cho thấy những gì phụ nữ làm được cũng bị bôi nhọ một cách bất công. Khi được hỏi để đánh giá hiệu quả hoạt động và tiềm năng tăng trưởng của các nhân viên khác nhau, cả nam giới và phụ nữ đều kỳ thị đối với nữ giới.

Nhưng khi chắc chắn điều này chỉ áp dụng cho những người thiếu hiểu biết và ghét bỏ phụ nữ, có công bằng không khi chúng ta chỉ giác ngộ từng cá nhân một?

Đáng ngạc nhiên, các nghiên cứu tương tự cho thấy người đánh giá càng thừa nhận công minh bao nhiêu, họ càng phân biệt đối xử đối với phụ nữ bấy nhiêu.

Đây là dạng “phân biệt giới tính nhân từ” vốn nguy hiểm hơn nhiều so với loại công khai phân biệt đối xử, những người thuộc dạng này không biết thái độ của mình có thể làm tổn thương đồng nghiệp nữ giới và do đó không cảm thấy hối hận để xem xét lại bản thân.

Trong gia đình cũng vậy, sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại. Ví dụ, số đông cho rằng công việc hiển nhiên của một người phụ nữ là nuôi con. Khi được hỏi liệu họ mong đợi người bạn đời của họ sẽ bước ra khỏi con đường sự nghiệp của chính mình để nuôi con, 46% những người đàn ông được khảo sát nói có, so với 5% phụ nữ nghĩ vậy.

2. Phụ nữ vẫn vắng mặt trong các vị trí lãnh đạo, một phần do khoảng trống tham vọng lãnh đạo.

Không ở đâu bất bình đẳng giới lại thể hiện rõ như ở các vị trí lãnh đạo: Chỉ 20% số ghế quốc hội trên toàn cầu được giữ bởi nữ giới, và chỉ có 4% trong số 500 CEO trên thế giới là phụ nữ.

Những con số này đáng chú ý vì trong thành tích học tập, phụ nữ, về mặt bằng chung, tốt hơn nhiều so với nam giới, họ chiếm 57% trong tổng số tất cả các bằng của các chương trình đại học và 60% có bằng thạc sĩ tại Mỹ. Tuy nhiên, bằng cách nào đó làn sóng phụ nữ có thẩm quyền tham gia vào lực lượng lao động lại chỉ là một giọt nước vào thời điểm chúng ta đề cập đến cấp lãnh đạo.

Có nhiều yếu tố góp phần vào hiện tượng này, mà một trong những yếu tố quan trọng nhất là khoảng trống tham vọng lãnh đạo. Nghiên cứu cho thấy rằng đàn ông tham vọng hơn và nhiều khả năng muốn trở thành giám đốc điều hành hơn so với phụ nữ. Tại sao?

Định kiến giới là một lí do: Phụ nữ không được mong đợi sẽ trở nên tham vọng và có sự nghiệp theo định hướng, và những người không tuân theo những kỳ vọng này có thể bị dán nhãn là “hách dịch” hoặc tệ hơn. Những định kiến, xảy ra kể từ thời thơ ấu, có thể gây áp lực khiến phụ nữ phải “làm dịu”mục tiêu nghề nghiệp của họ.

Tương tự như vậy, trong khi hầu hết những người đàn ông tự cho rằng họ có thể có cả cuộc sống cá nhân đầy ý nghĩa và sự nghiệp thành công, phụ nữ liên tục nói với xã hội và các phương tiện truyền thông rằng cuối cùng, họ sẽ phải thỏa hiệp giữa sự nghiệp và gia đình. Điều này thường dẫn đến việc phụ nữ ít cam kết với sự nghiệp của mình và rời khỏi lực lượng lao động để chăm sóc cho con cái của họ. Khảo sát của Đại học Yale và cựu sinh viên Trường Kinh doanh Harvard phát hiện ra rằng khoảng 20 năm sau khi tốt nghiệp, chỉ có một nửa số phụ nữ được làm việc toàn thời gian so với con số 90% của nam giới. Với một cuộc di cư hàng loạt của những phụ nữ có học vấn cao rời khỏi lực lượng lao động, có một chút ngạc nhiên rằng tồn tại một khoảng trống tham vọng trở thành lãnh đạo.

3. Hãy trò chuyện cởi mở về sự bất bình đẳng và cùng nhau hành động để khắc phục nó

Chúng ta phải trò chuyện cởi mở về giới tính và những bất lợi mà phụ nữ phải đối mặt mà không bị coi như lời phàn nàn hay yêu cầu được đối xử đặc biệt.

Một cuộc thảo luận mở để nâng cao nhận thức và khuyến khích nhiều người đưa ra và giải quyết các vấn đề. Điều này sẽ lần lượt truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ để lãnh đạo có và nhiều đàn ông muốn là một phần của giải pháp và hỗ trợ phụ nữ lãnh đạo.

Nâng cao nhận thức có thể mang lại những thay đổi nhỏ nhưng quan trọng là sẽ giúp tạo sân chơi bình đẳng. Ví dụ, một giáo sư ý thức được rằng sinh viên nữ có xu hướng giơ tay khi lớp được hỏi một câu hỏi, vậy nên thay vì gọi theo giơ tay phát biểu, ông gọi sinh viên theo danh sách, do đó tạo ra các cơ hội để mỗi giới đều có thể phát biểu trả lời.

Phụ nữ cũng phải hỗ trợ lẫn nhau. Thật là đáng buồn, chuyện này không phải luôn luôn xảy ra. Hãy xem xét hiện tượng “ong chúa”: Trong lịch sử, chỉ có một người phụ nữ ở mỗi công ty có thể thăng chức lên vị trí cao cấp trong môi trường doanh nghiệp mà nam giới thống trị; do đó, cô cảm thấy bị đe dọa bởi những phụ nữ khác và thường xuyên cản trở thành tựu của những phụ nữ khác.

Tương tự như vậy, phụ nữ nội trợ ở nhà có thể làm cho các bà mẹ đang đi làm cảm thấy tội lỗi và không an toàn về quyết định chọn nghề nghiệp của mịnh và ngược lại, dẫn đến việc hai nhóm thường xuyên phán xét và chỉ trích nhau một cách không cần thiết. Ví dụ, quân nhân nữ đầu tiên tham gia tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ nhận thấy rằng trong khi các đồng nghiệp nam của cô tôn trọng cô ấy, vợ của họ phản đối một cách mãnh liệt.

Sự thúc đẩy cho bình đẳng giới phải được tiếp tục. Nó không chỉ giúp xã hội đạt được lợi thế về trình độ và kĩ năng lãnh đạo của một nửa dân số, mà theo như một nghiên cứu của sinh viên Harvard cho thấy, bình đẳng thực sự làm tăng sự hài lòng của tất cả các bên liên quan, không chỉ những người hưởng lợi trực tiếp.

4. Thiếu tự tin có thể gây cản trở sự nghiệp của phụ nữ

Bên cạnh những rào cản bên ngoài làm cản trở phụ nữ trong công việc, họ thường cũng phải đối mặt với một trận chiến từ bên trong chính bản thân họ: tự nghi ngờ.

Ngay cả các chuyên gia giỏi nhất, bao gồm cả tác giả cuốn sách, có thể bị cản bởi hội chứng kẻ mạo danh: cảm giác giống như kỹ năng và thành công của bạn là do gian lận – và sớm bị phát hiện. Phụ nữ có xu hướng trải nghiệm hội chứng kẻ mạo danh mạnh mẽ hơn những người đàn ông và nói chung hay đánh giá thấp khả năng của mình.

Các nghiên cứu trên khảo sát vô số ngành như y tế, luật và chính trị cho thấy phụ nữ có xu hướng đánh giá trình độ và hiệu suất của mình tồi tệ hơn trên thực tế, trong khi những người đàn ông thì ngược lại và có xu hướng quá tự tin.

Tương tự như vậy, những người đàn ông có xu hướng cho rằng thành công của họ gắn với các kỹ năng bẩm sinh của mình và đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài cho những thất bại của họ, trong khi phụ nữ cho rằng thành công của họ là do các yếu tố bên ngoài và đổ lỗi vì khả năng bẩm sinh của họ đã tạo ra những thất bại của họ.

Nhận thức sai sinh ra nhiều nỗi bất an hơn ở phụ nữ, và bất an có thể làm hại sự nghiệp của bạn: Cần phải có sự tự tin để thúc đẩy chính mình tại một cuộc phỏng vấn xin việc ở vị trí cao hoặc đứng lên khỏi chiếc ghế trong một cuộc họp điều hành.

Tự nghi ngờ cũng có thể khiến cho phụ nữ từ bỏ những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời, bởi vì họ tự coi mình không đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong một thế giới phát triển rất nhanh như hiện giờ, bạn không thể chờ đợi các vị trí mà hoàn toàn phù hợp mở ra cho mình; thay vào đó, bạn phải nắm lấy thế chủ động, nắm lấy cơ hội, biến chúng thành của bạn. Tóm lại, bạn phải dấn thân sự nghiệp của bạn, chứ không phải tụt lùi hoặc đứng sang một bên.

Vậy phải làm gì?

Mặc dù bạn không thể mong đợi chính mình trở nên tự tin, đôi khi giả vờ tư tin cũng có thể hiệu quả. Hành động và nâng niu bản thân bạn như thể mình đang vô cùng tự tin có thể biến thành sự tự tin thực sự.

Chúng ta cũng nên hiểu rằng phụ nữ ít có khả năng cảm thấy đủ tự tin để tiếp cận với các cơ hội và do đó, chúng ta phải sửa chữa điều này thông qua việc khuyến khích và hỗ trợ.

5. Sự nghiệp giống như khung leo trèo hơn là cái thang; nhắm đến đỉnh nhưng phải linh hoạt trên con đường của bạn

Ngày nay, khái niệm nấc thang nghề nghiệp là không còn chính xác. Người ta không còn đi thẳng từ mức nhập để điều hành một công ty hoặc ngành công nghiệp. Một hình ảnh chính xác hơn là khung leo trèo với nhiều tuyến đường lên đến đỉnh.

Khái niệm này làm hài lòng những người, như tác giả, không có kế hoạch nghề nghiệp cụ thể sau khi tốt nghiệp đại học. Trên một khung leo trèo, bạn không cần phải có một mục tiêu chính xác; bạn có thể thử các tuyến đường khác nhau có sẵn và xem cái nào dẫn bạn đi đúng hướng.

Để giúp bạn với hành trình này, bạn nên có kế hoạch cả dài hạn và ngắn hạn.

Một giấc mơ dài hạn không phải là bất cứ điều gì cụ thể hoặc thậm chí là thực tế, nhưng nó sẽ giúp bạn quyết định những loại công việc mà bạn quan tâm. Tác giả, ví dụ, muốn làm công việc có ý nghĩa, vì vậy cô đã sử dụng niềm tin này để hướng cô đi trong suốt sự nghiệp của mình.

Ngoài ra, bạn nên đánh giá các cơ hội nghề nghiệp dựa trên những thứ quan trọng nhất mà chúng đem lại: tiềm năng để phát triển. Khi tác giả thảo luận về việc có nên chấp nhận vị trí ở Google mà khi đó chưa được biết đến rộng rãi, Giám đốc điều hành nói với cô rằng cô chỉ nên quan tâm về tiềm năng phát triển cá nhân, cái lớn nhất ở các công ty đang trên đà phát triển nhanh chóng: “Nếu bạn được mời ngồi lên chiếc hỏa tiễn, đừng hỏi mình sẽ ngồi ghế nào. Cứ lên thôi. “

Ông đã đúng, và bạn cũng nên tìm kiếm các đội, các dự án và các công ty có tiềm năng tăng trưởng lớn.

Cùng với những mục tiêu dài hạn, bạn cũng nên đặt mục tiêu ngắn hạn (ví dụ 18 tháng). Bao gồm cả mục tiêu công việc và nguyện vọng học tập cá nhân. Hãy tự hỏi mình, “Tôi có thể cải thiện ở đâu?”

6. Phụ nữ phải cẩn thận điều hướng lưỡi dao của tham vọng và yêu quý

Thậm chí ngày nay, định kiến giới tô màu nhận thức của chúng ta về người khác: người đàn ông được kì vọng sẽ quyết đoán và điều hành, phụ nữ nhạy cảm và xã giao.

Một phụ nữ với một sự nghiệp thành công vi phạm khuôn mẫu giới tính, đó là lý do sự kính trọng và thành công sự nghiệp có tương quan tích cực đối với nam giới nhưng tương quan tiêu cực đối với phụ nữ. Những người đàn ông có quyền lực, tham vọng được ca ngợi, trong khi những phụ nữ này được mô tả bằng cụm từ “tự đề cao” hoặc “không đồng đội.” Điều này vô cùng bất công, đặc biệt là việc được kính trọng là một yếu tố quan trọng cho sự thành công trong sự nghiệp.

Tuy nhiên, cố gắng để phù hợp với vai trò giới tính vốn được kì vọng trước của cô cũng có thể cản trở sự nghiệp của một người phụ nữ, vì nó có nghĩa là ít tham vọng hơn và dễ bị cướp mất cơ hội nghề nghiệp. Điều này tạo nên phản ứng “làm cũng chết, mà không làm cũng chết”.

Điều này được thể hiện rất rõ trong những khó khăn phụ nữ gặp phải khi thương thảo cho những cơ hội thăng tiến hoặc mức đền bù cao hơn. Cuộc đàm phán này hoàn toàn cần thiết cho sự nghiệp của mình, nhưng một người phụ nữ đấu tranh cho chính mình nhận được phản ứng không mấy thuận lợi – từ cả nam giới và nữ giới.

Các nhà khoa học đã nhấn mạnh một số lưu ý đặc biệt đối với phụ nữ đang điều hướng bãi mìn ngày: Bạn phải cố gắng để vượt qua để trở nên nữ tính “một cách phù hợp”, ví dụ như tốt bụng và xã giao. Do đó, hãy cố gắng làm mềm thông điệp của mình bằng cách nói thay mặt cho một nhóm chứ không phải là cho chính mình, ví dụ “Bộ phận của chúng tôi đã có một năm tuyệt vời” hay “Phụ nữ thường được trả tiền ít hơn nam giới.”

Thật không may, để vượt qua những thành kiến về giới, phụ nữ cũng phải đưa ra một lý do hợp lý để thương thảo, ví dụ, bằng cách trích dẫn tiêu chuẩn về trả lương cho công việc hoặc bằng cách đề cập việc này với ai đó ở cấp cao hơn, giống như một người quản lý, đề nghị họ thương lượng.

Chúng ta có thể hi vọng rằng khi những người phụ nữ quyền lực không còn là ngoại lệ, họ sẽ không còn phải khổ sở như vậy nữa.

7. Để thúc đẩy giao tiếp hiệu quả, hãy thực hành và khuyến khích tính xác thực và sự thích đáng

Giao tiếp chân thật là điều cần thiết trong công sở. Nó tăng cường các mối quan hệ, thách thức những quyết định không khôn ngoan, và giúp con người đề cập đến những chủ đề không mấy dễ chịu. Tuy nhiên, nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, sợ rằng nói thẳng, nói thật trong công việc có thể làm cho họ trông có vẻ tiêu cực hoặc quá mức nghiêm trọng. Do đó, họ im lặng trong khi thực tế, góc nhìn của họ là vô cùng cần thiết.

Đây là lý do tại sao các nhà lãnh đạo phải làm tất cả những gì có thể để khuyến khích tính xác thực bằng cách yêu cầu mọi người đưa ra ý kiến phản hồi và những lời đề nghị, cũng như bằng lời cám ơn những người đã chân thật.

Chìa khóa để giao tiếp hiệu quả trong bất kỳ môi trường là xen kẽ tính xác thực với những xem xét một cách thích đáng với cảm xúc của người khác: hãy chân thật một cách tế nhị, đừng chân thực một cách tàn nhẫn. Tuy nhiên, điều này nói dễ hơn là làm.

Đừng nhầm lẫn giữa sự thích đáng với sự quanh co. Ví dụ, không nói, “Mặc dù tôi có niềm tin vào phân tích của bạn, vào thời điểm này, tôi cảm thấy không chắc chắn về những nhược điểm có thể có trong đề xuất của bạn,” khi bạn thực muốn nói là: “Tôi không đồng ý với ý tưởng này.”

Đôi khi sự hài hước có thể là một cách hiệu quả để giải quyết một chủ đề khó khăn. Ví dụ, một trong những giám đốc điều hành của Google đang gặp rắc rối bắt đầu một cuộc thảo luận mang tính trung thực với một đồng nghiệp thoạt trông giống như kẻ thù cho đến khi anh hỏi cô ấy một cách bông đùa, “Tại sao bạn ghét tôi?”

Hiếm khi có một sự thật tuyệt đối trong mọi tình huống; do đó, để giao tiếp hiệu quả, trước tiên bạn phải cố gắng nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác. Hãy thử ví dụ, để phản ánh lại về vị trí của mình: “Tôi hiểu bạn đang khó chịu về điều này bởi vì bạn cảm thấy …”

Ngoài ra, khi bạn thực hiện các báo cáo, cố gắng để bắt đầu với từ “tôi” chứ không phải là viết như chân lý tuyệt đối: “Tôi cảm thấy chúng tôi nên …” chứ không phải là “Bạn sai rồi.” Câu đầu giúp bắt đầu những cuộc thảo luận, câu sau tạo ra những bất đồng.

8. Thay vì níu kéo các cố vấn, hãy thu hút họ và xây dựng một mối quan hệ tự nhiên, tương hỗ với họ

Nhiều phụ nữ chuyên nghiệp trẻ ngày nay có vẻ gần như bị ám ảnh với việc tìm kiếm cho mình một người thầy – vì lý do tốt. Giám đốc điều hành cao cấp, người tư vấn cho bạn và sử dụng ảnh hưởng của họ trên danh nghĩa của bạn, là rất quan trọng để phát triển nghề nghiệp, không phân biệt giới tính.

Thật không may, phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới để tìm mối quan hệ đó. Một lý do là hầu hết các nhà lãnh đạo cấp cao của công ty là những người đàn ông, và họ cảm thấy không thoải mái tư vấn cho phụ nữ trẻ do sự hiểu lầm có thể xảy ra bắt nguồn từ một mối quan hệ như vậy.
Nhưng lý do khác là hầu hết các buổi hội thảo, bài viết trên blog và bài viết liên quan đến phát triển nghề nghiệp trong thập kỷ qua đã nói với những người phụ nữ chuyên nghiệp hãy đi tìm một người cố vấn để họ có thể phát triển, trong khi thực tế, họ nên phát triển để họ có thể tìm thấy một người cố vấn. Nghiên cứu cho thấy cố vấn thân tín của mình đánh giá dựa trên hiệu suất và tiềm năng trong tương lai; do đó, một câu nói thẳng “Bạn có muốn làm người cố vấn cho tôi không?” tới một người hoàn toàn xa lạ dường như không hiệu quả.

Đưa ra một sự thể hiện xuất sắc có thể nắm bắt sự chú ý của người sẽ-trở thành-cố vấn nhưng đó không phải là cách duy nhất.

Tiếp cận một nhà điều hành cấp cao với một yêu cầu cụ thể đã được chuẩn bị kĩ lưỡng kể cả bây giờ và sau đó cũng có thể tạo ra mối quan hệ liên tục. Ngay cả các cuộc trò chuyện ngắn ngủi không thường xuyên hoặc trao đổi email có thể tạo thành một mối quan hệ mà mang lại lợi ích như những cố vấn “chính thức”. Sau tất cả, đó là mối quan hệ và mức độ đầu tư được tính, chứ không phải cái nhãn của nó.

Dù bạn làm gì, hãy nhớ rằng cố vấn chỉ là một mối quan hệ đối tác trong đó các cố vấn cũng có được những thông tin hữu ích cũng như niềm tự hào khi nhìn thấy các học trò phát triển. Hãy trân trọng thời gian và chuyên môn của người cố vấn của bạn; đừng chỉ đáp ứng để “bắt kịp” hoặc để than vãn.
Cuối cùng, hãy nhìn nhận đồng nghiệp của bạn cũng có thể là những cố vấn có giá trị, vì họ thường hiểu tình hình của bạn tốt hơn so với bất kỳ nhà điều hành nào.

Chương 9: Bình đẳng cũng đồng nghĩa với mối quan hệ bình đẳng thực sự với bạn đời ở nhà

Đối với phụ nữ để kết hợp thành công sự nghiệp viên mãn với nuôi gia đình, một người bạn đời hỗ trợ mà cam kết sẽ bình đẳng ở nhà là rất quan trọng. Một nghiên cứu năm 2007 khảo sát những người phụ nữ được giáo dục tốt nhưng lại rời bỏ lực lượng lao động cho thấy, 60% trích dẫn rằng chồng mình là yếu tố đánh giá đối với quyết định này, đề cập cụ thể đến việc thiếu sự tham gia của chồng vào việc chăm sóc con cái và các công việc nội trợ.

Vậy những gia đình hiện nay bình đẳng như nào? Theo số liệu gần đây, trong các gia đình ở Hoa Kỳ nơi mà cả cha và mẹ đang làm việc toàn thời gian, người mẹ vẫn dành hơn 40% thời gian vào việc chăm sóc con và hơn 30% thời gian vào công việc nội trợ so với người cha.

Đôi khi chính người mẹ đã đẩy người cha ra xa khỏi việc chăm sóc con mình bằng việc phán xét mỗi khi chồng chăm sóc con: “Đó không phải là cách thay tã. Đứng sang một bên và để em chỉ cho anh! “Kết quả cuối cùng là người cha trở nên ngày cảng tham gia ít hơn, để lại phần lớn các công việc cho người mẹ.

Để thật sự bình đẳng, các bà mẹ phải đối xử với chồng như các đối tác đều có khả năng và phải chia sẻ trách nhiệm để cả cha và mẹ có phần công việc của họ.

Chính sách thể chế cũng không khuyến khích người cha đóng vai trò bình đẳng ở nhà. Ở cả Hoa Kỳ và châu Âu, các thời kỳ nghỉ để của phụ nữa được đề nghị bởi các công ty hoặc ủy quyền của pháp luật có xu hướng dài hơn thời gian nghỉ để làm cha. Ngoài ra, những người đàn ông đi trái những khuôn mẫu đã định sẵn bằng cách ưu tiên gia đình của họ hơn sự nghiệp của họ có xu hướng bị phê bình nhiều hơn trong vấn đề tiền lương và thăng tiến hơn so với phụ nữ.

Bình đẳng ở nhà không chỉ quan trọng đối với những người phụ nữ theo đuổi sự nghiệp, mà điều đó cũng dẫn đến mối quan hệ hạnh phúc hơn và tạo ra một hình mẫu quan trọng đối với trẻ em. Do đó, luôn đáng để xem xét tình trạng bất bình đẳng ở nhà, thậm chí nếu điều đó tạo ra một vài cuộc xung đột ngắn hạn.

Chương 10: Trước khi nghỉ sinh con, hãy cứ tiếp tục dấn thân trên con đường sự nghiệp càng nhiều càng tốt

Từ khi còn nhỏ, các cô gái được dạy rằng một ngày nào đó họ sẽ phải lựa chọn giữa một sự nghiệp thành công và trở thành một người mẹ tốt.

Điều này không chỉ là sai lầm và đáng thất vọng, nó cũng có một tác dụng phụ rất khó chịu: Phụ nữ phá hủy sự nghiệp của mình bằng cách dọn sẵn trước chỗ cho những gì họ cho rằng sẽ là một hành động cân bằng không khả thi giữa sự nghiệp và gia đình.

Hãy xem xét một luật sư trẻ đầy tham vọng, được đề xuất một vị trí mới thú vị tại nơi làm việc – một người tạo ra sự nghiệp thực sự. Bởi vì cô ấy có kế hoạch để bắt đầu một gia đình trong “chỉ” một vài năm, cô bắt đầu tự hỏi nếu cô ấy thực sự có thể gánh vác trách nhiệm mới này. Sau tất cả, con cái cũng sẽ đòi hỏi thời gian. Sau khi cân nhắc, cô từ chối cơ hội.

Lựa chọn như thế này có nghĩa là vào thời điểm em bé ra đời, người mẹ đáng lẽ sẽ có một sự nghiệp khôn ngoan với vị trí khác hoàn toàn nếu cô ấy đã tham vọng theo đuổi mọi cơ hội. Thay vì là một ngôi sao đang lên, cô có thể thấy tình trạng của sự nghiệp đang trì trệ của mình.

Điều này có nghĩa rằng khi cô ấy đã lựa chọn giữa những thứ như sự nghiệp của mình và chăm sóc con cái, công việc của mình sẽ ít được trân trọng hơn một cách đáng kể so với thực tế nó xứng đáng có được. Và sau khi nghỉ sinh con, sự nghiệp của cô có vẻ không còn hứa hẹn nên cô lại lựa chọn rời khỏi lực lượng lao động. Như vậy, các bước mà cô cho rằng giúp cân bằng giữa công việc và gia đình đã kết thúc sự nghiệp của cô.

Nhưng năm tháng trước khi làm mẹ không phải là một thời gian để đi lùi mà ngược lại phải là thời điểm quan trọng để dấn thân vào công việc càng nhiều càng tốt. Đừng nhấn phanh với công việc cho đến khi thực sự cần.

Chương 11: Đừng cố gắng làm tất cả mọi thứ một cách hoàn hảo; hãy tập trung vào những gì quan trọng

Ý tưởng của việc “có tất cả” là một trong những cái bẫy nguy hiểm nhất từng được đặt ra đối với phụ nữ. Không ai có thể có tất cả vì cuộc sống là một sự cân bằng. Không ai có thể làm tất cả việc nhà và công việc một cách hoàn hảo.

Trong những công việc căng thẳng, người ta thường làm tất cả những gì công ty yêu cầu họ – và sau đó đột nhiên bỏ vì kiệt sức. Điều này là vô nghĩa.
Thay vào đó, hãy vạch ra những ranh giới và cố gắng thực hiện công việc theo cách riêng của bạn. Các công ty và các nhà lãnh đạo, về phần mình, nên chuyển sang một nền văn hóa với việc ít gặp mặt nhau hơn và tập trung vào kết quả hơn là về mặt thời gian ở văn phòng.

Ở nhà cũng có nhiều áp lực, nơi các bà mẹ đang hi vọng dành càng nhiều thời gian với con cái của họ. Hiện tượng tình mẫu tử sâu sắc mà có vẻ tương đối mới này có thể tạo ra cảm giác tội lỗi ở các bà mẹ khi họ đi làm, mặc dù nghiên cứu cho thấy rằng có những người khác chăm sóc cho con của bạn trong khi bạn làm việc không có tác động tiêu cực trên mọi khía cạnh của sự phát triển của bất kì đứa trẻ nào.

Đối với các bà mẹ, quản lý các gánh nặng một cách hiệu quả có thể cũng quan trọng như quản lý thời gian. Như quy tắc ngón tay cái, không tập trung vào những điều bạn không làm mà thay vào đó hãy hoàn thành và thưởng thức các nhiệm vụ chính.

Bởi vì không ai có thể làm tất cả, ưu tiên và tập trung vào những gì quan trọng nhất. Ví dụ, dành thời gian cho buổi khiêu vũ của con gái của bạn, nhưng đừng lo lắng về việc gấp quần áo một cách hoàn hảo. Đừng cố gắng cho sự hoàn hảo; thay vào đó, hãy cố gắng tìm giải pháp bền vững về lâu dài và hoàn thành trong thời điểm này, cả ở nhà và tại nơi làm việc.

Không có cách nào “hoàn hảo” để có cả một cuộc sống cá nhân hoàn hảo và một sự nghiệp thành công, do đó, tìm bất kì cách nào hiệu quả nhất đối với bạn.

Thông điệp chính trong cuốn sách này

Mặc dù có những tiến bộ to lớn trong việc bình đẳng giới trong thập kỷ qua, phụ nữ vẫn vắng mặt ở các vị trí lãnh đạo. Điều này là do các yếu tố bên ngoài như kéo dài những thành kiến về giới và định kiến, cũng như áp lực bên trong như thiếu tự tin và lo lắng về những thách thức của việc kết hợp giữa sự nghiệp với chăm sóc gia đình. Làm thế nào để giải quyết và khắc phục những vấn đề này không chỉ đòi hỏi nỗ lực từ phụ nữ, mà còn từ toàn xã hội chung.

Theo Blinkist. (Dịch Bibox)