Lần cập nhật gần nhất January 5th, 2021 – 11:09 am
Viết không nhất thiết phải là tài năng thiên bẩm, viết là câu chuyện của học hỏi, của rèn luyện, của nhẫn nại. Điều quan trọng là bạn có dám đương đầu với tất cả, kiên trì để trở thành người viết hay không?
Hẹn gặp lại bạn ở đó, nơi bạn dũng cảm và kiên định viết nên câu chuyện của chính mình!
Review Để trở thành người viết (2)
– Làm thế nào để có thể viết liên tiếp mà không bị bí ý tưởng?
– Ủa sao mọi người viết được review hay vậy?
– Ngồi nguyên ngày không nghĩ nổi điều gì hết …
– Ui Dào ôi mình có phải nhà văn chuyên nghiệp đâu thôi mai viết cũng dược.Quen không? Quen chứ, dĩ nhiên là quen rồi. Một cảnh tượng quen thuộc đối với những con người yêu thích đọc sách và viết lách như chúng mình. Và ”Để trở thành người viết” của Travis Elborough và Helen Gordon sẽ chính là một kim chỉ nam cho chúng ta không lâm vào cảnh phải tự đặt ra những câu hỏi muôn thưở như vậy nữa.
Người ta có câu ”Học thầy không tày học bạn” ơ cơ mà nếu mà học của nhiều thầy thì sẽ thế nào nhỉ. Cuốn sách của Travis và Helen như một cuốn cẩm nang tổng hợp tất cả những lời khuyên, lời chia sẻ chân thành nhất của các nhà văn, nhà thơ, diễn giả nổi tiếng từ trước đến giờ và bạn sẽ bắt gặp một số cái tên tuổi lẫy lừng như Oscar Wilde, Mark Twain, George Orwell, JK Rowling, Ian McEwan, Margarert Atwood hay Haruki Murakami trong cuốn sách dài 200 trang này về cuộc sống công việc của họ, làm thế nào để họ ra được những ấn phẩm đặc sắc như vậy, nên bắt đầu từ đâu và như thế nào.
Vậy câu hỏi đặt ra đầu tiên: Cuốn sách này dành cho ai?
Đúng theo tên của cuốn sách được đặt ra ”Để trở thành người viết”, ban đầu mình chỉ suy nghĩ đơn giản là nó sẽ dành cho những bạn nhà văn, nhà báo trẻ đang trên con đường chinh phục cây bút?! Nhưng sau khi đọc hết cuốn sách này mình mới ngộ ra là nó phù hợp với hầu hết mọi người, tất cả những ai đang yêu thích viết lách, làm blogger, làm người sáng tạo nội dung …. BẤT CỨ AI mọi người ạ. Vì sao mình nghĩ như vậy thì cùng xem tiếp thêm về mặt nội dung sauuuu
Nội dung của cuốn sách như thế nào?
Nó sẽ không giống như việc chúng ta ngồi học văn học trên ghế nhà trường, cùng ngồi phân tích các tác phẩm với những mạch cảm xúc bị cường điệu hoá lên nữa. Các ”người thầy” xuất hiện trong cuốn sách này sẽ chia sẻ một cách chân thật nhất những bài học đắt giá ấy qua chính cuộc sống của họ, bằng những sai lầm và sẽ có không ít những câu chuyện dở khóc dở cười khiến mình phải bật cười nghĩ đến là ”oh thần tượng của mình cũng ngốc nghếch đến vậy sao”
Cuốn sách như một lộ trình được chia làm 5 phần chính:
Phần I: Để trở thành người viết
Khoảng hơn 20 trang một chút, nói về công cuộc tìm kiếm lối đi cho riêng mình. Khi bắt đầu vào công cuộc sáng tác hay sáng tạo nội dung thì mình khá là chắc rằng ai cũng sẽ định hướng cho mình một phong cách đặc trưng riêng và không phải ai cũng có thể giống nhau được; nếu có giống thì hãy chắc rằng bạn hãy làm tốt hơn nếu muốn làm người nổi bật. Bạn đã bao giờ nghĩ đến nó chưa?
Phần 2: Bằng cách nào và bằng cách gì?
‘Ý tưởng vẫn sẽ mãi chỉ là ý tưởng thôi nếu như chúng ta không bắt tay vào thực hiện nó”
Đã nghĩ đến nó rồi thì phần thứ 2 sẽ giúp cho mình làm thế nào để có thể thực hiện hoá những ý tưởng dó thành hiện thực. Muốn làm gì cũng sẽ phải có một kế hoạch cụ thể và cách họ thực hiện và luyện tập nó cũng sẽ khác nhau. Hãy đọc và tìm hiểu xem phong cách nào phù hợp với bạn nhất. Đó có thể là một ly rượu vang nhâm nhi chill chill một chút hay một ly cà phê bên cạnh một khung cửa sổ đẹp đẽ. Điều gì sẽ mang lại cảm hứng cho bạn.
Phần 3: Vì sao thất bại?
Mình đã có một phong cách và những sản phẩm riêng rồi vậy tại sao mình vẫn thất bại? Bài viết không người đọc? Đọc đi đọc lại vẫn thấy mình viết nhàm chán không có sự nổi bật. … Con đường nào rồi cũng sẽ có những trông gai và việc của mình là phải tìm ra được những lỗi sai đấy.
Oscar Wilde có chia sẻ: ”Tôi mất cả buổi sáng nghiền ngẫm bài thơ đã viết chỉ để nhặt ra một dấu phẩy. Tới buổi chiều, tôi đặt nó trở lại vị trí cũ.” @@
Những người kì cựu còn có lúc sai vậy thì mình còn lo lắng gì nhỉ. Sai thì sửa thôi!
Phần 4 và Phần 5: Cách làm thế nào để viết cho hay và kết sao cho đắt.
Bạn có một nội dung hay sáng tạo rồi vậy làm thế nào để có thể thu hút được người đọc thì nó sẽ là một câu chuyện khác. Những câu chữ cần gọn ghẽ thú vị hơn, những cú twist đỉnh cao, một cái kết chuyện đi vào lòng người và sẽ có một happy ending?
Tất cả những điều đó sẽ đều được kể một cách dàn trải trong những trang sách đó. Nghe thì có vẻ khá lí thuyết nhưng lại không hề như vậy. Bằng cách thiết kế trang sách, đặt font chữ phù hợp xen lẫn những hình ảnh màu sắc không kém phần bắt mắt sẽ khiến cho bạn thấy đây là một cuốn sách cực kì dễ đọc. Tuy nhiên để có thể tận dụng tối đa lợi ích của sách, mình nghĩ các bạn nên sử dụng những tờ giấy note hoặc một cuốn sổ để có thể ghi lại hết được những tips hay ho đã được chia sẻ nhé.
Còn gì tuyệt hơn khi học cùng một chủ đề nhưng lại từ nhiều người thầy khác nhau phải không?
– Thuỳ Linh
Vốn là người thích viết bài cảm nhận về sách, về những sự kiện trong cuộc sống… nên khi biết đến quyển sách “Để trở thành người viết”, sau một thời gian cũng dài canh me đợt giảm giá, tôi đã mua được nó giảm 40%. Dù đang đọc vài cuốn khác, tôi cũng dừng tất cả chúng để đọc cuốn này lập tức với hy vọng sẽ cải thiện và nâng cao khả năng viết của mình. Trong lúc đọc, tôi hài lòng với phần dịch thuật + trình bày chỉn chu, minh họa đơn giản nhưng ấn tượng của sách. Tuy nhiên, quyển sách này chỉ đơn thuần như một ấn phẩm giải trí vô hại chứ không đáp ứng các nguyện vọng của tôi.
“Để trở thành người viết” có phần Mục Lục khá lôi cuốn như sau:
- Để trở thành người viết
- Bằng cách nào, và bằng cái gì?
- Vì sao thất bại?
- Viết sao cho hay?
- Kết sao cho đắt
Trái với kỳ vọng của tôi, sách này không hướng dẫn một cách ngắn gọn – tinh tế – dễ nhớ về các kỹ năng viết lách, mà cuốn này tập hợp những kỹ năng viết được chia sẻ bởi các nhà văn lớn. Có những đoạn khá hay và đáng học hỏi; cũng có những đoạn mông lung khó hiểu và có vẻ chẳng thể giúp cải thiện kỹ năng viết; một số đoạn khác lại thể hiện tâm tính lập dị và ngông cuồng của tác giả. Một số thủ thuật được hướng dẫn hơi lỗi thời, không theo kịp thời đại và không thỏa mãn sở thích đọc sách của một bộ phận độc giả nào đó. Tuy vậy, thỉnh thoảng sách cũng có vài đoạn hay khiến tôi ghi chú lại để sau này có thể đọc lại.
“Đã có lúc tôi nghĩ điều quan trọng nhất là tài năng. Giờ tôi nghĩ rằng giới trẻ phải chiếm hữu, học hỏi và rèn luyện cho bản thân đức tính kiên nhẫn vô hạn để không ngừng cố gắng cho đến khi thành công. Ta sẽ phải rèn luyện bản thân với thái độ khắc kỷ. Hãy dẹp bỏ tất cả những trang viết lầm lỡ dù bạn có gắn bó với chúng đến đâu. Điều quan trọng nhất là sự minh mẫn, để tự vấn, để nghiền ngẫm, để suy nghĩ – suy nghĩ xem tại sao nhân vật đó hành động như vậy. Khi bạn đã có được khả năng ấy, tôi nghĩ tài năng có hay không không còn quan trọng với bạn nữa”.
Thay vì mua + đọc cuốn này, tôi nghĩ người muốn nâng cao khả năng viết lách có thể google các câu như “cách viết review sách hay” hoặc “nâng cao khả năng viết văn”, mỗi chủ đề đọc khoảng bốn bài viết, kết hợp luyện tập thường xuyên (viết nhật ký hoặc viết bài cảm nhận) một cách chăm chỉ thì tay nghề cũng sẽ được mài giũa. Tuy cuốn “Để trở thành người viết” không giúp ích được nhiều cho tôi nhưng tôi không hối hận đã mua nó, ít ra biết nội dung là gì để đừng mãi tò mò.
– Cáo Biển Non Xanh (Sea, 20-5-2020)