Bạn không thể sống cuộc đời mà không gặp phải những giai đoạn đầy biến động và không chắc chắn; những cú sốc bất ngờ như sự sụp đổ kinh tế, thiên tai có thể xảy ra trong chớp mắt.
Để giúp cho mình có thể cải thiện nghich cảnh, bạn phải chấp nhận điều này và cố gắng “thuần hóa” yếu tố bất định, chứ không phải là tránh hoặc loại bỏ nó. Cách tốt nhất để đạt được điều này là tuân theo chiến lược thanh tạ tập ngực: nhiều như một thanh tạ tập ngực có trọng lượng đè trên cả hai đầu nhưng không có thứ gì ở giữa, bạn phải chuẩn bị cho cả hai phía, cả tiêu cực và tích cực, và bỏ qua những cách trung lập.
Điều đầu tiên bạn phải làm là tập trung vào các yếu tố tiêu cực tạ của bạn: giảm thiểu việc tiếp xúc với những rủi ro tiềm ẩn mối nguy hại. Ví dụ, nếu bạn đảm bảo rằng 90% tài sản của bạn đang an toàn khi chống lại sự sụp đổ bất ngờ của thị trường, bạn biết rằng bạn đang an toàn khi chống lại những cú sốc như vậy. Số tiền này có thể không đem lại một lợi nhuận rất lớn, nhưng ít nhất nó an toàn.
Một khi điều này đã thực hiện xong, bạn có thể tập trung vào đầu kia của thanh tạ. Với 10% còn lại trong tài sản của mình, bạn có thể chấp nhận những rủi ro nhỏ trong các khu vực biến động mạnh và khó lường nhất mà bạn có thể kiếm lợi nhuận từ đó. Lợi nhuận có thể rất lớn, nhưng rủi ro sẽ chỉ có 10%. Bằng cách này bạn trụ vững để gia tăng lợi nhuận rất lớn nếu mọi thứ diễn ra êm đẹp, trong khi đó giảm thiểu những hậu quả tiêu cực.
So sánh điều này với một người đặt 100% tài sản của họ trong một khu vực trung lập. Họ có tiềm năng kiếm được bao nhiêu tiền không còn là vấn đề, nếu cuộc suy thoái xảy ra họ có khả năng mất tất cả.
Hãy tưởng tượng bạn phải tham dự một hội nghị quan trọng ở Iceland. Đương nhiên, bạn đặt trước chuyến bay của bạn để có giá vé rẻ nhất. Thật không may, một ngày trước khi hội nghị diễn ra, các hãng hàng không thông báo cho bạn rằng chuyến bay của bạn bị hủy bỏ. Bạn không thể bỏ lỡ cơ hội, vì vậy bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc đặt vé chuyến bay cuối cùng với giá cao hơn nhiều vào lúc phút chót.
Có thể gọi đây là một tình huống ép buộc: một tình huống mà bạn không có lựa chọn nào khác để thực hiện một cái gì đó, bất kể chi phí như nào. Ép buộc đối lập với được lựa chọn.
Chi phí của tình huống ép buộc được xác định bởi kích thước của các thực thể đang bị “ép”; vật ấy càng lớn, cáng khó để quyết đinh. Trong ví dụ về vé máy bay trên, nếu chỉ có mình bạn bay, bạn có thể chỉ cần mua một tấm vé khác với giá cao hơn rất nhiều, nhưng hãy tưởng tượng nếu toàn bộ phải đoàn của một trường đại học cũng ở trong tình huống đó?
Có lẽ sẽ không có đủ chỗ ngồi ở khu vực ghế thường, do đó sẽ cần phải mua vé khu vực đắt tiền, hoặc thậm chí thuê một máy bay phản lực tư nhân. Kích thước của phái đoàn sẽ làm cho tình huống khó khăn hơn.
Tương tự như vậy, toàn cầu hóa đã làm thay đổi nền kinh tế thế giới thành một người khổng lồ duy nhất, khiến nó dễ bị rơi vào tình huống ép buộc này hơn bao giờ hết. Tất cả mọi người, từ các ngân hàng siêu thị địa phương của bạn, được kết nối với nhau trên toàn cầu, cho dù bằng cách giao dịch cổ phiếu tại Nhật Bản hoặc mua sản phẩm từ Brazil. Nếu như một cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán xảy ra, chuỗi kết nối này sẽ giống như trò chơi domino nối tiếp nhau sụp đổ: các ngân hàng sẽ phải cắt giảm kinh phí dành cho các doanh nghiệp, khi ấy sẽ phải cắt giảm nhân viên, những nhân viên ấy có lẽ sẽ vì vậy mà mất nhà cửa.
Sức ép của nền kinh tế hiện nay là vấn đề toàn cầu và là vấn đề chung, bởi vì tác hại mà nó có thể sẽ gây ra.
8: Nhiều ngành nghề hiện đại là hệ thống cải thiện nghich cảnh, nhưng với mọi người khác thì đó là vấn đề tiền bạc
Trong những ngày tháng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều chuyên gia tài chính lớn trong các trường đại học và các tờ báo tự tin thông báo với chúng ta rằng không cần thiết phải lo lắng về nền kinh tế. Các “chuyên gia” hiển nhiên đã rất sai lầm: nền kinh tế toàn cầu đã sụp đổ và nhiều người bị mất các khoản đầu tư, nhà cửa và lương hưu của họ.
Bây giờ, bạn sẽ nghĩ rằng bởi vì sự thất bại của họ khi dự đoán một trong những sự sụp đổ tài chính lớn nhất trong lịch sử, các chuyên gia phải đối mặt với áp lực rất lớn. Trong thực tế, phần lớn trong số họ nắm giữ những vị trí có tầm ảnh hưởng đến mức họ không cần phải xin lỗi vì sai lầm của mình. Điều này là do họ làm việc trong khu vực tương đối hẹp, và tất cả các chuyên gia đều quen mặt nhau và phụ thuộc lẫn nhau, có nghĩa là họ không phải tìm cách chỉ trích lẫn nhau. Sai lầm của họ đã sớm bị quên lãng.
Điều này minh họa một vấn đề bức bối tại trung tâm của xã hội hiện đại. Hệ thống cải thiện nghịch cảnh của nhiều người gây ảnh hưởng đến vấn đề tiền bạc của người khác; họ gặt hái toàn bộ lợi ích nếu họ đúng, nhưng phải đối mặt với bất kì hậu quả nào nếu họ sai.
Do đó, vấn đề là họ có thể tiếp tục đưa ra những lời khuyên sai lầm và thiệt hại do những người khác gánh chịu, như ví dụ của cuộc khủng hoảng tài chính. Vì nó không ảnh hưởng đến tiền của riêng họ, họ tự do tự tại trong trò chơi, có nghĩa là họ không có gì để mất.
Tương tự như vậy, các ngân hàng hiện nay cũng được hưởng lợi từ việc tự do tự tại trong trò chơi. Trong thời Trung cổ Catalonia, biện pháp phổ biến là cắt giảm những ngân hàng thất bại này; điều đó tạo cho họ áp lực để làm việc vì lợi ích chung.
So sánh với các ngân hàng hiện đại, những người thường xuyên chơi với tiền của người khác mà không có chút rủi ro nào cho bản thân họ. Khi họ làm tốt, họ có rất nhiều tiền, nhưng khi họ thất bại, đó không phải là tiền của chính họ, họ không phải đánh mất thứ gì đó quan trọng. Họ đã trở thành một hệ thống cải thiện nghịch cảnh dựa trên vấn đề tiền bạc của tất cả những người khác.
9: Mong muốn loại bỏ biến động từ cuộc sống cuối cùng sẽ làm cho xã hội chúng ta dễ đổ vỡ hơn
Nhiều chính trị gia và các nhà kinh tế đã thấy rằng các chu kỳ kinh tế bùng nổ và phá sản là điều không thể đoán trước. Trong khi nỗ lực để làm cho quá trình diễn ra tốt hơn, họ đã phát triển lý thuyết phức tạp về việc khi nào và làm thế nào để can thiệp vào chu trình và làm nó suôn sẻ hơn.
Đây là một vấn đề rất quan trọng với tư duy hiện đại: cố gắng để làm cho xã hội càng bằng phẳng và êm dịu bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Kiến thức của con người càng phát triển, chúng ta trở nên kiêu ngạo hơn về những gì chúng ta có thể và nên kiểm soát. Chúng ta coi biến động như một cái gì đó không thể dự đoán được, vì vậy chúng ta cố gắng để kiểm soát nó.
Chúng ta vận động các chính sách để cố gắng và can thiệp vào hệ thống để làm cho chúng bằng phẳng hơn, chủ nghĩa can thiệp ngây thơ. Không may là, ta không biết nhiều như ta nghĩ về bản thân, vì vậy thay vì làm cho hệ thống tốt hơn, chúng ta làm cho chính chúng ta tệ hơn. Không biết điều đó, chúng ta cướp khỏi hệ thống – như những gì đã làm với nền kinh tế – những biến động quan trọng của hệ thống cải thiện nghịch cảnh.
Loại bỏ các biến động, và do đó hệ thống cải thiện nghịch cảnh, từ một hệ thống cần những thời điểm bùng phát quan trọng: nay không có biến động, vấn đề không phải quá rõ ràng sao, vì vậy chúng nằm im, trở nên càng tồi tệ hơn cho đến khi họ đạt tới điểm giới hạn. Để làm rõ hơn hiện tượng này, hãy xem xét ví dụ về một khu rừng:
Một khu rừng sẽ luôn luôn có nguy cơ hỏa hoạn. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của một vụ hỏa hoạn thường giảm đi sau một loạt các vụ cháy nhỏ hơn, loại trừ những vật liệu dễ cháy nhất trong những cái cây vẫn còn nguyên vẹn. Biến động, giống như các đám cháy nhỏ, giúp ngăn ngừa các sự bùng nổ lớn. Bằng cách ngăn chặn tính bất định trong các hệ thống của chúng ta, chúng ta đang tích góp các vật liệu dễ cháy chờ đợi cho một cơn bão lửa.
10: Giáo dục hiện đại đang gặp “vấn đề gà tây” – chúng ta nhận định không thấu đáo về quá khứ để dự đoán tương lai
Hãy tưởng tượng bạn là một con gà tây vào một ngày Lễ Tạ ơn, vui vẻ cục ta cục tác. Nếu bạn dự đoán tương dựa vào những hình ảnh trong quá khứ mấy ngày gần đây, bạn sẽ không có lý do nào để lo lắng.
Mỗi ngày chủ của bạn đều cho bạn ăn no và đảm bảo rằng bạn đang khỏe mạnh: do đó bạn có thể tự tin dự đoán rằng chủ của bạn yêu gà tây và rằng tương lai cho bạn vô cùng tươi đẹp. Ngày Lễ Tạ Ơn ngày bạn sẽ đối mặt với một một cú sốc.
Điều này phản ánh một trong những vấn đề chính của xã hội hiện đại: đưa ra dự đoán về tương lai dựa trên một quan điểm thiển cận của quá khứ. Các trường Đại học, các trường kinh doanh và các tràn ngập những người dự đoán với chúng ta điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Các công ty chi hàng triệu thuê nhà chiến lược và quản lý rủi ro, hy vọng sẽ tận dụng lợi thế của những lời dự đoán.
Tuy nhiên, những dự đoán này là sản phẩm của các “vấn đề gà tây”, dự đoán tương lai dựa trên những câu chuyện sai lầm của quá khứ. Những người đi theo những lời tiên đoán có thể gặp nguy cơ khi ngay cả những gì được dự đoán trước không xảy ra.
Một lỗ hổng trong suy nghĩ của chúng ta là chúng ta giả định những gì tồi tệ nhất là những gì ta từng chứng kiến và có thể xảy đến bất kì lúc nào. Điều này dẫn đến kế hoạch dự phòng và những cơ sở sai lầm cho những kịch bản tồi tệ này. Nhiều người không lường trước được một biến động còn lớn hơn sẽ xảy ra với họ; một biến động mà họ hoàn toàn không ngờ đến.
Hãy lấy ví dụ, lò phản ứng hạt nhân Fukushima, được xây dựng để có thể chịu được các trận động đất lớn nhất từng có theo kinh nghiệm. Thiết kế của nó rõ ràng không tính trước được rằng một trận động đất lớn hơn có thể xảy ra trong tương lai. Khi điều này xảy ra trong năm 2011, các lò phản ứng đã bị phá hủy hoàn toàn.
11: Chúng ta đang đánh giá thấp vai trò của hệ thống cải thiện nghịch cảnh trong việc thúc đẩy sự tiến bộ và các thành tựu trong xã hội
Chúng ta được dạy trong trường học rằng Cách mạng công nghiệp là sản phẩm của sự tiến bộ khoa học: phát triển trong kiến thức lý thuyết điều khiển những tiến bộ công nghệ, rồi lần lượt sản xuất chuyển đổi, doanh nghiệp và xã hội.
Tuy nhiên, điều ấy sai hoàn toàn. Cuộc cách mạng công nghiệp, trên thực tế, đã được phần lớn thúc đẩy không phải bởi các lý thuyết học thuật hay chuyên gia, mà do những người đơn giản có sở thích và nghiệp dư mày mò nên. Chiếc tàu ngầm, ví dụ, không được phát minh bởi một trường đại học hoặc một tổ chức hải quân, mà là do một bộ trưởng tôn giáo, cha George Garrett, người đã làm việc nghiên cứu về nó trong thời gian rảnh rỗi của mình.
Sáng chế như vậy là kết quả của hàng trăm những người nghiệp dư làm việc độc lập, không ngừng cố gắng tạo ra công nghệ và ý tưởng mới, thường thất bại nhưng đôi khi lại thành công, từ đó xã hội như một tổng thể được hưởng lợi. Do đó, họ đã thành lập một hệ thống cải thiện nghịch cảnh.
Các mô tảt sai lầm về cuộc Cách mạng công nghiệp là một ví dụ về cách xã hội hiện đại không hiểu được tầm quan trọng của hệ thống cải thiện nghịch cảnh. Chúng ta không thể tưởng tượng được sự tiến bộ của xã hội ta đang sống được tạo nên bởi những cơ hội trong một hệ thống phức tạp của việc hãy cứ thử và sai.
Vì vậy, khi chúng ta nhìn lại lịch sử, chúng ta cố gắng tạo ra câu chuyện mà đưa ra lý do được xác định trước nhiều hơn cho những những tiến bộ của chúng ta. Chúng ta thực sự muốn nghĩ rằng các nhà phát minh và kỹ sư trong quá khứ biết họ đang làm gì chứ không phải chỉ đơn thuần là mày mò những sự việc xung quanh trong bóng tối, hy vọng sẽ thành công với một ý tưởng nào đó.
Điều này rất có ý nghĩa đối với xã hội hiện đại. Nhiều chuyên gia hiện đại trong các ngành khoa học còn nợ những nghiên cứu và chi phí cao cho những lời khẳng định rằng họ sẽ có những khám phá mang tính đột phá. Tiền đang đổ vào những chuyên gia này với hy vọng rằng họ sẽ sản xuất những lý thuyết mới, những thứ mà, theo lần lượt, sẽ tạo ra thuận lợi cho những tiến bộ và khám phá mới.
Tuy nhiên, kiến thức trên lý thuyết không thể mang lại sự tiến bộ mà họ từng tuyên bố; chúng ta cần sự ngẫu nhiên, và hệ thống cải thiện nghịch cảnh mà nó tạo ra, để mang lại thay đổi thực sự.
Lời kết
Thông điệp chính trong cuốn sách này là:
Hệ thống cải thiện nghịch cảnh là yếu tố đã thúc đẩy sự tiến bộ của con người từ thời xa xưa. Nó giúp hệ thống phát triển và cải thiện trong một thế giới không thể tiên đoán trước và không ổn định. Tuy nhiên, xã hội hiện đại đang ở trong quá trình cố gắng để loại bỏ các môi trường đầy biến động ấy, nguyên tố quan trọng của hệ thống cải thiện nghịch cảnh. Khi làm như vậy, chúng ta đang làm cho bản thân mình “dễ đổ vỡ” hơn.
Du Học Đồng Thịnh (Read Station)
Theo Blinkest.