Khúc chiến ca của mẹ hổ

Khúc chiến ca của mẹ hổ

Khúc chiến ca của mẹ hổ

Tác giả : Amy Chua

Khúc Chiến Ca Của Mẹ Hổ (2011) là cuốn sách chia sẻ những kinh nghiệm của Amy Chua trong quá trình nuôi dạy những đứa trẻ thuộc thế hệ thứ ba trong gia đình theo những quan niệm truyền thống của cha mẹ bà. Trong cuốn sách này, bà không chỉ đưa ra một quan điểm sâu sắc, gây nhiều tranh cãi về cách làm cha mẹ, mà còn chia sẻ hồi ký của Mẹ Hổ – một nhân vật vô cùng nghiêm khắc nhưng hết lòng yêu thương con cái.

Ai nên đọc cuốn sách này?

Những ai thường xuyên tiếp xúc với con trẻ và các bậc phụ huynh;

Các bậc cha mẹ muốn tìm hiểu về phương pháp giáo dục trẻ trong các gia đình không thuộc phương Tây;

Bất cứ ai hứng thú với câu chuyện của một gia đình không bình thường.

Tác giả cuốn sách này là ai?

Amy Chua sinh ra tại Mỹ trong một gia đình nhập cư người Hoa. Thay vì bao bọc và khích lệ, cha mẹ Amy là những người vô cùng nghiêm khắc và luôn thúc ép bà phải học tập chăm chỉ và thành công. Amy Chua hiện là giáo sư Luật của Trường Luật Yale. Cuốn sách của bà “Ngày của Đế chế: Các siêu cường tiến tới thống trị Thế giới như thế nào – và Tại sao bị sụp đổ” (Day of Empire: How hyperpowers rise to Global dominance – and Why they fall) được ca ngợi là ấn phẩm bán chạy nhất. Năm 2011, bà được Tạp chí Time vinh danh trong top 100 người có tầm ảnh hưởng nhất.

Thực hiện tóm tắt: Ứng dụng s&aacut

Vì sao cuốn sách này dành cho bạn? Khám phá phương pháp nuôi dạy con của Mẹ Hổ.

Nếu bạn là một bậc cha/mẹ tốt, hẳn bạn biết rõ rằng con bạn luôn mong muốn được cảm thông và hỗ trợ nhiều nhất từ cha mẹ chúng? Nhưng điều này lại không đúng đối với Amy Chua – tác giả cuốn sách và cũng là “Mẹ Hổ” của hai cô con gái. Trái lại, phương pháp dạy con của bà tập trung vào việc liên tục đưa ra các đòi hỏi và lời phê bình đối với con trẻ, và quan trọng nhất là xây dựng niềm tin vững chắc rằng con trẻ có thể đạt được thành công ở bất cứ lĩnh vực nào chúng quan tâm.

Trong cuốn sách này, bạn sẽ khám phá ra những điểm cộng và điểm trừ trong phong cách giáo dục độc đoán của người Trung Quốc, cũng như việc trở thành Mẹ Hổ đã đem lại những gì cho Amy Chua.

Bạn cũng sẽ hiểu:

  • Tại sao Mẹ Hổ không quan tâm tới các vở kịch ở trường;
  • Tại sao cha mẹ Trung Quốc không bận tâm khi lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương; và
  • Tại sao câu nói “Này bạn béo, giảm cân đi!” lại không hề khó nói với trẻ.

1. Tư duy của cha mẹ Trung Quốc rất khác với tư duy của cha mẹ phương Tây

Nếu bạn đã là cha/mẹ, bạn luôn mong muốn những gì tốt đẹp nhất cho con cái mình. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ Trung Quốc và cha mẹ phương Tây lại có những quan điểm rất khác nhau về thế nào là “tốt nhất”. Dưới đây là ba điểm khác biệt chính:

Một là, cha mẹ phương Tây luôn muốn con cái họ có tính tự trọng cao, trong khi xây dựng lòng tự trọng không phải là việc quá quan trọng đối với cha mẹ Trung Quốc.

Cha mẹ phương Tây quan tâm đến cảm xúc của con trẻ khi chúng thi trượt hay thua cuộc. Trái lại, cha mẹ Trung Quốc kỳ vọng con họ phải có tinh thần mạnh mẽ, thay vì tin rằng con trẻ dễ bị tổn thương. Ví dụ, nếu một đứa trẻ phương Tây không thể hiện tốt ở trường học, cha mẹ chúng sẽ khéo léo nhắc nhở và cố gắng không làm trẻ bị tổn thương cảm xúc. Trái lại, cha mẹ Trung Quốc sẽ phản ứng trước kết quả yếu kém này bằng việc đòi hỏi con họ phải tiến bộ, dù điều này có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ.

Hai là, cha mẹ Trung Quốc tin rằng con cái họ nợ họ mọi thứ.

Niềm tin này xuất phát từ truyền thống tôn trọng người lớn tuổi của người Trung Quốc cùng với việc các bậc cha mẹ Trung Quốc thường làm việc cật lực để đảm bảo con cái họ nhận được nền tảng giáo dục tốt nhất. Do đó, quan điểm của người Trung Quốc là con cái phải dành cuộc đời mình báo đáp lại công ơn cha mẹ bằng cách làm cho cha mẹ thấy tự hào. Còn cha mẹ phương Tây lại nghĩ ngược lại. Họ tin rằng vì chính họ quyết định trở thành cha mẹ, nên họ có nghĩa vụ phải chăm sóc con cái và con cái họ không nợ họ bất cứ điều gì.

Ba là, cha mẹ Trung Quốc tin rằng họ biết đâu là điều tốt nhất cho con cái của họ.

Trong khi cha mẹ phương Tây thường hỏi ý kiến con trẻ về những việc chúng muốn thử sức, thì cha mẹ Trung Quốc tin rằng tốt hơn hết họ sẽ nói cho bọn trẻ biết chúng nên sử dụng thời gian thế nào. Những mong muốn của trẻ, nếu có chút sức nặng nào, thì cũng chỉ đóng một vai trò rất, rất nhỏ trong quyết định của cha mẹ.

Điều này có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ thấy một đứa trẻ Trung Quốc trở về nhà sau giờ học và tự hào tuyên bố với cha mẹ chúng rằng: “con vừa nhận được một vai diễn trong vở kịch ở trường đấy”. Vì cha mẹ Trung Quốc thấy rằng bọn trẻ tốt hơn hết chỉ nên tham gia các hoạt động ngoại khóa mà chúng có thể giành được huy chương – và tốt hơn hết là một chiếc huy chương vàng.

2. Cha mẹ Trung Quốc không cho phép con cái bỏ cuộc dễ dàng bởi họ đã làm việc cật lực để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai của trẻ.

Bạn sẽ làm gì nếu phát hiện con bạn không giỏi ở một lĩnh vực nào đó? Trong khi các bậc cha mẹ phương Tây sẽ chỉ đơn thuần coi đó là một điểm yếu của trẻ, thì cha mẹ Trung Quốc sẽ làm mọi thứ trong khả năng của họ để biến điểm yếu đó thành điểm mạnh.

Đó là vì cha mẹ Trung Quốc cho rằng không có gì tốt hơn cho trẻ bằng việc cải thiện những điểm chúng còn…chưa giỏi.

Trong khi cha mẹ phương Tây thường cố gắng không làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, ví dụ bằng cách tránh cho trẻ tham gia các trò chơi mà chúng có thể bị thua, thì cha mẹ Trung Quốc lại dạy con cái họ phải bền bỉ trong các thử thách và khó khăn.

Louisa, con gái của tác giả, một lần được giáo viên giao về nhà một bản nhạc piano khó, mà trong bản nhạc đó cô bé phải chơi hai giai điệu khác nhau bằng hai tay cùng một lúc. Louisa đã luyện tập nhiều giờ liền, nhưng cô bé vẫn không thể chơi được bản nhạc. Khi cô bé nói muốn bỏ cuộc, người mẹ đã ép cô phải tiếp tục luyện tập. Nữ tác giả muốn con gái bà tin rằng cô bé có thể làm được. Và thực tế, Louisa cuối cùng đã có thể chơi được bản nhạc đó, cô bé thích thú đến nỗi chơi đi chơi lại bản nhạc đó trong nhiều ngày liền.

Một phương diện điển hình khác trong phong cách làm cha mẹ của người phương Tây là họ luôn khuyến khích con cái theo đuổi đam mê của chúng. Trong khi, các bậc cha mẹ Trung Quốc lại nhận thấy những giá trị to lớn hơn của việc chuẩn bị cho tương lai của con trẻ bằng cách trang bị cho chúng những kỹ năng cần thiết để thành công.

Bản thân tác giả cuốn sách này không tự đưa ra bất cứ quyết định nào cho bản thân trong suốt thời thơ ấu của bà. Bất cứ khi nào cần phải lựa chọn một môn học mới ở trường, một hoạt động ngoại khóa, hay khi bàn đến việc thi trường đại học nào, thì cha mẹ bà sẽ quyết định đâu là lựa chọn tốt nhất. Một mặt, điều này đồng nghĩa với việc bà không có chút tự do nào. Nhưng mặt khác, nhìn lại những thành công hiện tại đã đạt được, bà thấy biết ơn những quyết định của cha mẹ mình.

3. Cha mẹ Trung Quốc không bận tâm tới sự thích thú và niềm vui của trẻ trong khi nuôi dạy con cái.

Khi chúng ta thấy các bậc cha mẹ nghiêm khắc la mắng con cái họ, chúng ta thường nghĩ hẳn là bọn trẻ không cảm thấy vui vẻ gì. Nhưng Amy Chua lại sống khá vui vẻ khi bà còn bé, mặc dù bà được nuôi dạy bởi cặp cha mẹ Trung Quốc cực kỳ khắt khe.

Thực tế, đối với các bậc cha mẹ Trung Quốc, chẳng có gì là vui thú đối với con trẻ nếu chúng không tài giỏi. Và để giỏi một việc gì đó đòi hỏi phải luyện tập rất nhiều. Trong khi hầu hết bọn trẻ đều muốn bỏ cuộc ngay từ đầu – vì đây là giai đoạn khó khăn nhất – thì các Mẹ Hổ ép chúng phải tiếp tục cho đến khi chúng bắt đầu thấy hứng thú.

Lấy ví dụ về cô con gái Sophia của tác giả. Khi cô bé bắt đầu học chơi piano, mọi sự luyện tập đều đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, nhưng dù sao Amy vẫn ép cô bé phải luyện đàn, thường là ba tiếng mỗi ngày. Sau một thời gian, Sophia chơi đàn giỏi đến mức bắt đầu nhận được những lời khen từ mọi người. Chính sự công nhận này khiến cô bé trở nên tự tin hơn và thích thú hơn với việc luyện đàn khó khăn kia, và nhờ đó Amy cũng dễ dàng “gò” Sophia tiếp tục luyện đàn.

Mặc dù thực tế rằng niềm vui không phải là mối quan tâm chủ yếu của cha mẹ Trung Quốc, nhưng con cái họ đều khẳng định rằng chúng cảm thấy vui vẻ.

Khi bạn nhìn vào thời khóa biểu dày đặc của một đứa trẻ Trung Quốc và khối lượng bài tập đồ sộ mà cha mẹ “nhồi” cho chúng, chắc bạn sẽ tự hỏi làm thế nào những đứa trẻ ấy có một tuổi thơ vui vẻ được. Nhưng khi Amy quan sát các gia đình phương Tây, bà nhận thấy nhiều kế hoạch bị phá vỡ mặc dù họ có thời khóa biểu linh động hơn rất nhiều và những cuộc trò chuyện cởi mở về cái gì mang lại niềm vui.

Trong thực tế, nhiều trẻ em phương Tây khi trưởng thành không muốn sống cùng cha mẹ chúng, hoặc tệ hơn là không muốn trò chuyện với cha mẹ. Ngược lại, nhiều đứa trẻ châu Á lại coi đó là niềm hạnh phúc và rât biết ơn ba mẹ chúng dù cho họ luôn có những đòi hỏi khắc nghiệt. Như vậy có thể thấy rằng để con trẻ trưởng thành một cách vui vẻ và biết ơn, niềm vui không nhất thiết phải được ưu tiên.

4. Cha mẹ Trung Quốc nuôi con một cách khắc nghiệt và không ngần ngại bày tỏ thái độ thẳng thừng.

Trong khi cha mẹ phương Tây sẽ thừa nhận là “nghiêm khắc” nếu họ bắt ép con cái phải ngồi luyện đàn một tiếng mỗi ngày, thì với cha mẹ Trung Quốc một tiếng này chỉ đơn thuần là thời gian khởi động.

Nghiêm khắc không phải là việc khó khăn đối với cha mẹ Trung Quốc, và họ thẳng thắn với con trẻ hơn nhiều so với các cha mẹ phương Tây. Ví dụ, một Mẹ Hổ sẽ không cảm thấy có vấn đề gì khi nói với con gái họ rằng “Này bạn béo, giảm cân đi”, trong khi các bà mẹ phương Tây lại thấy cần phải tinh tế bằng cách trò chuyện với con về vấn đề sức khỏe.

Nhưng liệu làm vậy có thật sự tạo ra khác biệt đối với sức khỏe hay lòng tự trọng của trẻ không? Thực tế là những đứa trẻ phương Tây vẫn tiếp tục mắc các chứng rối loạn ăn uống và cảm thấy tiêu cực về hình ảnh bản thân.

Khi nói về chuyện học hành, tác giả cuốn sách luôn ra lệnh cho các cô con gái của bà phải đạt được toàn bộ điểm A, trong khi các cha mẹ khác sẽ chỉ khuyến khích con cái họ nỗ lực nhiều nhất có thể.

Sau cùng, Amy Chua tin tưởng vào năng lực của con gái mình, và không cần phải kết nối với con bằng những lời đường mật. Những bậc cha mẹ khác thường không can thiệp và tự thuyết phục bản thân rằng họ không thất vọng với những gì con cái họ đã đạt được hoặc chưa đạt được.

Một điểm khác để phân biệt cha mẹ Trung Quốc với cha mẹ phương Tây đó là cha mẹ Trung Quốc thường công khai so sánh con cái với người khác và thể hiện sự thiên vị, ưu ái. Ví dụ, một lần Amy Chua vào một cửa hàng thuốc Trung Quốc, và người chủ cửa hàng kể với bà về con gái và con trai ông ấy như sau: “Con gái tôi nó rất thông minh. Chỉ có một vấn đề duy nhất là nó không tập trung. Thằng con trai tôi thì lại chẳng thông minh tí nào. Con gái tôi phải nói là rất thông minh”.

Mặc dù Amy hiểu rằng việc cha mẹ thiên vị có thể làm tổn thương lòng tự trọng của con trẻ, nhưng bà chưa bao giờ coi đó là việc làm có hại trong quá trình trưởng thành của bản thân. Có lẽ là bà không quan tâm bởi vì bà luôn luôn thể hiện tốt khi bị so sánh với những đứa trẻ khác.

5. Khắt khe vốn là thái độ chuẩn mực của các thế hệ người Mỹ gốc Hoa, nhưng điều này đang dần thay đổi ở thế hệ trẻ hiện tại.

Amy Chua dự đoán rằng thế hệ người Mỹ gốc Hoa trẻ nhất sẽ không thành công bằng các thế hệ trước đây. Lịch sử và kiểu hành vi của ba thế hệ người Mỹ gốc Hoa trước có thể lý giải cho dự đoán này.

Thế hệ người Mỹ gốc Hoa đầu tiên là những người phải trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong một gia đình, và do đó họ cũng là những người nghiêm khắc nhất và chăm chỉ nhất. Cha mẹ của Amy Chua thuộc thế hệ này, và họ không cảm thấy xa lạ với khái niệm chăm chỉ. Họ bắt đầu gần như từ con số không về mặt tài chính, nhưng đã lao động chăm chỉ cho đến khi đạt được thành công trong sự nghiệp. Trong mắt con cái họ, họ là những người vô cùng khắt khe và cẩn trọng về tiền bạc, nhưng mọi việc họ làm và mọi thứ họ kiếm được đều được đầu tư vào giáo dục và tương lai của con cái.

Thế hệ tiếp theo được tận hưởng trái ngọt và thành quả lao động chăm chỉ của cha mẹ họ, và cũng tiếp thu cách giáo dục con cái từ chính cha mẹ họ.

Thế hệ của Amy Chua là những người đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống nhờ cha mẹ họ. Hầu hết họ đều biết chơi dương cầm hoặc vĩ cầm, theo học các trường đại học hàng đầu và trở thành các chuyên gia kinh tế. Mặc dù thế hệ này bắt chước hầu hết mọi thứ từ cha mẹ họ, nhưng họ vẫn có xu hướng ít khắt khe hơn với con cái.

Nhưng đối với thế hệ người Mỹ gốc Hoa trẻ nhất, Amy Chua nhận thấy nổi lên một kiểu thái độ khác.

Thế hệ mới này – là thế hệ của con cái Amy – được sinh ra trong tiện nghi, có bạn bè được thưởng tiền khi đạt điểm B+, một phần thưởng mà không thể tưởng tượng nổi đối với các bậc cha mẹ Trung Quốc. Thế hệ mới này có thể theo học các trường tư và, vì chúng có quyền cá nhân được bảo vệ bởi Hiến pháp Mỹ, chúng sẽ có xu hướng chống đối lại cha mẹ hơn. Tóm lại, đối với Amy, thì đây là một thế hệ đang thụt lùi.

Tổng kết

Thông điệp chính của cuốn sách:

Cha mẹ Trung Quốc thường tỏ ra khắc nghiệt với con cái của họ, luôn đưa ra các đòi hỏi và nguyên tắc khắt khe vượt quá những gì người phương Tây cho rằng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, thái độ này xuất phát từ một mong mỏi sâu sắc và chân thành của cha mẹ để chuẩn bị tốt cho tương lai của trẻ, và để trẻ thấy rằng chúng có thể làm được những gì chúng muốn nếu chúng đủ nỗ lực.

Lời khuyên hữu ích:

Cải thiện điểm số của con trẻ.

Để giúp trẻ nâng cao điểm số, Mẹ Hổ sẽ yêu cầu chúng phải học tập thật chăm chỉ. Không bạn bè, không tiệc tùng và không giải trí cho đến khi chúng hoàn thành xuất sắc bài tập về nhà. Chỉ khi nào trẻ đứng đầu lớp ở tất cả các môn học, thì Mẹ Hổ mới an tâm rằng trẻ đã được chuẩn bị tốt cho tương lai.

Gợi ý đọc thêm: Những Đứa Trẻ Thông Minh Nhất Thế Giới (The Smartest Kids in the World) của Amanda Ripley.

Những Đứa trẻ Thông Minh Nhất Thế giới lý giải tại sao Hàn Quốc, Phần Lan và Ba Lan có thể sản sinh những học sinh thông minh nhất thế giới và hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới. Đồng thời, cuốn sách cũng bàn về các vấn đề và giải pháp khả thi cho hệ thống giáo dục của Mỹ.

Du Học Đồng Thịnh

Đọc hàng trăm bản tóm tắt sách khác khi tải phiên bản iOS Sách Checkit