Kinh Tế Học Cấm Đoán – Mark Thornton

Lần cập nhật gần nhất May 17th, 2020 – 11:20 pm

Kinh Tế Học Cấm Đoán này sẽ nói với bạn rằng về cơ bản những cấm đoán, ngăn cản trong xã hội mà bạn vẫn cho là thật hợp lý về đạo đức, được luật pháp hay các phương tiện gần như luật pháp bảo hộ, hầu hết đều không có tác dụng, nếu không muốn nói là phản tác dụng. Tức là chúng thường tạo thêm những điều tồi tệ hơn cho nhiều thành phần trong xã hội, hoặc làm phát sinh thêm những vấn nạn mới như tội ác khốc liệt hơn, dung dưỡng tham nhũng, đặc quyền và hình thành thêm các băng đảng.

Review (2)

Từ xưa tới nay chúng ta thường được nghe về: cần sa, ma tuý, mại dâm…là các sản phẩm và dịch vụ cấm và việc sử dụng là phi phạm pháp luật.
Thì trong quyển này tác giả Mark Thornton sẽ cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn mới về cấm đoán. Mình rất thích cuốn sách này, nó được xây dựng, nghiên cứu và chứng minh rất tốt. Quyển này có 6 chương, mình thì chia nó thành 2 phần.

Phần 1: Mark Thornton dẫn nhập chúng ta bằng cách thảo luận về lịch sử của các luật cấm, tác động của sự cấm đoán, lý thuyết về sự cấm đoán và tương lai của sự cấm đoán. Tác giả bám vào gốc rễ của sự thất bại về Luật Cấm Rượu, thông qua đó ông phân tích một cách chi tiết và sâu rộng về thời kỳ cấm rượu tác động thế nào tới người tiêu dùng và kinh tế, chính trị. Những bài học mà ông rút ra không chỉ áp dụng cho thời kỳ cấm rượu mà còn đối với việc cấm ma túy và bất kỳ nỗ lực nào khác của chính phủ nhằm kiểm soát thói quen tiêu dùng.
Nói một cách đơn thuần các vấn đề tồi tệ có liên quan tới rượu, thuốc lá, ma tuý…là do ý chí chủ quan của con người chứ không phải của thị thường tự do.

Phần 2 : Mark phân tích về Cấm Đoán tác động mạnh mẽ lên sự gia tăng tính năng của các loại ma tuý. Ngày nay ta rất dễ nhìn thấy để níu chân người tiêu dùng ma tuý ngày càng có hiệu lực cao hơn, liên tục được bổ sung các thành phần mới nó gây nguy hiểm hơn với người sử dụng chỉ cần một lượng nhỏ như trước. Chính những công nghệ sản xuất ma tuý có hiệu lực cao đã làm giảm giá thành đẩy tăng lượng Cầu. Kinh doanh ma tuý mang lại mức lợi nhuận khổng lồ, và tất nhiên để duy trì lợi nhuận và cắt giảm các rủi ro. Tội phạm sẽ thông qua quan chức chính phủ để được lobby, bảo kê, hay nói cách khác cấm đoán luôn đi cùng tội ác, buôn lậu, tham nhũng. Cuối cùng Mark thoả luận về bãi bỏ các luật cấm đoán, ông đưa ra những chính sách thay thế cho cấm đoán và giải pháp cho thị trường tự do.

“Một tác phẩm cực kì sâu sắc, tôi tin rằng cuốn sách sẽ được công nhận bởi những đóng góp đáng kể cho bộ môn kinh tế học tội phạm, và cho những phân tích chính sách về các loại thuốc bất hợp pháp.” – Bruce Benson

– Nguyet Nguyen

“Kinh tế học cấm đoán” sẽ là cuốn sách phần nào giải đáp thắc mắc đó. Sách đươc nhà kinh tế học người Mỹ Mark Thornton viết , ông là chuyên gia trong lĩnh vực cấm đoán ma tuý và nghiên cứu của tác động luật cấm tới nền kinh tế.

“Kinh tế học cấm đoán” có cấu trúc rất chặt chẽ, phần đầu giới thiệu về các tư tưởng cấm đoán và các nhà kinh tế theo trường phái tự do hay cấm đoán. Tiếp theo là những nghiên cứu từ quá khứ, với bài học cấm rượu của nước Mỹ trong giai đoạn 1890-1930. Hàng loạt các báo cáo chỉ ra trong gia đoạn cấm rượu thay vì nền kinh tế có biến chuyển tích cực thì lệnh cấm lại đem lại những khía cạnh không tốt cho xã hội và kinh tế. Tổng lượng tiêu thủ rượu giảm nhưng lượng tiêu thụ rươụ mạnh tăng lên, tham nhũng của chủ quán rượu và bên cảnh sát tăng lên. Giá cần xa và ma tuý giảm trong gia đoạn đó. Tất cả những bằng chứng chỉ ra luật cấm/hạn chế rượu lại gây tiêu cực hơn.

Lần lượt tác giả phân tích những tác động của Cấm Rượu, Ma Tuý , Cần sa. Những số liệu được trích dẫn từ các bài nghiên cứu khác để chứng minh rằng việc cấm đoán đôi khi đem lại tác dụng ngược lại.

Rõ ràng các học thuyết cấm đoán một cách cực đoan đã phần nào lỗi thời, khi ngày càng nhiều quốc gia hợp pháp hoá cần sa, mại dâm, hay chính sách đi lại tự do không biên giới.

Một cuốn sách rất đang đọc để biết thêm kiến thức “ngược sóng”.

– Tinh Nguyen Huy