Kinh tế học hài hước

Kinh tế học hài hước

Kinh tế học hài hước

Tác giả : Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner

Nói đến kinh tế học, người ta thường coi đây là một ngành khoa học ít nhiều khá khô khan, thường liên quan đến các con số, các khuôn mẫu hay chỉ đơn thuần là tiền bạc, tài chính. Ngay cả những người được giải Nobel kinh tế cũng ít khi được dư luận quan tâm như những người được giải Nobel Hoà bình, văn học hay vật lý. Kinh tế học dường như là một ngành khoa học quá hàn lâm, quá phức tạp, quá xa với thế giới thực, một thừ gì đó mà người ta chỉ có thể quan sát từ xa chứ ít khi tham gia trực tiếp.

Kinh Tế Học Hài Hước đã hình thành nên tiền đề bất tuân thủ quy ước thông thường. Nếu chuẩn mực thể hiện cách chúng ta muốn thế giới vận động thì kinh tế học thể hiện sự vận động thực chất của thế giới. Độc giả của cuốn sách này sẽ biết tới hàng loạt những thực tế đáng kinh ngạc và nhiều câu chuyện gấp dẫn và vui vẻ, một số có thể là tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về xã hội, một số đơn giản chỉ là những chủ đề tán gẫu trong hàng vạn cuộc trà dư tửu hậu.

Nhưng Kinh Tế Học Hài Hước còn có thể mang tới cho độc giả nhiều hơn thế. Đó chính là cách xác định lại thế giới quan của chúng ta. Thế giới mà chúng ta đang sống chứa đầy những nhận định dựa trên những niềm tin ảo tưởng và sáo mòn được xây dựng theo thời gian. Có quá nhiều nỗ lực trí tuệ của chúng ta bị giới hạn trong những biên giới tư duy và khái niệm đã quá cũ kỹ và đi theo lối mòn truyền thống. Kinh tế học hài hước là một nguồn thông tin dồi dào, những phân tích đánh giá đầy sáng tạo, gợi cảm hứng, dí dỏm, hấp dẫn, có thể là tất cả những gì mỗi chúng ta cần để khởi dậy óc sáng tạo và cách tư duy hiện đại trong một thời đại tràn ngập thông tin ngày nay.

Ai nên đọc cuốn sách này?
Mọi độc giả quan tâm đến vấn đề kinh tế học

Tác giả cuốn sách này là ai?

Steven D. Levitt hiện là giáo sư ngành Kinh Tế Học thuộc Đại học Chicago. Vào năm 2004, ông được đánh giá là nhà kinh tế học dưới 40 tuổi có tầm ảnh hưởng nhất nước Mỹ và vinh dự nhận huân chương John Bates Clark. Năm 2006, ông được đề cử là một trong “100 người ảnh hưởng nhất thế giới” của tạp chí nổi tiếng Time.

Stephen J. Dubner đã làm việc tại Tạp chí The New York Times trong suốt những năm 1990. Ông là tác giả từng đoạt nhiều giải thưởng nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất với những tác phẩm viết chung vớiSteven D. Levitt.

1. Sự khích lệ có thể ảnh hưởng tới túi tiền, lòng tự hào, và lương tâm của bạn

Tại thời điểm này, chắc chắc có vô số người đang mong muốn có thể tác động lên hành vi của bạn: tiêu biểu như các nhà chính trị, cảnh sát, vị bác sĩ, ông chủ, cha mẹ, hay chính người bạn đời của bạn.

Mặc dù chiến thuật được sử dụng có thể sẽ khác nhau, từ việc đe dọa hay hối lộ, cho tới việc quyến rũ hay lừa lọc, tất cả những chiêu bài này đều có một điểm chung: chúng dựa trên sự khích lệ.

Sự khích lệ, hiểu đơn giản là cách thức để thúc giục con người việc tốt nhiều lên hoặc làm việc xấu ít đi.

Sự khích lệ có thể chia làm ba nhóm chính: kinh tế, xã hội và đạo đức.

Và những khích lệ được đánh giá là thành công nhất – tức là những khuyến khích mà đạt được sự thay đổi mình mong muốn trong hành vi của người bị tác động – thì đều kết hợp được cả 3 thành phần trên.

Vấn đề tội phạm chính là một lĩnh vực mà sự khích lệ chiếm một vị trí tối quan trọng. Con người luôn có thừa những thời cơ để thực hiện hành vi gian lận, đánh cắp, hay lừa bịp. Vì vậy, việc khám phá xem điều gì khiến họ đã kiềm chế được bản thân khỏi những cám dỗ ấy hẳn là một điều thú vị đáng để tìm hiểu.

Những rủi ro về việc phải đi tù, hay những tổn thất liên quan đến công ăn việc làm, nhà cửa và sự tự do, về bản chất, đều là những vấn đề kinh tế. Tất nhiên, những điều trên chắc chắn đã hình thành một sự khuyến khích lớn lao, chống lại mọi hành vi phạm tội.

Ở đó cũng có có một sự khích lệ mạnh mẽ khác về đạo đức, bởi vì chẳng ai muốn làm những việc mà chính họ cảm thấy sai trái cả.

Và cuối cùng, trong lĩnh vực ấy cũng tồn tại cả sự khích lệ tích cực về mặt xã hội, khi mọi người không muốn bị đánh giá hay nhìn nhận bởi người khác khi làm sai việc gì đó. Trên thực tế, sẽ tùy thuộc vào loại hình tội phạm, mà sự khích lệ về mặt xã hội này có thể hữu dụng hơn cả những hình phạt về kinh tế.

Chính sự kết hợp của ba loại hình khích lệ này đã “động viên” con người để họ không sa ngã vào những hành vi phạm tội.

2. Sự khích lệ là một thứ phụ thuộc vào bối cảnh: những thứ hiệu quả vào ngày nắng chưa chắc đã hoạt động vào ngày mưa

Bạn từng cướp ngân hàng chưa? Chắc hẳn là chưa rồi, bởi vì có rất nhiều thứ làm bạn chỉ nghĩ tới việc đi cướp thôi đã nản chí rồi (đơn cử như đi tù, tổn thất uy thế xã hội, lương tâm tội lỗi).

Thế nhưng, tại sao vẫn có những người đã cướp ngân hàng dù cho những suy nghĩ trên đã hiển hiện trong đầu của họ?

Là bởi vì cá nhân khác nhau sẽ phản ứng khác nhau đối với cùng một loại kích thích.

 

Điều này khá hiển nhiên rồi, nhưng điều đáng ngạc nhiên ở đây là, ngay cả khi xét riêng một cá nhân, thì anh ta cũng phản ứng khác nhau với cùng một thứ khích lệ trong những hoàn cảnh khác nhau.

Xét xem những dữ liệu mà Paul Feldman đã thu thập, ông là người kinh doanh bánh mỳ vòng, chuyên bán cho các nhân viên văn phòng. Ông luôn để một cái hộp tiền cùng với những chiếc bánh để khách hàng có thể trả tiền và nhét vào đó, cuối ngày, ông đi một vòng để lượm tất cả số tiền cùng thức ăn còn thừa.

Mỗi khách hàng đều có chung một “động cơ” để trả tiền – đó là mong muốn trở thành trung thực và được nhìn nhận là trung thực – vì thế, sự sai khác trong tỉ lệ trả tiền từng ngày và ở từng địa điểm khác nhau đã hé lộ nhiều khuynh hướng thú vị về sự trung thực khi hoàn cảnh thay đổi.

Yếu tố quan trọng quyết định mức độ trung thực của khách hàng dường như chính là tâm trạng cá nhân, thứ mà có thể bị tác động bởi những yếu tố khác. Thời tiết đóng một vai trò quan trọng, khi tỉ lệ trả tiền sẽ cao hơn và những ngày nắng ấm trái mùa, và thấp hơn vào những ngày giá lạnh trái mùa.

Những kì nghỉ căng thẳng như Giáng sinh hay Lễ tạ ơn làm giảm đột ngột tỉ lệ thanh toán trong khi đó những kì nghỉ dư dả thoải mái hơn thì lại làm tăng tỉ lệ trả tiền.

Tương tự như vậy, không khí nơi làm việc cũng đóng góp một phần quan trọng, vì những nhân viên ở trong những văn phòng vui vẻ có nhiều khả năng là sẽ thanh toán tiền.

Đồng thời, cũng có những đợt tỉ lệ trả tiền gia tăng đồng bộ như sự kiện ngày 9/11 hàng năm, mà theo như tác giả là do có một làn sóng đồng cảm bao trùm.

Bài học ở đây là sự khuyến khích mà hiệu quả đối với một vài người, trong vài hoàn cảnh chưa chắc sẽ có tác động đối với những người đó trong những hoàn cảnh khác, vì còn phụ thuộc vào những hoàn cảnh vĩ mô, vi mô hay hoàn cảnh cá nhân của chính người đó tác động lên tâm trạng của họ.

3. Các chuyên gia có thể tận dụng lợi thế về kiến thức để khai thác những người không có chuyên môn nhằm kiếm lời

Bất cứ ai đều cần những lời khuyên từ các chuyên gia. Dù cho là khi bạn cần sửa chữa cái gì đó, làm một thương vụ lớn hay giải quyết những dính líu tới luật pháp, bạn đều cần nhờ vào một người có kiến thức chuyên môn để giúp bạn vượt qua những lĩnh vực không quen thuộc này.

Các chuyên gia có thể tiếp cận tới một khối lượng thông tin, kiến thức dồi dào mà những người không thuộc chuyên môn đó không thể tiếp cận được, tức là có hiện tượng thông tin bất cân xứng. Mặc dù các chuyên gia thường xuyên được trả phí hay hoa đồng, họ cũng có thể sử dụng những lợi thế về thông tin này để kiếm chác thêm từ những người thường.)

Thử xem xét ngành Bất động sản: Đối với hầu hết mọi người, bán một ngôi nhà là một trong những giao dịch tài chính lớn nhất trong cuộc đời họ.

Nó có thể là một thương vụ phức tạp, vì thế cần nhờ đến nhà môi giới bất động sản, người nắm giữ tất cả những thông tin cần thiết về giá nhà đất hay xu hướng thị trường và có lẽ được thúc đẩy để có được giá tốt nhất nhằm tăng hoa hồng nhận được. Bạn sẽ cảm thấy an tâm khi giữ bên mình người có trình độ như vậy.

Khi đánh giá lại vấn đề, suy nghĩ này lại trở nên quá non và ngây thơ. Khi nhìn rộng hơn về câu chuyện động lực, nó sẽ phơi bày ra sự thật rằng mặc dù hoa hồng của người môi giới kia liên quan tới giá bán cuối cùng, phần lợi ích gia tăng thêm trong hoa hồng là khá nhỏ so với lợi ích của việc chốt đơn hàng.

Phần thưởng của người môi giới từ việc nhanh chóng bán được nhà vượt cao hơn nhiều so với phần thưởng đến từ việc tận tâm với nhu cầu và mục tiêu của khách hàng.

Một nghiên cứu so sánh đã chỉ ra rằng khi những nhà môi giới bất động sản bán chính những căn nhà của họ, họ “ngâm” nó trên thị trường lâu hơn, có được một mức giá bán cao hơn so với khi nhận tiền hoa hồng từ phía khách hàng.

Vì thế, hãy trận trọng: khi một người môi giới bất động sản thúc giục bạn chấp nhận ngay từ lần đưa ra giá đầu tiên cho căn nhà của bạn, thì họ đang tối đa hóa lợi nhuận của họ, chứ không phải là tối đa hóa lợi nhuận của bạn.

3. Các chuyên gia có thể tận dụng lợi thế về kiến thức để khai thác những người không có chuyên môn nhằm kiếm lời

Bất cứ ai đều cần những lời khuyên từ các chuyên gia. Dù cho là khi bạn cần sửa chữa cái gì đó, làm một thương vụ lớn hay giải quyết những dính líu tới luật pháp, bạn đều cần nhờ vào một người có kiến thức chuyên môn để giúp bạn vượt qua những lĩnh vực không quen thuộc này.

Các chuyên gia có thể tiếp cận tới một khối lượng thông tin, kiến thức dồi dào mà những người không thuộc chuyên môn đó không thể tiếp cận được, tức là có hiện tượng thông tin bất cân xứng. Mặc dù các chuyên gia thường xuyên được trả phí hay hoa đồng, họ cũng có thể sử dụng những lợi thế về thông tin này để kiếm chác thêm từ những người thường.)

Thử xem xét ngành Bất động sản: Đối với hầu hết mọi người, bán một ngôi nhà là một trong những giao dịch tài chính lớn nhất trong cuộc đời họ.

Nó có thể là một thương vụ phức tạp, vì thế cần nhờ đến nhà môi giới bất động sản, người nắm giữ tất cả những thông tin cần thiết về giá nhà đất hay xu hướng thị trường và có lẽ được thúc đẩy để có được giá tốt nhất nhằm tăng hoa hồng nhận được. Bạn sẽ cảm thấy an tâm khi giữ bên mình người có trình độ như vậy.

Khi đánh giá lại vấn đề, suy nghĩ này lại trở nên quá non và ngây thơ. Khi nhìn rộng hơn về câu chuyện động lực, nó sẽ phơi bày ra sự thật rằng mặc dù hoa hồng của người môi giới kia liên quan tới giá bán cuối cùng, phần lợi ích gia tăng thêm trong hoa hồng là khá nhỏ so với lợi ích của việc chốt đơn hàng.

Phần thưởng của người môi giới từ việc nhanh chóng bán được nhà vượt cao hơn nhiều so với phần thưởng đến từ việc tận tâm với nhu cầu và mục tiêu của khách hàng.

Một nghiên cứu so sánh đã chỉ ra rằng khi những nhà môi giới bất động sản bán chính những căn nhà của họ, họ “ngâm” nó trên thị trường lâu hơn, có được một mức giá bán cao hơn so với khi nhận tiền hoa hồng từ phía khách hàng.

Vì thế, hãy trận trọng: khi một người môi giới bất động sản thúc giục bạn chấp nhận ngay từ lần đưa ra giá đầu tiên cho căn nhà của bạn, thì họ đang tối đa hóa lợi nhuận của họ, chứ không phải là tối đa hóa lợi nhuận của bạn.

5. Internet đã thực sự làm giảm đi lợi thế thông tin của chuyên gia

Vào những năm 1990, giá bảo hiểm nhân thọ đột ngột giảm mạnh. Chẳng có bất cứ xu hướng nào tương tự xảy ra đối với những loại hình bảo hiểm khác, cũng chẳng có bất cứ thay đổi nào ở công việc kinh doanh bảo hiểm nhân thọ hoặc thay đổi đến từ chính khách hàng.

Vậy câu hỏi đặt ra là, tại sao tự dưng bảo hiểm nhân thọ lại rớt giá bất thường?

Câu trả lời nằm ở sự trỗi dậy của Internet, hoặc chính xác hơn là của những trang mạng so sánh giá cả. Những trang mạng này cho phép người tiêu dùng có thể so sánh giá cả được đưa ra bởi hàng chục công ty khác nhau chỉ trong vài tích tắc.

Nếu cách đây vài năm, thông tin về giá cả ngốn rất nhiều thời gian để thu thập, thì giờ đây, lại chỉ trong vài cái tích chuột. Khi các chính sách trở nên tương đối giống nhau về bản chất, những công ty đặt giá cao không còn cách nào khác ngoài việc giảm giá thành, làm cho giá chung toàn ngành giảm xuống.

Ví dụ này đã minh chứng cho vai trò quan trọng của Internet trong việc xóa và giảm dần tình trạng thông tin bất cân xứng trên toàn thế giới. Về bản chất, Internet là một công cụ hiệu quả trong việc chia sẻ và tái phân bổ trông tin từ những người có thông tin tới những người không có.

Người tiêu dùng ngày nay có thể dễ dàng và thuận tiện trong việc thu thập thông tin về sản phẩm và giá cả trước khi đàm phán với các chuyên gia, khiến họ hiểu hơn về mức giá họ nên đưa ra và gói sản phẩm  cần bao gồm đối với mức giá đó, từ đó xóa bỏ lợi thế thông tin của các chuyên gia, loại bỏ những khoản tiền kiếm thêm gian dối.

Ví dụ, ngày nay, nếu bạn có ý định mua nhà, bạn có thể lên mạng và tự tìm cho mình một mức giá hợp lý hơn cả khi tin vào lời của mấy nhà buôn bất động sản.

6. Khi những người bán hàng không cung cấp thông tin hợp lí, khách hàng thường trừng phạt họ bằng việc giả định ra điều tồi tệ nhất

Một trong những tác dụng phụ của văn hóa thông tin bất cân xứng là thậm chí một sự thiếu hụt thông tin – dù là thực hay trong nhận thức – cũng có thể có một tác động lớn lao.

Ví dụ, mọi người thường mặc định rằng, khi một chiếc xe hơi vừa được mua, ngay lập tức, nó sẽ mất đi tới 25% giá trị. Một người mà ngày hôm qua vừa chi trả 20,000 đô la để mua một chiếc xe hơi thì chiếc xe sẽ chỉ có giá nhỏ hơn 15,000 đô la vào hôm nay. Tại sao chỉ trong vòng 24 giờ lại có sự sụt giảm giá trị vô lý như thế này?

Lí do nằm ở hiện tượng thông tin bất cân xứng. Người mua có thể không biết được lí do thực sự tại sao người bán lại bán chiếc xe hơi mới của mình, vì thế, một cách logic, họ giả định rằng chiếc xe có vấn đề gì đó đây mà.

Ngay cả khi, vấn đề thực ra không phải là như vậy, người mua vẫn nghĩ rằng người bán đã che giấu một vài thông tin, và lấp đầy khoảng trống thông tin bằng giả định của anh ấy. Cứ như thế, người bán bị trừng phạt dựa trên hiện tượng thông tin bất cân xứng.

Một khảo sát trên các trang hẹn hò trên mạng đã đưa ra những minh chứng khác cho tác động này. Kết quả chỉ ra rằng thứ tồi tệ duy nhất một người dùng có thể làm để hạ thấp mức độ quan tâm của dư luận dành cho họ là để trống những bức hình. Khi những người khác nhìn thấy việc này, họ giả định những điều tồi tệ nhất đang diễn ra.

Bài học ở đây là trong bất cứ giao dịch nào, việc tối quan trọng là không chỉ tập trung vào việc đưa ra thông tin bạn có, mà cần phải cân nhắc những thông tin mà phía đối tác mong đợi bạn nói ra, và bạn có thể sẽ kết luận vội vàng nếu bạn bỏ qua nó.

7. Mọi người thường hay lo lắng vô lý về những rủi ro khi thì quá hiển hiện, lúc thì quá xa vời đối với họ

Khi nói về đánh giá rủi ro, chúng ta ít lý trí hơn nhiều so với những gì chúng ta mong muốn.

Một nhân tố mà làm ảnh hưởng không đều lên đánh giá của chúng ta chính là mức độ sẵn sàng chúng ta tưởng tượng ra rủi ro đó.

Mặc dù trong thực tế, những rủi ro đó hiếm khi xảy ra, chúng ta vẫn có thể dễ dàng hình dung ra cảnh tượng máy bay đâm nhau, tội phạm dùng súng hay những cuộc tấn công khủng bố xảy ra như thé nào nhờ có những thông tin, hình ảnh thừa thãi mà giới truyền thông đã đăng tải. Điều này làm chúng ta trầm trọng hóa rủi ro của những mối đe dọa này.

Thử làm một ví dụ khác, bạn hãy thử tự hỏi chính bản thân mình: Bạn có cảm thấy an toàn hơn không nếu đứa nhóc nhà bạn đang chơi ở nhà một người bạn mà có giữ súng trong nhà hay chơi ở một ngôi nhà mà có hồ bơi?

Hình dung về một đứa trẻ bị bắn làm bạn kinh hãi và trở nên cáu giận. Chơi ở một căn nhà có hồ bơi lại không hề tạo ra những suy nghĩ như vậy, và vì thế chúng ta rõ ràng cảm thấy an toàn hơn. Nhưng trên thực tế, khả năng một đứa trẻ bị bắn chết thấp hơn rất nhiều so với việc bị chết đuối.

Một nhân tố khác ảnh hưởng lên quá trình đánh giá rủi ro của chúng ta là mức độ kiểm soát mà chúng ta nắm giữ.

Điều này sẽ lí giải nỗi lo sợ không cân xứng của mọi người khi so sánh giữa việc đi máy bay và tự mình lái xe: họ cảm thấy mình kiểm soát được tình huống khi chính họ là người cầm lái, so với việc họ trao tính mạng mình cho anh phi công. Nhưng rõ ràng là, trong thực tế, rủi ro tử vong trong cả hai phương tiện đi lại trên là như nhau.

Bước đầu tiên để ngăn cản những “sự lệch lạc” này là cảnh giác chúng. Bước thứ hai là tìm kiếm những sự thật chính xác về rủi ro để cân bằng lại những phản ứng từ cảm xúc của bản thân và đưa ra những đánh giá lý trí hơn.

8. Chúng ta thường giả định sai lầm rằng chỉ bởi vì hai thứ xảy ra cùng một lúc, thì việc này là nguyên nhân gây ra việc còn lại

Mặc dù có cùng số dân, lực lượng cảnh sát ở thành phố Washington DC nhiều gấp ba lần thành phố Denver, và số vụ giết người ở Washington DC thì gấp tám lần ở Denver. Bạn có cho rằng chính lực lượng cảnh sát gia tăng gây ra tỉ lệ giết người cao hơn không?

Khi chúng ta nhận thấy một sự gia tăng trong một nhân tố X nào đó, tương ứng với một sự gia tăng trong một nhân tố Y khác, chúng ta dễ dàng có ý nghĩ rằng mối quan hệ này thuộc dạng nhân quả và rằng sự tăng lên ở X đã gây ra sự tăng lên ở Y.

Đây đơn thuần là một khuynh hướng của con người: chúng ta cho rằng đó là một mối quan hệ nhân quả trong khi thực tế, nó chỉ là một sự tương quan.

Hãy thử xem xét ví dụ về tiền bạc và chính trị. Hầu hết mọi người sẽ đồng ý rằng, tiền bạc sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bầu cử, và trong thực tế, dữ liệu đã cho thấy những ứng cử viên có chiến dịch chạy đua tranh cử tốn kém nhất thường thắng. Chúng ta có xu hướng suy luận rằng: tiền đã đem đến chiến thắng. Nhưng sự thực là gì?

Những người tham gia vào các chiến dịch chính trị thường rất thực dụng, và do đó họ sử dụng một trong hai chiến thuật: hoặc họ chỉ tạo ra sự khác biệt khi một cuộc đua đã sát nút hoặc đơn giản ủng hộ cho một phương án ưa thích. Họ tin rằng các ứng viên mà họ không ủng hộ thì không đáng để họ bỏ phiếu.

Những xu hướng này làm cho những ứng cử viên thành công thu hút được nhiều tiền hơn. Nhưng thực sự thì tiền đã đóng góp vào sự thành công hay ngược lại?

Thông qua việc nghiên cứu những ứng viên chạy đua trong những lần tranh cử liên tiếp, kết quả hé lộ rằng số tiền được bỏ ra hầu như không có tác động gì tới kết quả cuối cùng.

Một ứng viên thành công có thể cắt giảm 50% chi phí của mình và chỉ mất đi 1% lượng phiếu bầu, trong khi một ứng viên thua cuộc có thể tăng gấp đôi số tiền bỏ ra nhưng cũng chỉ nhận được 1% tăng lên trong lượng phiếu. Dường như tiền không hề tác động đến việc thắng cử một chút nào cả.

9. Khi lí giải cho mối quan hệ nhân quả, chúng ta có xu hướng sử dụng những nguyên nhân hiển hiện ngay trước mắt mà bỏ qua những nguyên nhân sâu xa

Ngoài việc kết luận quá vội vàng về mối quan hệ nhân quả giữa hai sự kiện, chúng ta cũng có xu hướng tìm kiếm những mối quan hệ nhân quả từ những nơi gần mình nhất, hiển hiện nhất, mà bỏ qua những nguyên nhân sâu xa hơn, không trực tiếp hơn.

Thử xem xét lĩnh vực tội phạm: Cuối năm 1989 ở Mỹ, số lượng tội phạm đột nhiên tăng vọt. Những tội phạm bạo hành đã tăng 80% so với 15 năm trước đó, và các chuyên gia dự đoán rằng tình hình sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn, số lượng sẽ còn tăng nữa. Và vì thế, điều xảy ra vào những năm đầu thập niên 90 đã làm tất cả bất cờ: số con số ấy đột nhiên giảm.

Lại là những nhà chuyên gia ấy cuống cuồng lao vào giải thích sự sụt giảm. Những nguyên nhân  dự đoán gồm sự cải thiện của nền kinh tế, chính sách kiểm soát súng gắt gao hơn, các chính sách cải tổ, sự gia tăng trong lực lượng cảnh sát và tăng nhiều hơn mức độ phụ thuộc vào nhà tù.

Mặc cho tính chung chung và có vẻ đáng tin cậy của những lời giải thích này, những phân tích sau này đã chỉ ra rằng hầu hết những yếu tố trên chỉ tác động rất nhỏ lên tỉ lệ phạm tội. Trong thực tế, nhân tố có tác động lớn nhất lại không hề được đề cập đến, đó là phá thai.

Hai trong số những chỉ báo tốt nhất về các hành vi phạm tội trong tương lai của trẻ em là khi lớn lên trong một gia đình đơn thân và khi sống trong điều kiện cơ cực. Những điều này dường như trùng khớp với những lí do phổ biến nhất mà mọi người lựa chọn việc nạo phá thai.

Vậy nên dưới sự điều hành vĩ đại của Roe v. Wade cho phép hợp pháp hóa nạo phá thai trên toàn nước Mỹ vào năm 1973, phụ nữ trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy (như trong 2 trường hợp trên) đột nhiên lại có thể nạo phá thai.

Điều này đã gây ra sự giảm thiểu những đám đông tụ tập, mà có thể biến tướng thành những nhóm tội phạm, vì họ đều sẽ bước sang tuổi 16 vào năm 1989 hoặc những năm sau đó. Kết quả là, chính nạo phá thai đã góp phần vào việc giảm tội phạm từ đó về sau.

Bài học rút ra ở đây là hãy thận trọng với những lý do quá hiển nhiên và ngay trước măt – vì ngay cả chuyên gia cũng có thể bị những lý do này đánh lừa.

Lời kết

Thông điệp chính trong cuốn sách này:

Từ việc nuôi một đứa trẻ cho tới việc bán một căn nhà, cuộc sống hàng ngày của chúng ta luôn đầy rẫy những sự quyết định và tương tác tưởng chừng như đơn giản. Bằng việc thách thức những lẽ phải thông thường, khám phá ra cách thức chúng ta bị ảnh hưởng bởi sự khích lệ và phân tích dữ liệu từ thế giới xung quanh ta, Kinh tế học hài hước đã đưa chúng ta đến với vấn đề cốt lõi của mọi tương tác trong các vấn đề của cuộc sống thường ngày, hé mở ra những nhân tố bất ngờ, phi lý trí. Chỉ bằng cách nắm bắt những khía cạnh còn ẩn sâu này, chúng ta mới có thể bắt đầu hiểu và tìm cách để đối đầu với chúng một cách hiệu quả nhất./.