“Nghệ thuật tập trung: nâng cao năng suất, tối ưu thời gian, hiệu quả bất ngờ” dạy bạn cách tập trung vào một hành động và dần biến nó thành thói quen vững chắc. Sau đó, bạn sẽ có được sự tập trung tối thượng, năng suất làm việc cũng cao hơn nhiều người bình thường. Năng lực tập trung bạn sẽ trở thành vũ khí cả đời cho phép bạn kiểm soát toàn bộ cuộc sống của mình như mong muốn.
“Thành công không phải phép màu nhiệm hay trò lừa gạt, nó chỉ đơn giản là học cách tập trung” (Jack Canfield)
Review Nghệ thuật tập trung (3)
Tập trung là khả năng được luyện tập chứ không phải khả năng thiên bẩm
Đây là điều mình nhận ra được sau khi đọc xong cuốn sách Nghệ thuật tập trung. Bất cứ ai cũng có thể rèn luyện khả năng tập trung khi chúng ta thực sự nghiêm túc luyện tập trong một thời gian dài.
Trước nay, khi nhìn những người có khả năng tập trung cao độ, quan sát họ cần mẫn làm việc, rất ít khi để tâm đến những việc không liên quan, chúng ta – nhưng người dễ bị mất tập trung thường rất ngưỡng mộ và ghen tị. Chúng ta thầm nghĩ họ đã làm cách nào để có thể tập trung như vậy. Ai cũng biết nếu tập trung trong công việc thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn, nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Kể cả khi đó là công việc quan chúng ta yêu thích, làm việc hăng say, cũng sẽ đôi lúc bị gián đoạn bởi những tác động khách quan như chuông điện thoại, người khác gọi, tiếng âm thanh bên ngoài vọng vào khiến chúng ta sao lãng.
Vì vậy, để tập trung hơn chúng ta luôn phải ý thức về độ tập trung của mình, đây có thể coi là ý chí. Cuốn sách Nghệ thuật tập trung đã chỉ ra một số cách để tạo ra môi trường tập trung, tư thế ngồi hay những đồ vật trên bàn làm việc cũng sẽ gây ảnh hưởng lên sự tập trung của chúng ta. Ảnh hưởng của gam màu đồ vật trên bàn làm việc cũng tác động để khả năng này. Thêm nữa, nếu muốn rèn luyện tập trung cần chú ý thời gian và cách nghỉ ngơi, nên dành sự thư giãn cho mắt và các bộ phận khác, chưa lành cảm xúc cũng là cách giúp chúng ta reset lại tâm trí.
Chỉ khi cơ thể được giải phóng, tâm trạng thoải mái, bộ não mới sẵn lòng tiếp nhận thông tin mới, dành chú ý vào việc cần làm.
Điều quan trọng phải nhắc lại 3 lần: ý chí, vẫn luôn là ý chí sẽ quyết định đến khả năng của chúng ta, chỉ khi bạn ý thức được cần phải tập trung hoàn thành công việc này, ý chí lên cao, khả năng tập trung mới phát huy được sức mạnh của mình.
Đây là một cuốn sách có nhiều kiến thức khoa học thú vị và có thể học hỏi để luyện tập áp dụng.
– Linh Nguyễn
Nghệ thuật tập trung và những bí quyết để tối ưu thời gian học tập, làm việc
Sự tập trung không phải là đặc tính bẩm sinh mà là một khả năng có được thông qua rèn luyện. Khi đầu óc bạn có thể tập trung cao độ, công việc sẽ được thực hiện một cách suôn sẻ và nhanh chóng hơn. Hai 24 tiếng một ngày là tài sản được trao bình đẳng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, khi bạn có thể tự do kiểm soát năng lực tập trung của mình, những việc bạn làm được trong 24 tiếng sẽ rất khác biệt.
Trong cuốn sách “Nghệ thuật tập trung”, nhà tâm thần học Daigo đã tiết lộ rằng, bí quyết nằm ở việc biến hoạt động thường ngày thành thói quen vững chắc. Khi tập trung, chúng ta sử dụng phần thùy trán của não bộ, nhưng nếu tập thành thói quen, tiểu não sẽ thay thùy trán đảm nhận việc này.
Sự mệt mỏi của thùy trán giảm đáng kể do không phải xử lý, từ đó bạn có thể kéo dài thời gian tập trung.
Từ đây, bạn có thể lên một danh sách những việc cần làm hàng ngày, điều gì duy trì cố định, nên thực hiện vào khung giờ nào là hiệu quả nhất… Những hành động như ăn uống, ngủ nghỉ cũng cần sắp xếp thời gian cụ thể để bạn chỉ việc làm theo, không phải đắn đo suy nghĩ dẫn đến tiêu hao sức mạnh ý chí.
Ngoài ra, hãy gạt bỏ những thói quen, đồ vật khiến bạn phân tâm trong quá trình làm việc. Chẳng hạn không để điện thoại trước mặt trong khi muốn đọc sách, học tiếng Anh… Đừng để những đồ vật có cơ hội khiến bạn này sinh suy nghĩ khác trước mặt khi muốn dồn toàn bộ sự tập trung cho công việc.
Cuối cùng, đừng quên đưa vào lịch trình hàng ngày những quãng nghỉ hợp lý để vận động nhẹ nhàng, cho mắt nghỉ ngơi, đứng dậy đi lại, ăn nhẹ… để phục hồi sự tập trung sau một thời gian dài làm việc.
– Đỗ Ngọc Linh
**Nghệ thuật tập trung – Đích đến của hoa tiêu **
Chúng ta đều luôn nhận thức được rằng khả năng tập trung vào một vấn đề là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống. Nó quyết định rất nhiều đến hiệu suất và kết quả công việc. Tuy nhiên làm cách nào để duy trì tập trung cao độ luôn là một bài toán khó đối với nhiều người. Chúng ta rất dễ bị các tác động ngoại cảnh làm cho xao nhãng, không thể tập trung và luôn bứt rứt bồn chồn, đang làm việc này nhảy sang làm việc khác dẫn đến không có công việc nào hoàn thành cả.
Tuy nhiên, khả năng tập trung không phải là một đức tính bẩm sinh trời cho để phân loại tính cách con người như trước nay chúng ta vẫn lầm tưởng. Sự tập trung có thể được rèn luyện mỗi ngày và là một bộ môn nghệ thuật.
Theo nhà tâm thần học Daigo tác giả cuốn sách “Nghệ thuật tập trung” ông khẳng định “Sai lầm lớn nhất về khả năng tập trung là tin tưởng rằng đó là phẩm chất tự nhiên. Sự khác biệt duy nhất giữa những người tập trung và những người không tập trung là họ có biết cơ chế hoạt động và có được rèn luyện, đào tạo hay không”
Nói cách khác nếu như biết cách tạo được sự tập trung thì bạn hoàn toàn có thể chiếm lĩnh được nó.
Đồng thời cũng theo Daigo ông chia sẻ các phương pháp để kiểm soát khả năng tập trung rất đa dạng và khoa học bao gồm: Không gian, tư thế, cách ăn uống, phân bổ thời gian, lựa chọn màu sắc, mùi hương… Nghĩa rằng sự tập trung là tổng hòa của nhiều yếu tố kết hợp mang đến hiệu quả cao nhất.
Khả năng tập trung luôn luôn quan trọng, khi chúng ta chiếm lĩnh được, tự khắc ta chiếm lĩnh được thời gian.
– Mai Quỳnh