Nghĩ ngược lại và làm khác đi

Nghĩ ngược lại và làm khác đi

Nghĩ ngược lại và làm khác đi

Tác giả : Paul Arden

Nghĩ ngược lại và làm khác đi là cuốn sách được viết bởi Paul Arden – tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy trên thế giới, là Giám đốc điều hành sáng tạo tại Saatchi & Saatchi.
Thông qua quyển sách này, nếu ai dám thay đổi, dám thách thức bản thân, thì quyển sách này sẽ là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. Sách chỉ cho bạn rằng, bạn sẽ thấy cái tích cực trong cái tiêu cực, bạn không nên đi theo số đông, mà nên đi ngược lại với dòng người. Sách truyền tải thông điệp rất hay, tuy ngắn gọn, nội dung không nhiều, nhưng bạn sẽ phải đọc đi đọc lại thì mới thấm nhuần những gì tác giả muốn bạn hướng theo. Bạn phải dám thay đổi bạn trước, phải dám đánh cược với cuộc sống nếu bạn có niềm tin và sự kiên trì, không nên bỏ cuộc. Ngoài ra, cuốn sách còn có các câu nói của những người nổi tiếng. Hoặc bạn học và thực hành, hoặc bạn đọc chỉ để tham khảo, cuộc sống là của bạn, hoặc bạn làm chủ nó, hoặc người ta làm chủ bạn.

Ai nên đọc cuốn sách này?
Cuốn sách phù hợp với những ai dám thay đổi, dám thách thức bản thân

Tác giả cuốn sách này là ai?

Paul Arden là một đạo diễn sáng tạo của Saatchi và Saatchi và là tác giả của một số cuốn sách về quảng cáo và động lực.

1. Tầm cao của những thứ không hợp thời

Những người đam mê thời trang thường chạy theo xu hướng do các nhà thiết kế khởi xướng nhưng chính các nhà thiết kế lại thường làm những điều rất trái ngược với những gì được xem là thời trang.

Họ tạo ra những thứ quê mùa, lỗi thời, ngược đời.
Các ý tưởng khác biệt được tạo ra bởi những người lập dị. Bằng bản năng hoặc hiểu biết sâu sắc, những người này ý thức được giá trị của sự khác biệt và nhận ra nơi an toàn nhất cũng chính là nơi nguy hiểm nhất.

2. Tưởng tượng

Mọi người đều muốn một cuộc sống thú vị nhưng hầu hết lại lo sợ phải đương đầu với khó khăn.

Vì vậy, họ chọn lựa sự dễ dàng cho một cuộc sống lý thú.
Họ sống cuộc sống đầy hào hứng của mình thông qua những người khác.
Bằng cách tự đưa mình vào hàng ngũ của những người nổi tiếng dám nghĩ dám làm, họ thừa hưởng chút hào quang ít ỏi. Họ tưởng tượng mình giống như một John Lennon, Ernest Hemingway, George Best, Liam Gallagher, Lenny Bruce, Janis Joplin, Damien Hirst, Andy Warhol, v.v…
Điều khác biệt chính là, khi phải đối mặt với một vấn đề, những nhân vật có tư tưởng nổi loạn nêu trên đã chọn lựa một quyết định táo bạo, vì mặc dù không biết những quyết định kiểu này sẽ đưa họ đến đâu, nhưng họ lại biết chắc rằng một quyết định an toàn sẽ luôn ẩn chứa nguy cơ.

3. Thà tiếc nuối những việc ðã làm còn hơn hối tiếc việc chưa từng làm

Nhiều người đến độ tuổi 40 mới nhận ra mình đã bỏ lỡ nhiều thứ trong đời.
Trong nhiều trường hợp, mọi thứ thuận lợi đã đến với họ, ngoại trừ khi phải đối mặt với một thử thách để nắm bắt ước mơ của mình, họ đã không đủ can đảm dấn thân.
Sẽ chẳng có ai lấy đi một phần cơ thể của bạn hay chiếc xe của bạn hoặc tống bạn vào tù nếu bạn thất bại.
Ngay cả khi muốn cẩn trọng và đảm bảo an toàn, chúng ta cũng nên ngừng lại giây lát để mường tượng xem mình có thể bỏ lỡ điều gì.

4. Quyết định quyết định quyết định

Khi nhìn lại sẽ có những thứ bạn cảm thấy hối tiếc.
Bạn nghĩ mình đã quyết định sai lầm.
Sai rồi.
Bạn đã có một quyết định đúng đắn.
Cuộc sống là những chuỗi quyết định.
Con người bạn trở thành ra sao là do chính bạn lựa chọn.

5. Cái nôi của tính liều lĩnh

Khi còn trẻ, ta sẽ nhảy xuống hồ bất luận ta có biết bơi hay không.
Ta không biết sợ.
Hoặc ta bơi được hoặc ta chết đuối.
Trước tuổi 30, nhiều thứ quan trọng xảy đến và định hình phần còn lại của cuộc đời ta.
Trước tiên:
Ta bắt đầu nhận thức được bản thân và có suy nghĩ của riêng mình. Rồi ta trở nên lý trí hơn.
Sau đó:
Khi trở nên lý trí và trưởng thành hơn, ta bắt đầu suy nghĩ theo cách của người lớn hơn.
Ta bắt đầu trưởng thành.
Sự liều lĩnh và mạo hiểm không tương thích với tuổi tác.
Mạo hiểm trở thành điều gì đó cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

6. Mọi người đều cần một trong những điều sau

Nếu muốn biết cuộc đời mình sẽ ra sao, bạn chỉ cần biết mình đang hướng về đâu.

Vươn tới những vì sao: Nếu đây là mức tham vọng của bạn, hãy gắng đặt mục tiêu cao hơn.

Cứ làm đi rồi điều chỉnh trong khi thực hiện.

Yêu cầu người khác phê bình mình.

Nhận trách nhiệm về mình.

Nếu bạn muốn được quan tâm, hãy học cách quan tâm đến người khác.

Hướng tới mục tiêu.

7. Mọi người đều cần một trong những điều sau

Nếu muốn biết cuộc đời mình sẽ ra sao, bạn chỉ cần biết mình đang hướng về đâu.
Vươn tới những vì sao: Nếu đây là mức tham vọng của bạn, hãy gắng đặt mục tiêu cao hơn.
Cứ làm đi rồi điều chỉnh trong khi thực hiện.
Yêu cầu người khác phê bình mình.
Nhận trách nhiệm về mình.
Nếu bạn muốn được quan tâm, hãy học cách quan tâm đến người khác.
Hướng tới mục tiêu.

8. Quan điểm của bạn là gì? Chẳng có quan điểm nào là đúng

Có quan điểm truyền thống phổ biến.
Có quan điểm cá nhân.
Có quan điểm phổ quát được số đông đồng tình.
Có quan điểm đơn lẻ chiếm khá ít sự đồng thuận.
Nhưng không có quan điểm nào là đúng.
Bạn lúc nào cũng đúng.
Hoặc lúc nào cũng sai.
Điều đó chỉ tùy thuộc vào góc nhìn của bạn.
Sự phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều nhờ những người có quan điểm đơn lẻ hay quan điểm cá nhân.

9. Quan điểm của bạn là gì? Chẳng có quan điểm nào là đúng

Có quan điểm truyền thống phổ biến.
Có quan điểm cá nhân.
Có quan điểm phổ quát được số đông đồng tình.
Có quan điểm đơn lẻ chiếm khá ít sự đồng thuận.
Nhưng không có quan điểm nào là đúng.
Bạn lúc nào cũng đúng.
Hoặc lúc nào cũng sai.
Điều đó chỉ tùy thuộc vào góc nhìn của bạn.
Sự phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều nhờ những người có quan điểm đơn lẻ hay quan điểm cá nhân.

10. Thế nào là một ý tưởng hay? Và thế nào là một ý tưởng tồi?

Ý tưởng hay:
Một ý tưởng hay là một ý tưởng được thực hiện.
Nếu không, nó không được coi là một ý tưởng hay.
Ý tưởng tồi:
Ý tưởng chỉ là vấn đề về mặt thị hiếu.
Một ý tưởng hay đối với người này có thể là ý tưởng tồi hay nhàm chán đối với người khác.
Một ý tưởng hay là một giải pháp thông minh để giải quyết một vấn đề, là một giải pháp tôi chưa từng thấy trước đó.
Nhưng nếu một ý tưởng không được thực hiện và sử dụng như một giải pháp để giải quyết vấn đề, nó sẽ chẳng có giá trị.
Nó trở thành “không có ý tưởng”.
Trở thành vô dụng khi chỉ nằm trong ngăn kéo.
Thà đó là một ý tưởng tồi còn hơn là một ý tưởng không mang lại một lợi ích gì, bởi như vậy nó hoàn toàn là một sự lãng phí về diện tích.
Các ý tưởng cần được áp dụng trước khi nó được ghi nhận là những ý tưởng hay.
Ngay cả một ý tưởng tồi được thực hiện cũng vẫn tốt hơn một ý tưởng hay nhưng lại bị xếp xó để đó.
Một ý tưởng càng được sử dụng lâu dài thì nó càng được xem là một ý tưởng hay.
Đó là lý do bánh xe lại được cho là ý tưởng hay nhất mọi thời đại.

11. Không phải lúc nào có nhiều ý tưởng cũng tốt

Một số người có tài năng sáng tạo ra các ý tưởng. Nhưng với những người không sở hữu khả năng này thì nó thật sự là một cuộc vật lộn.
Kỳ lạ ở chỗ những người phải vật lộn cực nhọc nhất lại thường chính là những người trở nên thành công nhất.
Có quá nhiều ý tưởng không phải lúc nào cũng tốt.
Sẽ quá dễ dàng để đi từ ý tưởng này đến ý tưởng khác.
Nếu không có nhiều ý tưởng, bạn buộc phải khiến những ý tưởng mình có trở nên hữu ích.

12. Đánh cắp

Hãy đánh cắp bất cứ nguồn nào truyền cảm hứng cho bạn hoặc làm phong phú thêm trí tưởng tượng của bạn.
Hãy nghiền ngẫm những bộ phim, bản nhạc, cuốn sách, tranh vẽ, thơ ca, hình chụp, cuộc trò chuyện, giấc mơ, cây cỏ, kiến trúc, biển báo trên đường phố, đám mây, ánh sáng và bóng râm.
Hãy chỉ lựa chọn đánh cắp lấy những thứ tác động trực tiếp đến tâm hồn của bạn. Nếu làm vậy, tác phẩm của bạn sẽ thật sự là của chính bạn.
Sự chân thật và của riêng là vô giá.
Bởi nguồn gốc đâu có hiện hữu.
Đừng bận tâm đến chuyện phải che giấu việc bạn trộm cắp – hãy tán thưởng điều đó nếu bạn thích ý tưởng đó.
Với một người có óc sáng tạo đang bắt đầu con đường sự nghiệp, hãy cố gắng đừng nghĩ về phim ảnh, truyền thông hay bất cứ thứ gì khác.
Thay vào đó, hãy nghĩ đến tiền. Đó là lời khuyên chân thành.

13. Hãy tiến bước

Nếu bạn không đủ điều kiện về bằng cấp hay không đủ tiền đóng học phí để học đại học, hãy cứ tiến bước.
Nếu bạn muốn làm một công việc mà họ sẽ không nhận bạn vào làm, hãy cứ tiến bước.
Hãy cứ đến lớp nghe các bài giảng, hãy cứ chạy những việc vặt, hãy trở thành một người có ích. Hãy để mọi người biết đến bạn.
Cuối cùng, họ cũng sẽ chấp nhận bạn, bởi bạn là một thành viên trong cộng đồng của họ.
Họ sẽ không chỉ tôn trọng mà còn yêu thích bạn vì sự bền chí của bạn.
Điều đó có thể cần thời gian, nhưng rồi bạn sẽ được đạt được thành tựu mà không bỏ công vô ích.

Thế giới chính là những gì bạn nghĩ về nó. Vì vậy, hãy nghĩ về nó theo cách khác đi và cuộc sống của bạn sẽ thay đổi./.