Dường như khi xã hội Mỹ trở nên giàu có hơn, người Mỹ tự do hơn theo đuổi bất kì những gì họ thích thì họ lại càng trở nên kém hạnh phúc hơn.
Hãy xem xét thực tế là GDP của Mỹ – thước đo cơ bản của sự thịnh vượng – đã tăng gấp đôi trong 30 năm gần đây trong khi “trong khi “tỷ lệ Hạnh Phúc” của người Mỹ không ngừng giảm. Trên thực tế, số người mô tả bản thân là “rất hạnh phúc” đã giảm mạnh trong 30 năm qua, trong đó nổi trội là mức độ tăng đột ngột của bệnh trầm cảm. Theo ước tính, số ca bị bệnh trầm cảm đã tăng gấp 10 lần từ năm 1900 đến năm 2000. Vậy con số này cho thấy điều gì?
Nói một cách đơn giản là chúng ta luôn bị lưỡng lự giữa các lựa chọn tốt. Khi chúng ta được mời chào quá nhiều các lựa chọn thì lựa chọn cuối cùng hóa ra lại gây thất vọng và chúng ta luôn có xu hướng tự đổ lỗi cho bản thân – quả thực là chúng ta đang phải chịu đựng.
Bác sĩ tâm lý Martin Seligman đã khám phá ra là việc không thể hoặc thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến trầm cảm nếu một người giải thích nguyên nhân thất bại là global (“Tôi thất bại trong mọi lĩnh vực của cuộc sống”), chronic (“Tôi sẽ luôn là kẻ thất bại”) và personal (“hình như là chỉ có tôi là luôn thất bại”).
Những kiểu tự đổ lỗi cho bản thân liên tục ngày càng nảy nở trong thế giới với vô vàn lựa chọn. Bạn sẽ dễ dàng đổ lỗi cho bản thân đối với một kết cục thất vọng so với những hoàn cảnh tương tự nhưng ít lựa chọn hơn. Đó là vì nếu chúng ta được phép làm chủ định mệnh, đương nhiên chúng ta sẽ kỳ vọng vào bản thân nhiều hơn. Do đó, dường như sẽ chẳng có ai khác ngoài chính bản thân mình để đổ lỗi.
Do cuộc sống hiện đại sản sinh ra quá nhiều lựa chọn đi cùng với việc nhấn mạnh vào quyền tự do chọn lựa, dường như chúng ta lại tự đổ lỗi cho bản thân nhiều hơn nếu chúng ta không thành công để đưa ra lựa chọn thông minh.
Càng đổ lỗi cho bản thân nhiều càng dẫn đến trạng thái thất vọng, do đó chúng ta có lý do để tin rằng quá nhiều các lựa chọn trong xã hội có mối tương quan với căn bệnh bất hạnh hiện đại.
9: Các lựa chọn càng đòi hỏi cao và càng đáp ứng được ít nếu bạn là người cầu toàn: người tìm kiếm và chỉ chọn những kết quả tối ưu.
Thử tưởng tượng bạn đang đi mua một cái áo len. Nếu bạn tham vọng có một vụ giao dịch tốt nhất có thể, và bạn tự thúc giục mình kiểm tra các phương án khác để chắc chắn rằng bạn đã tìm được cái áo len đúng, bạn có thể là người cầu toàn.
Theo chiến lược ra quyết định, tối ưu hóa luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì người cầu toàn luôn tham vọng chỉ chọn những kết quả tối ưu. Nếu bạn là người cầu toàn, mỗi lựa chọn có khả năng sẽ làm bạn mắc kẹt trong mớ bòng bong cân nhắc.
Lấy ví dụ như vì có vô số các khả năng ở bên ngoài, chỉ có kết quả tốt nhất mới được chọn, người cầu toàn cần có nhiều thời gian so sánh giá cả các mặt hàng, cả trước và sau khi họ ra quyết định mua mặt hàng đó.
Trên thực tế, các nghiên cứu tiến hành bởi tác giả và đồng nghiệp cho thấy rằng khi phải đối mặt với các lựa chọn, người cầu toàn sẽ rất mất côngtưởng tượng các khả năng khác – kể cả khi những khả năng này là không tưởng. Ví dụ như khi phải lựa chọn giữa một cái áo len casơ mia vừa nhẹ và ấm và một cái rẻ, người cầu toàn sẽ nhanh chóng nghĩ đến cảnh sẽ tìm thấy một cái áo len casơ mia rẻ trong tưởng tượng.
Không chỉ người cầu toàn tự làm khổ mình theo cách này, mà cả những người cuối cùng đã giải quyết xong khó khăn về phần chọn lựa và đã thực sự đã có lựa chọn của mình vẫn có xu hướng kém hài lòng với sự lựa chọn của mình hơn so với người khác.
Vì lý do này, những người cầu toàn đặc biệt nhạy cảm với “nối hối hận của người mua”. Ví dụ là một người cầu toàn, dù đã mua thành công một cái áo len vừa ý sau khi tìm kiếm rất nhiều vẫn thấy khó chịu vì những lựa chọn khác mà họ chưa có thời gian để tìm hiểu. Càng tưởng tượng về “thứ đáng lẽ ra” đã được chọn càng làm lựa chọn của họ kém hấp dẫn hơn. Trong thế giới các lựa chọn vô hạn, người cầu toàn luôn cảm thấy khó khăn và mệt mỏi về mặt tinh thần, họ sẽ không thể nào ngồi yên nếu chưa có được lựa chọn tốt nhất.
Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy trong phần tiếp theo, bạn sẽ thấy mình không cần phải tiếp tục làm một người cầu toàn. Có một lựa chọn đơn giản hơn dành cho bạn mà cho phép bạn một giải pháp tốt đẹp hơn: trở thành người tri túc – Satisficer
10: Các lựa chọn sẽ ít đòi hỏi hơn và đáp ứng nhiều hơn nếu bạn là một người tri túc: người có thể hài lòng với thứ “đủ tốt”
Chúng ta đều biết rằng con người có thể lựa chọn nhanh chóng và dứt khoát. Những người tri túc có đặc điểm là luôn có sẵn có những tiêu chuẩn nhất định để chọn lựa thay vì theo đuổi mục tiêu “tốt nhất”.
Tri túc là chiến lược quyết định đơn giản – tức là tìm kiếm cho đến khi gặp được lựa chọn đáp ứng tiêu chuẩn của họ và dừng lại tại điểm đó.
Thế giới của người tri túc được chia thành hai kiểu, một là những lựa chọn đáp ứng được tiêu chuẩn của họ và một là những loại không đáp ứng được. Vì vậy khi lựa chọn, họ chỉ cần khảo sát những lựa chọn trong kiểu đầu tiên.
Người tri túc tìm kiếm mua một cái áo len mới sẽ hài lòng với cái áo đầu tiên cô ấy thấy đáp ứng được các tiêu chí về kích cỡ, chất lượng và giá cả. Người tri túc không quan tâm đến những cái áo len tốt hơn hay khả năng mặc cả tốt hơn nữa. Ngoài việc tiết kiệm thời gian, lợi ích của tri túc là gì?
Người tri túc hạnh phúc hơn với lựa chọn của họ, và quan trọng hơn là nói chung cuộc sống của họ sẽ hạnh phúc hơn.
Bởi vì người tri túc không so sánh giữa các lựa chọn bất tận khi họ chọn, họ không có cảm giác giảm mức độ hài lòng khi tính toán khả năng có những lựa chọn khác.
Và do là họ không cố đưa ra một quyết định hoàn hảo, họ không dành quá nhiều thời gian nghĩ về những lựa chọn đưa ra sự hài lòng hoàn hảo trong thế giới giả tưởng.
Như vậy thì họ thấy dễ hài lòng hơn với lựa chọn của mình nói riêng và với cuộc sống nói chung. Trên thực tế, trong các cuộc điều tra đo lường mức độ hạnh phúc và lạc quan, người tri túc luôn duy trì được điểm số cao.
Đối mặt với vô vàn lựa chọn trong xã hội ngày nay, bạn sẽ may mắn nếu bạn là người tri túc bởi số lượng các lựa chọn sẵn có sẽ không có ảnh hưởng lớn tới việc bạn đưa ra quyết định. Tin tốt là hầu hết chúng ta đều có khả năng trở thành người tri túc, mặc dù có thể có những người luôn cảm thấy bối rối vì quá nhiều lựa chọn. Tất cả những gì yêu cầu để đạt được kỳ vọng là những gì “tốt nhất” có thể.
11: Nếu chúng ta coi những ràng buộc tự nguyện như một kiểu tự do, các mối quan hệ xã hội sẽ được cải thiện và bản thân chúng ta sẽ thấy thoải mái hơn.
Tự do vô hạn đối với các lựa chọn trong quá nhiều lĩnh vực của cuộc sống có thể làm chúng ta cô đơn và khiến chúng ta mệt mỏi hơn ta tưởng.
Trong xã hội ngày nay, chúng ta có thế kiếm được và tiêu nhiều tiền hơn trước kia, nhưng chúng ta cũng dành ít thời gian cho những người xung quanh ta. Khoa học gia chính trị Robert Lane đã giải thích rằng thực tế khi ảnh hưởng và tự do tăng lên, chúng ta phải trả giá bằng sự giảm sút đáng kể về cả chất và lượng các mối quan hệ xã hội, đây là nguyên nhân chính làm giảm hạnh phúc của chúng ta.
Những mối quan hệ như thế rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của chúng ta, kể cả khi những mối quan hệ này là ràng buộc và kìm hãm chúng ta theo một khía cạnh nào đó. Trên thực tế, cam kết và tham gia vào một nhóm hoặc tổ chức xã hội nào đó gần như là một liều vaccine chống lại căn bệnh bất hạnh.
Hãy xem xét cộng đồng đan len truyền thống của người Amish, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm trong số người Amish thấp hơn tỷ lệ 20% trên cả nước – một kết quả thể hiện mối liên hệ xã hội cực kỳ mạnh.
Tuy nhiên, để thiết lập và duy trì những mối quan hệ xã hội ý nghĩa như vậy sẽ cần đánh đổi với tự do chọn lựa và cần sẵn sàng là một phần bị ràng buộc với những mối quan hệ đó. Với những mối liên kết chặt chẽ hoặc các nhóm tổ chức xã hội nòa đó: ví dụ gia đình, bạn bè thân hoặc các hiệp hội công dân và những thứ tương tự như như vậy, chúng ta sẽ phải kìm hãm bản thân để duy trì sự bền vững của những mối quan hệ này.
Nhưng làm sao để đạt được điều đó? Bằng cách dùng các quy tắc để hạn chế bản thân và hạn chế các quyết định chúng ta phải đối mặt, chúng ta có thể có cuộc sống dễ kiểm soát hơn và giảm khả năng trầm cảm về mặt tâm lý.
Ví dụ như, nếu bạn đề ra quy tắc là bạn sẽ không bao giờ lừa dối đối tác của bạn, bạn có thể từ bỏ những quyết định nóng nảy và khó khăn mà có thể bạn sẽ phải đối mặt sau đó. Nhưng bạn cần phải có kỷ luật riêng để sống theo những quy tắc này.
Tự do không giới hạn có thể cản trở các mối quan hệ xã hội và cá nhân đó sẽ theo đuổi những gì người đó cho là đáng giá nhất, tương tự thế, những ràng buộc nhất định sẽ làm chúng ta thoải mái hơn. Khi phải làm việc trong môi trường hạn chế các lựa chọn, chúng ta có thể chọn ít hơn và cảm thấy tốt hơn.
Tổng kết
Thông điệp chính trong cuốn sách này:
Các quyết định hàng ngày càng ngày càng trở nên phức tạp do xã hội hiện đại tràn ngập các lựa chọn. Những tác động tiêu cực đối với trạng thái tinh thần tăng lên tỉ lệ thuận với các lựa chọn. Càng có nhiều lựa chọn, chúng ta càng khó để đưa ra những quyết định khôn ngoan và chúng ta càng thấy ít hài lòng với những gì chúng ta đã chọn lựa. Dường như những ràng buộc tự nguyện nhất định sẽ khiến chúng ta thoải mái hơn. Đơn giản là nếu phải chọn ít hơn, cơ hội được hạnh phúc của chúng ta sẽ cao hơn.
Lời khuyên thiết thực từ cuốn sách
Rà soát lại quyết định của bạn
Một bài tập đơn giản giúp bạn hạn chế các lựa chọn để có thể chọn ít hơn và thấy tốt hơn: trước tiên, hãy rà lại một lượt các quyết định của bạn, cả những quyết định lớn và nhỏ, rồi phân loại các bước, thời gian, tìm tòi và trăn trở khi đi đến những quyết định này. Nhờ đó bạn sẽ có được một cái nhìn tổng thể về những chi phí gắn liền với các loại quyết định khác nhau và giúp bạn thiết lập những quy tắc trong tương lai đề ra bao nhiêu lựa chọn bạn nên xem xét, bao nhiêu thời gian và năng lượng bạn nên đầu tư vào việc lựa chọn.
Trở thành người tri túc
Chấp nhận và tôn trọng quy tắc “đủ tốt” sẽ giúp chúng ta đơn giản hóa quá trình ra quyết định và dễ dàng hài lòng hơn. Vì vậy, hãy nghĩ về những cơ hội trong cuộc sống khi bạn đã yên ổn ở mức “đủ tốt” và xét lại kỹ lưỡng xem bạn đã lựa chọn trong những lĩnh vực này như thế nào, rồi sau đó hãy bắt đầu xây dựng chiến lược “hài lòng” trong những lĩnh vực khác của cuộc sống.
Du Học Đồng Thịnh
Cảm ơn người dịch: Hà Minh Ngọc, từ Sách Lược
Theo Blinkist