Người dùng đã chán mua smartphone mới

Quý II/2022 là quý thứ 4 liên tiếp sản lượng điện thoại thông minh xuất xưởng toàn cầu sụt giảm.

Theo số liệu từ IDC, lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu trong quý II/2022 chỉ đạt 286 triệu thiết bị, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này còn thấp hơn so với dự đoán sụt giảm 3,5% trước đó của giới phân tích.

Nguyên nhân của tình trạng này đến từ ảnh hưởng của lạm phát lên thói quen tiêu dùng của người dùng trên thị trường di động, theo báo cáo mới nhất của công ty phân tích International Data Corporation (IDC).

Thói quen tiêu dùng đã thay đổi

Các vấn đề trong chuỗi cung ứng đã khiến số điện thoại di động xuất xưởng giảm mạnh. Các công ty đã phải gồng mình đẩy mạnh khâu sản xuất giữa diễn biến căng thẳng của dịch COVID-19, nhưng nền kinh tế bấp bênh đã đẩy họ vào thế khó.

"Các hãng smartphone xuất xưởng ít thiết bị hơn vì người dùng bắt đầu ngần ngại khi chi tiền mua điện thoại mới", Nabila Popal, Giám đốc nghiên cứu của IDC, cho biết.

Người dùng đã chán mua smartphone mới - 1

Sức mua smartphone giảm chủ yếu đến từ lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế. (Ảnh: Getty Images)

“Nếu đầu năm gặp khó khăn trong chuỗi cung ứng, thì hiện tại ngành công nghệ đang phải đối mặt với một thị trường kém sôi động, sức mua giảm”, ông nói thêm.

Nhưng xu hướng này chỉ bộc lộ rõ nhất ở một số thị trường. Trong đó, nhu cầu mua giảm mạnh nhất ở Trung Quốc khi doanh số giảm đến 14,3% so với năm trước. Ngược lại, lượng thiết bị ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ giảm nhẹ 2,2% và mức giảm ở những nơi còn lại cũng chỉ giảm ở mức một con số.

Counterpoint Research còn chỉ ra chỉ có 60 triệu smartphone được bán ra ở Trung Quốc trong quý II, giảm hơn một nửa so với doanh số đạt đỉnh của quốc gia này vào quý IV/2016. “Thị trường Trung Quốc chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn kỳ vọng 0,8-1% trước đó của chúng tôi”, nhà phân tích Ivan Lam cho biết.

Ông cho rằng đại dịch COVID-19 chính là yếu tố chính gây ra tình trạng này. Lệnh giãn cách ở những thành phố lớn đã khiến người tiêu dùng giảm chi tiêu ở nhiều ngành hàng, trong đó có mặt hàng thiết bị điện tử. Thậm chí, các đợt khuyến mãi lớn vào cuối quý đã khiến sức mua tăng mạnh nhưng vẫn thấp hơn 10% so với năm 2021.


Theo Cnet, ngoài sức mua của người dùng, các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến lượng smartphone bán ra. Trung Âu và Đông Âu chỉ chiếm khoảng 6% tổng doanh số điện thoại toàn cầu nhưng chiến sự ở Ukraine đã khiến con số này sụt giảm mạnh đến 1/3.

Nhóm hãng lớn ít bị ảnh hưởng

Song, tình trạng ảm đạm trên vẫn không ảnh hưởng nhiều đến danh sách những nhà sản xuất thành công nhất trong quý II.

Người dùng đã chán mua smartphone mới - 2

Quý II/2022 đánh dấu doanh số smartphone Trung Quốc thấp nhất kể từ năm 2012.
(Ảnh: NewShunt365)

Samsung là hãng xuất xưởng được nhiều smartphone nhất với 62,4 triệu thiết bị, chiếm 21,8% thị phần toàn cầu. Xếp sau là Apple với 44,6 triệu iPhone, chiếm 15,6%. Sản lượng của cả hai tập đoàn công nghệ đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, những nhà sản xuất Trung Quốc như Xiaomi, Vivo và Oppo lại không mấy lạc quan khi đều bán được ít hơn 20% thiết bị so với năm 2021.


Ở thị trường quốc gia tỷ dân, Vivo vẫn giữ vững ngôi vương trong lĩnh vực smartphone. Nhưng Counterpoint Research cho rằng vị trí này đang có phần lung lay vì hãng chỉ chiếm 19,8% thị phần trong quý II.

Trong khi đó, Honor đã vươn lên tăng trưởng từ 7,7% lên 18,3%. Apple cũng không kém cạnh khi tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn thị phần của các hãng khác như Oppo, Huawei và Xiaomi đều sụt giảm.

“Mặc dù doanh số quý II ảm đạm, chúng tôi vẫn kỳ vọng con số này sẽ quay trở lại đà tăng trong quý tới. Tuy nhiên, nhu cầu mua vẫn còn yếu do người dùng e ngại và thiếu sự đổi mới. Điều này sẽ khiến thị trường khó bì được năm ngoái”, nhà phân tích Ivan Lam nhận định.

Đồng quan điểm, chuyên gia Popal của IDC cũng kỳ vọng trong tương lai nhu cầu mua sẽ khởi sắc ở một số khu vực. Nhưng nhìn chung, dự báo về sản lượng smartphone trong nửa cuối năm vẫn thấp nếu khó khăn trên thị trường vẫn tiếp tục diễn ra.

“Chúng tôi tin rằng đà đi xuống này không phải do nhu cầu mua giảm mà chỉ là bước đệm để tiếp tục tăng trong tương lai tới”, nhà phân tích khẳng định.


Người dùng đã chán mua smartphone mới


The second quarter of 2022 is the fourth consecutive quarter of a decline in global smartphone shipments.
According to data from IDC, the number of smartphones shipped globally in the second quarter of 2022 was only 286 million devices, down 8.7% compared to the same period last year. The figure was even lower than analysts' expectations for a 3.5% decline.

The cause of this situation comes from the impact of inflation on users' consumption habits in the mobile market, according to the latest report of the analysis company International Data Corporation (IDC).

Consumption habits have changed
Supply chain problems have led to a sharp drop in the number of mobile phones shipped. Companies have struggled to boost production amid the stressful situation of the COVID-19 epidemic, but the precarious economy has put them in a difficult position.

"Smartphone manufacturers ship fewer devices because users are starting to hesitate to spend money on new phones," said Nabila Popal, research director at IDC.

"If the beginning of the year was difficult in the supply chain, now the technology industry is facing a less active market, with reduced purchasing power," he added.

But this trend is most evident in some markets. In particular, buying demand fell the most in China when sales fell by 14.3% year-on-year. In contrast, the number of devices in the Asia-Pacific region decreased slightly by only 2.2% and the decrease in the rest of the region also decreased by only single digits.

Counterpoint Research also shows that only 60 million smartphones were sold in China in the second quarter, down more than half from the country's peak sales in the fourth quarter of 2016. "The Chinese market grew only 0.4 percent year-on-year, lower than our previous expectation of 0.8-1%," said analyst Ivan Lam.

He believes that the COVID-19 pandemic is the main factor causing this situation. Distance orders in big cities have caused consumers to reduce spending in many categories, including electronics. Even, the big promotions at the end of the quarter made the purchasing power increase sharply but still 10% lower than in 2021.


According to Cnet, in addition to the purchasing power of users, other factors also affect the amount of smartphones sold. Central and Eastern Europe account for only about 6% of total global phone sales, but the war in Ukraine has caused this number to plummet by a third.

Big companies are less affected
However, the gloomy situation still did not affect much to the list of the most successful manufacturers in the second quarter.

Samsung is the company that ships the most smartphones with 62.4 million devices, accounting for 21.8% of the global market share. Behind is Apple with 44.6 million iPhones, accounting for 15.6%. The output of both technology groups increased year-on-year.

Meanwhile, Chinese manufacturers like Xiaomi, Vivo and Oppo are not optimistic when they all sell 20% fewer devices than in 2021.



In the national market of billions of people, Vivo still holds the throne in the smartphone field. But Counterpoint Research thinks that this position is somewhat shaky because the company only accounted for 19.8% market share in the second quarter.

Meanwhile, Honor has grown from 7.7% to 18.3%. Apple is no less competitive when it comes to 1% increase over the same period last year. The market share of other companies such as Oppo, Huawei and Xiaomi all decreased.

“Despite the dismal second quarter sales, we still expect this number to return to momentum in the next quarter. However, buying demand is still weak due to user apprehension and lack of innovation. This will make it difficult for the market to match last year,” said analyst Ivan Lam.

In the same opinion, expert Popal of IDC also expects that buying demand will prosper in some areas in the future. But in general, the forecast for smartphone production in the second half of the year is still low if difficulties in the market continue.

“We believe this downward momentum is not due to reduced buying demand but just a stepping stone to continue rising in the future,” the analyst confirmed.