Người Trồng Rừng – Jean Giono

Người Trồng Rừng xuất hiện lần đầu trên tuần san Vogue của Mỹ, với tựa đề “Người gieo trồng hy vọng và hạnh phúc”. Cuốn sách đã gây ảnh hưởng trên toàn thế giới, thúc đẩy phong tái tạo rừng ở khắp mọi nơi, được coi như một bản tuyên ngôn vì sự nghiệp môi trường. Câu chuyện về tấm lòng cao cả và ý chí bền bỉ của người chăn cừu Elzéard Bouffier, người đã hồi sinh một thung lũng ở vùng Alpes-Provence, nơi “mọi nơi, mọi chốn đều khô cháy, chỉ có cỏ già cỗi”.

Review Người trồng rừng (2)

REVIEW CUỐN SÁCH ĐƯỢC CHUYỂN THỂ THÀNH PHIM KINH ĐIỂN

“The man who planted trees” phục sinh vùng đất chết

“Khi tôi nghĩ về một người đàn ông, chẳng có gì ngoài một cơ thể, một tinh thần, đã đủ để biến một vùng sa mạc thành miền đất Canaan, tôi phát hiện ra rằng con người luôn có thể làm nên điều tuyệt diệu. Nhưng khi tôi nghĩ về quyết tâm, niềm đam mê và sự hào phóng không bao giờ cạn, tôi dành sự ngưỡng mộ với người nông dân cao tuổi, ít học này, và cũng là người đã làm việc của Chúa trời.”

Phim của Frédéric Back sở hữu sự dè dặt nhưng chu đáo, phản ánh các vấn đề sinh thái mà không đối thoái gay gắt với khán giả. Là một nghệ sĩ của trường phái điện ảnh ấn tượng, với nét bút chì phác thảo từng mảnh nhỏ của cuộc sống, những rung cảm chưa-từng-nghe-nói-đến, khám phá nhận thức và thực tại, Back dựng lại một câu chuyện nổi tiếng thời hậu Thế chiến thứ nhất thông qua lời tường thuật, cú pháp, ngôn ngữ lời nói và văn học, tạo nên một cấu trúc đi theo tuyến tính, rồi lại lật ngược và thay đổi cách chúng ta cảm nhận về câu chuyện.

L’homme qui plantait des arbes (The man who planted trees) (1987) chắc chắn là một trong những kiệt tác được nhớ đến nhiều nhất của Back. Hàng thập kỷ sau khi bộ phim ra đời, nó vẫn là bước ngoặt trong cách kể chuyện phim hoạt hình, và là một trong những bộ phim vĩ đại nhất. Bộ phim vĩ đại chỉ vỏn vẹn 30 phút này dựa truyện ngắn của nhà văn/nhà hoạt động môi trường người Pháp Jean Giono.

Bộ phim của Back hay câu chuyện gốc của Giono nói về những chuyện to tát, tinh tế, phức tạp một cách nhẹ bẫng. Đó là một câu chuyện lạc quan về một người đàn ông trẻ lạc lối qua dãy Alps của Pháp, làm bạn với người chăn cừu già đơn độc Elzéard Bouffier, người ngày qua ngày không ngừng nghỉ gieo những hạt cây sồi trên một vùng khô cằn, hoang vu ở Provence.

Nói đến Provence là nói đến Van Gogh, người bị mê hoặc bởi những cánh đồng hoa, những ngôi nhà bằng đá, cây oliu, cây bách, những phế tích còn sót lại… Người ta nhớ mãi người đã vẽ lại sự đẹp đẽ, nhưng lại không biết đến người kiến tạo nên sự đẹp đẽ. Có thể nhân vật Bouffier không có thật, nhưng ông chính là hình ảnh đại diện cho những gì mà bàn tay, khối óc có thể làm nên điều kỳ diệu, không cần thứ máy móc hay công cụ hiện đại nào. Ông cũng là một đại diện cho thứ triết lý “trở lại tự nhiên” của con người hiện đại hôm nay, khi đã chán chường và mệt mỏi với bê tông cốt thép.

Phim được dựng theo phong cách khá xa lạ với những bộ phim hoạt hình chúng ta hay thấy ngày nay. Phong cách hoạt hình dè dặt, tỉ mỉ được đặt cân bằng với lời kể người kể chuyện (Christopher Plummer). Theo quan điểm của Back, hình ảnh càng động, người ta càng ít nghe bạn nói, bởi vì luôn có xung đột giữa mắt và tai. Những nét bút chì chuyển động nhịp nhàng như làn gió đã làm nên một bộ phim hấp dẫn. Nét bút thì đơn sơ, nhưng để làm nên được 30 phút đó, Back đã “vẽ” trong suốt 5 năm ròng.

Phần lớn câu chuyện diễn ra trên những triền đồi trọc với một người đàn ông đội mũ vành chỉ như chấm nhỏ, không có sự giúp đỡ của màu sắc, chỉ có những mảng nâu, xám, cực kỳ giản đơn, khắc họa nên một môi trường bị vùi dập và những con người mất hết hy vọng. Hình ảnh chuyển động ngày càng dồn dập, nét bút ngày càng tăm tối, lòng người ngày càng quặn đau và hoang tàn như chính vùng đất đó. Dần dần, trưởng thành theo những mầm cây lớn lên, màu sắc trở nên đa dạng, phong phú, thổi một làn gió mới khiến người ta phải hít hà trong hạnh phúc.

Tất cả có được nhờ một người lặng lẽ gieo trồng hạt giống, trên vùng đất không thuộc sở hữu của ông ấy, mà ông cũng chẳng biết nó thuộc về ai.

Nhà làm vườn, kiến trúc sư Russell Page nói: Trồng cây không chỉ mang lại sự sống cho con người, mà cả giấc mơ về một thế giới tốt đẹp hơn. Cây trong câu chuyện The man who planted trees có mối liên hệ với hy vọng và tuyệt vọng. Sự hủy diệt môi trường và bất ổn xã hội được gắn bó chặt chẽ trong câu chuyện và cả thế giới thực. Wangari Maathai, người từng giành giải Nobel Hòa bình với phong trào Vành đai xanh ở châu Phi, đã viết trong dịp kỷ niệm 20 năm cuốn sách ra đời: Giống như The man who planted trees, tôi nhìn thấy cộng đồng nhân văn được phục hồi cùng hàng cây. Đây không phải hiện tượng huyền bí. Nó là thực tế về sự tồn tại của con người. Con người không thể phát triển ở một nơi mà môi trường tự nhiên bị suy thoái.

Văn hóa, giá trị nhân văn không thể tồn tại mà không có tự nhiên. Chúng ta thấy Cây trong cuộc sống của những người dân bị tước đoạt quyền tiếp cận tài nguyên thiên nhiên. Buộc phải tồn tại trong một môi trường đen đúa như than, họ sống khó khăn và cay đắng. Người kể chuyện đã nhận xét về sự hủy hoại khi con người không còn hy vọng: “Những gia đình, tụ tập bên nhau trong một môi trường quá khắc nghiệt dù đông hay hè, không tìm thấy lối thoát cho những xung đột nhân cách không ngừng… Gió cứ thổi không ngừng, xoắn xít các dây thần kinh. Dịch tự tử, dịch điên rồ, và cả dịch giết nhau…”

Nhưng điều đó thay đổi sau nỗ lực của Elzéard Bouffier: “Mọi thứ đã thay đổi. Ngay cả không khí. Thay vì những cơn gió khô khốc khắc nghiệt đã từng ở thế tấn công, giờ là làn gió nhẹ nhàng tràn ngập hương hoa. Tiếng nước reo trong vắt men theo những ngọn đồi… Tôi thấy đài phun nước được xây dựng, chảy tự do. Điều tôi cảm động nhất, có ai đó đã trồng cây bồ đề chừng 4 tuổi vươn cao mạnh mẽ, như biểu tượng không thể tranh cãi về sự phục sinh.”

Trồng cây là một hành động tích cực của con người. Sự kiên trì khiêm tốn trong người chăn cừu đó đã đem lại sự sống cho “một vùng đất khô cằn và mệt mỏi vì không có nước”. Cảnh quan mới là sự phát triển không chỉ với con người, mà cả thiên nhiên: tăng đa dạng sinh học, tăng cường khả năng phục hồi, và môi trường sống mới.

Chúng ta thấy trong “lò cây” của sự nhỏ nhen, tham vọng, tranh cãi là nguồn gốc của sự bất hạnh. Ngược lại, Elzéard Bouffier đã tìm thấy “một cách tuyệt vời để hạnh phúc!”

Elzéard Bouffier sống rất đơn giản. Trong thế giới tĩnh lặng và cô đơn, ông đã phát triển một kết nối với đất mà không cần phải sở hữu nó. Ông sẵn sàng thay đổi lối sống từ người chăn cừu thành nghề nuôi ong để phù hợp với nhu cầu của đất. Ông không tìm cách áp đặt ý chí của mình lên đất. Ông hiểu rằng phần lớn các cây sẽ tự tìm cách sinh sôi nảy nở ngay cả trong môi trường khắc nghiệt nhất. Sự chấp nhận và không áp đặt đó là phẩm chất quan trọng trong mối quan hệ lành mạnh, không chỉ giữa con người với thiên nhiên, mà cả con người với con người.

Elzéard không trồng cây vì phần thưởng thực dụng nào, cũng chẳng phải vì mục đích cao cả gì. Ông trồng cây đơn giản là vì tin rằng “không trồng sẽ chết”, ông tìm thấy sự hài lòng và hạnh phúc trong công việc của mình. Ông chăm sóc bản thân đủ để sống đến gần 90 tuổi mà vẫn có sức gieo trồng hạt giống. Theo người kể chuyện, “ông là một trong những vận động viên của Chúa.”

Elzéard vượt qua ranh giới của tính ích kỷ và sự vi tha. Ông tìm thấy niềm vui vô hạn từ công việc sáng tạo của mình. Bởi vì anh ấy làm nó ra khỏi một nơi giữa sự ích kỷ và vị tha, anh ta không cần xác nhận từ người khác và anh ta không ghi ra. Anh ta tìm thấy sự hài lòng của chính hãng và niềm vui vô tận trong công việc của mình.

“Khi tôi nghĩ về một người đàn ông, chẳng có gì ngoài một cơ thể, một tinh thần, đã đủ để biến một vùng sa mạc thành miền đất Canaan, tôi phát hiện ra rằng con người luôn có thể làm nên điều tuyệt diệu. Nhưng khi tôi nghĩ về quyết tâm, niềm đam mê và sự hào phóng không bao giờ cạn, tôi dành sự ngưỡng mộ với người nông dân cao tuổi, ít học này, và cũng là người đã làm việc của Chúa trời.”

* Canaan: Trong Kinh thánh, xứ Canaan là hình bóng về nơi yên nghỉ trên trời, là cơ nghiệp của Tín đồ Chúa. Với người Do Thái, Canaan được xem là miền đất hứa, miền đất của sữa và mật, vì thế, để chiếm được nó, người Do Thái phải đổ không ít xương máu mới có được.

– Andrea Thanh

Trích dẫn Người trồng rừng

“Ông cũng không biết mảnh đất này của ai; ông nghĩ có lẽ là của quận, cũng có thể là của những người chủ không cần biết mình có miếng đất đó. Riêng ông, ông không cần biết miếng đất của ai. Ông chỉ lo gieo trồng trăm hạt sồi với tất cả sự cẩn trọng.”

“Sự sống có mặt là nhờ sự kết hợp chặt chẽ của biết bao yếu tố đến từ muôn nơi, từ cả vũ trụ và muôn người, muôn loài. Có ý thức sáng tỏ ấy, ta mới đem hết tâm ý đóng góp phần tốt nhất và đẹp nhất của mình để bảo vệ sự sống, bảo vệ thiên nhiên và muôn người, muôn loài.”

“Việc trồng rừng đã tạo nên nhiều phản ứng dây chuyền… Những dòng suối trước đây khô cạn nay đã có nước chảy, như là nước vẫn chảy từ ngàn xưa… Khi các dòng suối bắt đầu có nước lại, người ta thấy đồng cỏ, vườn tược cũng bắt đầu xuất hiện, cùng với nhiều loại hoa, những cây liễu, cây bấc,… mà gió đã mang hạt tới.”

“Trồng người như trồng rừng, cần có một trái tim trong sáng đầy ắp tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên, vì thiên nhiên và con người là Một, một tấm lòng thủy chung, tươi son bền sắt.”

“Muốn thấy được cá tính vĩ đại của một người, ta phải có cơ hội quan sát hành động của họ trong nhiều năm tháng. Nếu người đó có hành động vị tha và cao cả, đem lại nhiều lợi ích lớn lao rõ ràng mà không cần một sự đền đáp nào, một con người như vậy, ta khó có thể quên.”