Nhân Tố Enzyme: Thực Hành – Hiromi Shinya

Không dừng lại ở việc giúp chúng ta hiểu Enzyme là gì, cách ăn uống tốt cho cơ thể, phân tích và giải thích những điều mà trước giờ chúng ta vẫn nghĩ làm vậy là tốt cho cơ thể,… trong cuốn “Nhân tố Enzyme thực hành” tác giả Hiromi Shinya chia sẻ cụ thể hơn về phương pháp có thể giúp chúng ta sống lâu và khỏe mạnh hơn.

Review Nhân tố Enzyme thực hành

Hôm nay, mình tiếp tục tổng hợp những nội dung chủ yếu của quyển Nhân tố Enzyme (**) để mọi người tham khảo.

Trong quyển (*) – phương thức sống lành mạnh, bác sĩ Shinya đã đưa ra các quan điểm để sống khoẻ của mình, trong đó lối sinh hoạt không tốn enzyme diệu kỳ chính là lối sinh hoạt giúp con người sống lâu và khoẻ mạnh. Người nào càng giải độc nhiều thì càng tiêu tốn nhiều enzyme, và kết quả là cơ thể sẽ thiếu hụt enzyme để duy trì sức khoẻ và dễ mắc bệnh hơn.

Nhiều loại thực phẩm vốn được mọi người tin tưởng là tốt cho cơ thể như: thịt, sữa, bơ thực vật, gạo trắng… thực ra lại có hại khi làm sản sinh ra độc tố trong cơ thể chúng ta. Nhiều người hàng ngày hấp thu các loại thực phẩm này gây tiêu tốn enzyme diệu kỳ và hậu quả là cơ thể họ dễ mắc bệnh tật hơn rất nhiều.

Trong quyển sách (**) này, bác sĩ Shinya chia sẻ bảy phương pháp cụ thể để có thể sống lâu và khoẻ mạnh bao gồm: ăn đúng cách, uống nước tốt, bài tiết đúng cách, hô hấp đúng cách, vận động điều độ, ngủ nghỉ tốt, cười và cảm nhận hạnh phúc.

Bảy phương pháp sống khoẻ này chú tâm tới việc thực hiện các thói quen sinh hoạt giúp ổn định môi trường bên trong cơ thể và giúp đồng hồ sinh học của cơ thể trở lại bình thường tuân theo nhịp điệu của tự nhiên. Nếu phải nói đến những nguy cơ của các phương pháp này thì có lẽ là chi phí cao và công sức bỏ ra để có thể có các loại thực phẩm và nước uống tốt cho cơ thể trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, nếu nghĩ đến những người bệnh vừa phải chịu đau đớn do bệnh tật vừa phải chi trả số tiền lớn để chữa trị thì chắc cũng chẳng ai bận tâm vì một chút chi phí để có được những thực phẩm và nước uống tốt cho cơ thể.

Dù là bệnh tật hay có thể sống khoẻ mạnh, tất cả đều do sự lựa chọn của chính bạn mà ra. Do đó, bạn cần phải biết yêu thương chính bản thân mình, đó là bước đầu tiên để bạn có được “sức khoẻ thật sự”.

Bảy phương pháp sống khoẻ:

1/ Ăn đúng cách: là ăn các thực phẩm tự nhiên và tươi mới. Thực phẩm từ tự nhiên mới có thể tạo ra các sinh mệnh sống và thực phẩm đó cũng phải tươi mới vì trong nó có chứa nhiều enzyme, chúng ta ăn thực phẩm “tươi” mới thấy ngon miệng đó chính là nhờ lượng enzyme dồi dào bên trong nó.

Thực phẩm có thể được phân ra thành 3 loại:

Thực phẩm có nguồn gốc từ đất đai: rau củ quả, nấm, tảo, các loại hạt… Loại thực phẩm này nếu là thứ có thể ăn được thì về cơ bản đều không hạn chế liều lượng cho phép.

Thực phẩm có nguồn gốc động vật nếu hấp thu quá nhiều sẽ khiến máu bị đông lại, vị tướng và tràng tướng xấu đi do đó cần phải kiềm chế hấp thu trong một giới hạn nhất định.

Thực phẩm có nguồn gốc từ nhà máy: là thực phẩm được con người tạo ra như gia vị hoá học, phụ gia thực phẩm, muối/đường/dầu tinh luyện, chất tạo ngot… Loại thực phẩm này không chứa sinh mệnh trong nó, các thực phẩm này dù có ăn được cũng không thể nuôi dưỡng sinh mệnh chúng ta. Chính vì thế lý tưởng nhất là không ăn thực phẩm trong nhóm này. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại ngày nay, làm được điều này là việc không thể. Do đó, chúng ta cần chú ý lựa chọn các loại thực phẩm tốt làm tăng lượng enzyme trong cơ thể và phòng tránh tiêu hao enzyme diệu kỳ.

Cách ăn đúng nằm trong ngũ cốc chưa tinh chế:

Ngũ cốc chưa qua tinh chế sẽ tốt hơn vì chứa những sinh mệnh vốn rất giàu có của mình, ngược lại ngũ cốc đã qua tinh chế không còn sinh mệnh sống trong nó và mất đi khả năng nảy mầm, chúng không còn khả năng nuôi dưỡng sinh mệnh sống con người.

Hãy cùng nhìn những điểm khác biệt giữa gạo lứt (chưa qua tinh chế) và gạo trắng (đã qua tinh chế). Gạo lứt là gạo chỉ bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, trong khi gạo trắng đã loại bỏ cả lớp vỏ trấu, vỏ cám lẫn lớp mầm. Trong hạt gạo trắng chỉ còn lại phần nội nhũ, là kho dự trữ dinh dưỡng cho quá trình nảy mầm và phát triển. Phần nội nhũ này không chứa đủ các coenzyme cần thiết cho hoạt động của enzyme. Trong khi đó hạt gạo lứt chứa 95% vitamin và khoáng chất tập trung chủ yếu ở lớp vỏ cám và lớp mầm. Gạo trắng không chỉ thiếu hụt thành phần dinh dưỡng mà còn nhanh bị tiêu hoá khiến lượng đường trong máu dễ bị tăng lên làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu ăn gạo lứt cùng một lượng cơm như gạo trắng thì chỉ số đường trong máu chỉ tăng lên dần dần. Những người đang bị tiểu đường có thể ức chế việc tăng lượng đường trong máu bằng cách chuyển từ ăn gạo trắng sang gạo lứt.

Nhiều người lầm tưởng cơm gạo lứt khó nấu, họ cho rằng gạo cứng, không có độ dẻo ăn không ngon… tuy nhiên, việc nấu cơm gạo lứt lại dễ hơn mọi người tưởng. Chỉ cần vo gạo và ngâm qua đêm với nước tốt, trước khi nấu có thể cho muối biển, tinh bột nghệ và trộn với các loại ngũ cốc khác như đậu đỏ, đậu lăng, đậu gà… rồi bỏ vào nồi áp suất hấp cách thuỷ khoảng 45’ là gạo chín mềm, dẻo ngon. Nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất vừa nhanh và cơm lại vừa ngon hơn so với nấu bằng các loại nồi khác.

Bên cạnh ngũ cốc, các thực phẩm từ đất đai còn có trái cây, trái cây là món quà sinh mệnh do thiên nhiên ban tặng. Không có loại thực phẩm nào chứa nhiều enzyme một cách tuyệt vời như trái cây, do đó chúng ta có thể ăn trái cây nhiều bao nhiêu tuỳ thích. Trái cây có nhiều enzyme nên rất dễ tiêu hoá, trái cây sau khi ăn chỉ mất khoảng 30’ là đi đến đường ruột. Thế nhưng hiện nay rất nhiều người không biết cách sử dụng tốt “món quà sinh mệnh” mà thiên nhiên ban tặng này, mọi người thường ăn trái cây như món tráng miệng sau bữa ăn. Thức ăn trước đó bị tồn đọng trong dạ dày khiến thời gian trái cây đi xuống dạ dày bị kéo dài hơn và làm cho các enzyme không được hấp thu hiệu quả dẫn sẽ đến các cảm giác đầy bụng, xì hơi. Do đó, chúng ta cần lưu ý ăn trái cây trước bữa ăn từ 30-40’, và khi ăn nếu được, khuyến khích mọi người nên ăn toàn bộ, bao gồm cả vỏ.

Một vấn đề khi ăn toàn bộ đó là lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật còn tồn đọng trong trái cây, rau củ. Trước khi ăn chúng ta cần rửa sạch nhiều lần và ngâm với nước tốt để bóc tách lượng thuốc trừ sâu còn tồn đọng ra khỏi trái cây và rau củ.

2/ Uống nước tốt: phần này đã được đề cập chi tiết trong quyển (*) trước đó nên mọi người có thể xem lại.

Mình chỉ bổ sung thêm một lưu ý quan trọng: những ai đang có vấn đề về sức khỏe hay có người thân bị bệnh, không có điều kiện trang bị thiết bị y tế để lọc nước tốt thì có thể liên hệ với mình để mình chỉ chỗ “cho nước tốt” và đến xin nước về uống. Những ai đã có thiết bị y tế lọc nước tốt có thể hỗ trợ giúp đỡ tặng nước cho cộng đồng, đóng góp phần nào đó cho những hoàn cảnh khó khăn hiểm nghèo trong xã hội. Hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều người chung tay chia sẻ yêu thương cho những nỗi khổ đau đang ngày đêm tàn phá người dân đất nước VN.

3/ Bài tiết đúng cách: cơ thể chúng ta bài tiết độc tố ra ngoài cơ thể bằng 3 cách là: “phân”, “nước tiểu” và “mồ hôi”.

Con đường đào thải độc tố lớn nhất của chúng ta chính là phân. Những người ăn nhiều thực phẩm động vật rất dễ bị táo bón. Táo bón khiến cho các độc tố trong thức ăn dư thừa, các chất cặn bã, các khoáng chất có hại tồn đọng lâu hơn trong cơ thể. Các độc tố sinh ra từ phân ủ thối trong đường ruột sẽ được hoà tan với nước trong đại tràng và lại được đưa vào cơ thể.

Để phòng tránh việc ô nhiễm môi trường đường ruột do táo bón, bác sĩ Shinya khuyến khích thực hiện phương pháp “thải độc cà phê” (coffee enema). Phương pháp thải độc đã được cả thế giới công nhận hiệu quả hơn 70 năm qua và phương pháp này có thể điều trị cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, rất nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã được cứu nhờ phương pháp trị liệu này. Phương pháp thải độc cà phê sẽ đưa cà phê vào cơ thể từ hậu môn và làm sạch bộ phận gần hậu môn và bài tiết phân đóng khối. Coffee enema giúp nhanh chóng đào thải độc tố ra bên ngoài, giúp tiết kiệm enzyme trong cơ thể, tất cả mọi người ai cũng đều có thể dễ dàng thực hiện phương pháp này để nâng cao sức khoẻ của bản thân.

Bài tiết qua nước tiểu và mồ hôi: nếu chúng ta uống đầy đủ loại nước tốt có tính khử mạnh thì tuần hoàn thể dịch sẽ được cải thiện tốt hơn đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất hoạt động mạnh. Kết quả là phần nước dư thừa sẽ được bài tiết ra ngoài theo đường mồ hôi hay nước tiểu, và các độc tố trong cơ thể cũng được bài tiết cùng. Nếu chú ý đến vấn đề giải độc, ít nhất hãy uống 1,5l và cố gắng uống đến 2l nước tốt mỗi ngày, không sử dụng trà, cà phê hay các loại nước giải khát khác để thay thế cho nước.

4/ Hô hấp đúng cách: nhằm ổn định lại hệ thần kinh đang bị hỗn loạn bằng cách lợi dụng các đặc tính của hô hấp.

Hít thở sâu bằng bụng nâng cao hiệu quả trong việc thư giãn của cơ thể nên nó cũng giúp chúng ta giải toả căng thẳng. Lý tưởng nhất là hít thở sâu bằng bụng 4-5 lần trong một tiếng, chọn nơi có không khí trong lành, hít hơi ngắn bằng mũi và từ từ thở ra bằng miệng. Hít thở sâu bằng bụng là phương pháp sống khoẻ ưu việt, không cần đến địa điểm, dụng cụ đặc biệt nên hy vọng mỗi người có thể thực hiện nó mỗi ngày.

5/ Vận động đúng cách:

Vận động vào buổi sáng mới tốt chứ không phải vào ban đêm. Vận động vào buổi tối chỉ nên dừng ở những bài tập giãn cơ, mát xa để giải toả mệt mỏi sau một ngày làm việc, tốt nhất là nên cố gắng vận động vào buổi sáng.

Vận động điều độ giúp cải thiện năm quá trình lưu thông quan trọng trong cơ thể là: máu – bạch huyết, dạ dày – đường ruột, nước tiểu, hô hấp và khí.

Vận động điều độ còn giúp làm ấm cơ thể sẽ càng giúp enzyme được kích thích hoạt động và nâng cao khả năng miễn dịch.

Vận động điều độ có thể thực hiện các bài tập như giãn cơ, đi bộ hay các bài tập gập người nhẹ nhàng là đủ.
Việc vận động tuỳ thuộc vào mỗi người và chỉ cần thực hiện trong phạm vi chịu đựng của cơ thể mà không phải gắng sức. Bạn không nên vận động đến mức cơ thể thấy mệt mỏi mà chỉ nên dừng ở mức cơ thể thấy thoải mái.

6/ Ngủ nghỉ tốt: số lượng enzyme trong cơ thể được gia tăng trong quá trình ngủ nghỉ, lý do là trong thời gian này việc tiêu hao enzyme trong cơ thể được hạn chế và đồng thời quá trình hình thành enzyme diệu kỳ được đẩy mạnh.
Khi tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến thể lực suy kiệt, đó có thể do sự cân bằng trong việc sản sinh enzyme diệu kỳ và tiêu hao enzyme bị phá vỡ. Chính vì vậy, việc ngủ nghỉ hợp lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì cuộc sống khoẻ mạnh.

Những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi hay thấy buồn ngủ thì nhất định không được cố làm việc mà hãy để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn cho dù chỉ là năm, mười phút.

7/ Cười và cảm nhận hạnh phúc:

Chúng ta không thể thực sự khoẻ mạnh nếu không có hạnh phúc. Sức mạnh tinh thần, dù tốt hay xấu cũng là một sức mạnh vô cùng to lớn. Cho dù bạn có chú ý đến các mặt ăn uống, vận động bao nhiêu đi chăng nữa, nhưng nếu trong thâm tâm bạn tràn đầy bất mãn hay bị chi phối bởi các cảm xúc tiêu cực thì rồi bạn cũng sẽ mắc bệnh. Ngược lại, mặc dù bạn đang phải làm việc, lao động khá vất vả nhưng tinh thần bạn thoải mái, trái tim bạn ngập tràn hạnh phúc và bạn luôn nghĩ đến những điều tích cực thì bạn sẽ không đến mức bị mắc bệnh. Đó là lý do vì sao hầu hết những người đang yêu, đang ngập tràn hạnh phúc lại không có bệnh tật. Các suy nghĩ tích cực, tinh thần thoải mái, cảm giác hạnh phúc và những nụ cười có tác dụng trong việc nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp phòng chống bệnh tật.

Nếu có thể thực hiện bảy phương pháp sống khoẻ Shinya thì những người đang cảm thấy suy yếu sẽ cảm thấy cơ thể khoẻ mạnh lại như trước kia, hay cả những người đau ốm cũng sẽ cảm thấy mình đang hồi phục. Tất nhiên, những người khoẻ mạnh sẽ điều hoà lại tốc độ suy yếu của cơ thể và thậm chí còn có thể trẻ ra.

Tuy nhiên liệu pháp điều trị enzyme cần ít nhất 120 ngày để thấy được kết quả, bởi vì các tế bào trong cơ thể đều cần trung bình 120 ngày để thay đổi tế bào mới. Khi cơ thể bạn được hình thành bởi các tế bào và vi khuẩn khoẻ mạnh thì cơ thể bạn sẽ diễn ra thay đổi to lớn và bạn sẽ cảm thấy thật sự “hạnh phúc”.

– Dũng Bolero