Nói Không Với Nghịch Cảnh – Li Leng

Khi cất tiếng khóc chào đời, con người đã có dự cảm về những nghịch cảnh sẽ đến. Rồi một ngày, nghịch cảnh thực sự tìm đến, không ai dỗ dành, không ai nuông chiều để bản thân ngừng khóc, mà thay vào đó chỉ có tiếng cười do chúng ta tạo ra mới có thể chiến thắng tất cả. Sách “Nói không với nghịch cảnh” của tác giả Li LENG sẽ đem đến cho bạn đọc nguồn cảm hứng và dũng khí đi tìm nụ cười ấy.

Review (2)

Đừng vu khống cho tuổi trẻ, tất cả chỉ là bạn chưa nỗ lực

Không bao giờ là “muộn” với những người muốn thực hiện ước mơ, đừng chần chừ nữa! Thời gian qua đi không ngoảnh lại, tuổi trẻ trôi qua khó trở về, đó chính là quy luật khắc nghiệt của tạo hoá. Thế nên mỗi chúng ta không nên phí hoài tuổi trẻ, lãng phí thanh xuân

Ngay cả trong một cuốn sách tôi đọc gần đây, “Đại học không lạc hướng” của Lý Thượng Long, tác giả cũng viết “Thế giới này căn bản không quan tâm bạn nỗ lực thế nào, chỉ quan tâm hiệu quả từ sự nỗ lực của bạn”.

Điểm chung của những câu trên là gì? Dường như tất cả đang chỉ ra rằng trong thế giới mà chúng ta đang sống, người ta khinh thường sự chăm chỉ, đề cao mù quáng cái gọi là tài năng, thậm chí chỉ chăm chăm nhìn vào kết quả, phủ nhận nỗ lực.

Ở cấp ba hay cả khi lên Đại học, tôi đã chứng kiến cảnh nhiều sinh viên giỏi diễn một vở kịch vô cùng tài tình. Họ cố tỏ ra mình không quan tâm đến chuyện bài vở, họ cố gắng cho thấy họ quan tâm đến những thú vui khác không mấy dính dáng tới học tập như game, idol, thời trang,… Bạn sẽ chẳng biết được họ làm bài tập về nhà lúc nào.

Trước mỗi kì thi, khi được hỏi đã học bài chưa, bạn biết câu trả lời của họ là gì rồi đấy “Chưa, mình đã học gì đâu. Tối trước hôm thi học vẫn kịp mà”. Và kết quả họ luôn được điểm cao, nằm trong top những sinh viên xuất sắc của khoa.

Sự thực có phải họ tài năng đến thế: không làm bài tập về nhà, không quan tâm đến bài vở nhưng vẫn luôn hiểu bài? Chỉ học qua hay học trong một đêm mà vẫn đạt điểm A? Chắc chắn là không rồi, nếu không nói đến trường hợp gian lận hay may mắn thái quá mà hy hữu vẫn xảy ra.

Không phải chúng ta không nỗ lực mà chỉ là không muốn người khác biết đến sự nỗ lực của mình. Không phải chúng ta chưa cố gắng mà chỉ là không muốn người khác nghĩ mình thực dụng. Nỗ lực hết mình nhưng kết quả vẫn không như mong muốn, làm hết sức nhưng vẫn thua kém người khác. Có thể tóm gọn trong hai từ “bất lực” với mình và “xấu hổ” với người.

Hóa ra, trên đời chúng ta sẽ gặp nhiều người như thế này: bản thân họ không muốn cố gắng, muốn sống thoải mái nhưng lại khó chịu khi nhìn thấy người khác cố gắng. Họ an vị, vừa muốn an nhàn vừa muốn an toàn nên chẳng thể an nhiên khi thấy người khác không ngừng phát triển. Với họ, nỗ lực chưa chắc đã thành công nhưng không nỗ lực chắc chắn sẽ được sống thoải mái. Họ muốn tất cả mọi người cũng nghĩ và làm giống họ.

Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày từ những việc nhỏ nhất, phủ nhận sự nỗ lực của mình bằng những câu như “Tôi có làm gì mấy đâu”, “Tôi cũng chỉ làm qua thôi”, “Làm nhiều thì ích gì chứ?”,… ngày càng trở nên phổ biến. Dường như thế giới thực dụng này khiến ai cũng ngầm hiểu việc dành nhiều thời gian, tâm huyết, sức lực để làm một việc gì đó không phải là chuyện bình thường, đó là một chuyện cần được giấu kín.

Thế giới này vốn dĩ rất công bằng, bạn nỗ lực bao nhiêu bạn đạt được bấy nhiêu. Nếu bạn chưa thành công chỉ là vì bạn nỗ lực chưa đủ nhiều, bạn cần nỗ lực nhiều hơn nữa, từng giây, từng phút.

Trong thế giới này, nỗ lực hết mình mà chưa thành công không đáng xấu hổ, xấu hổ chính là có thể thành công nhưng lại thất bại vì không nỗ lực.
Vậy đấy, chào mừng bạn đến với thế giới vừa đáng ghét vừa đáng sống này!

– Nguyễn Thiên Di

NÓI KHÔNG VỚI NGHỊCH CẢNH!

Carnegie từng nói: “Nếu bạn phát huy tư tưởng của mình với tâm thế tích cực, đồng thời tin rằng thành công là quyền của bản thân, lòng tin của bạn sẽ giup bạn được mọi mục tiêu rõ ràng của mình.”

Tiềm năng của con người là vô hạn, và đôi khi nằm ngoài sức tưởng tượng của ta.

Tuy vậy, không phải ai cũng nhận thức được tiềm năng to lớn trong mình.

Nhưng hãy luôn nhớ rằng, khi bạn giữ một tâm thái tích cực, tin tưởng chắc chắn về thứ tiềm lực vô hạn trong mình, sẽ chẳng có có gì có thể ngăn cản bạn, dù có là khó khăn gian khổ thế nào đi chăng nữa.

Bởi sự tích cực trong hoàn cảnh thuận lợi có thể khiến con người sáng tạo nên đỉnh cao mới, còn trong nghịch cảnh có thể thúc đẩy cơ hội xoay chuyển tình thế nhanh hơn.

CHẠY, CHẠY ĐI! CHẠY NHANH LÊN!

Chạy như Forrest Gump!

Các bạn còn nhớ nhân vật Forrest Gump trong bộ phim cùng tên không? Anh không thông minh như đại đa số chúng ta, nói chính xác thì là một người ngốc nghếch, có thể sống một cuộc đời yên ổn đã là may mắn lắm rồi. Nhưng anh chàng ngây ngô này lại luôn cố gắng xây dựng cuộc đời mình với tinh thần không bao giờ bỏ cuộc – thành lập công ty, có được tình bạn chân thành, cô gái mà anh luôn đem lòng yêu say đắm cuối cùng cũng trở về bên cạnh anh, tình yêu của anh được vẹn tròn. Có người nói đó là thần thoại của Hollywood, đồng thời cho rằng đó là tượng trưng của nước Mĩ và giấc mơ Mĩ. Dù bộ phim này có ngụ ý gì, thì hàng triệu người đã xúc động trước tinh thần tích cực của Forrest Gump, nhất là câu nói nổi tiếng: “Chạy, chạy đi! Forrest, chạy nhanh lên!”

Người ta thường nói tính cách quyết định số phận, hai người có tính cách khác nhau, cho dù có trải nghiệm cuộc sống giống nhau, có thể vẫn sẽ đi theo những con đường đời hoàn toàn khác biệt.

Hãy tiếp tục lật giở cuốn sách này để tìm hiểu điều đó! Bạn sẽ thấy bất cứ lúc nào, chỉ cần có trái tim tích cực thay đổi hiện trạng, thì mọi điều đều có thể xảy ra.

VẼ LÊN BỨC TRANH CUỘC ĐỜI !

Đứng trước cuộc sống, con người phải là người sáng tạo chủ động, chứ không thể ngồi không mặc cho những nhân tố khác sắp đặt.

Cuộc sống luôn tràn đầy niềm vui, nỗi đau, sự đắc chí, nỗi thất vọng. Trong bất cứ trạng thái sinh tồn nào, tinh thần con người đều cần giữ sự lạc quan và tích cực phấn đấu, vì sự tích cực trong hoàn cảnh thuận lợi có thể khiến con người sáng tạo nên đỉnh cao mới, còn trong nghịch cảnh có thể thúc đẩy cơ hội xoay chuyển tình thế tới nhanh hơn.

Đời người giống như một cuốn album ảnh rực rỡ sắc màu: kí ức thời thơ ấu là một vùng trắng xóa, nhìn cái gì cũng đều đơn giản và trực tiếp; sự vụng dại của tuổi thiếu niên mang màu xanh lục, tuy non nớt nhưng tràn đầy sức sống; màu sắc của tuổi trưởng thành hoặc là màu vàng lấp lánh hoặc là màu nâu buồn bã, cuộc đời có lúc thành công có lúc thất bại, từ đó trui rèn tâm trí chúng ta; phong cảnh của tuổi già có lẽ là màu lam nhạt cuối chân trời, trông có vẻ hiền hòa như đã gột rửa hết mọi phù hoa náo nhiệt, nhưng lại sâu thẳm như ẩn giấu những điều khó biết. Bất kể là màu sắc nào, người họa sĩ của cuộc đời cũng nên là chính chúng ta.

Có lẽ cuộc sống không cho chúng ta quyền lựa chọn màu sắc, nhưng bút vẽ nằm trong tay chúng ta, vẽ như thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ của chúng ta. Người họa sĩ tích cực có thể dùng màu sắc ảm đạm nhất vẽ nên cuộc đời rực rỡ nhất, còn người họa sĩ tiêu cực thì dù có bao nhiêu màu sắc đi nữa cũng không thể vẽ nên những bức họa tươi sáng.

Vậy thì bắt đầu từ bây giờ, đừng quan tâm đầu bút vẽ đang nhuốm màu sắc gì, hãy cầm chiếc bút trong tay bạn lên, tích cực vẽ.

– Giới thiệu sách

Trích dẫn

“Những người từ chối khuất phục trở ngại là những người chín chắn, chịu trách nhiệm cho chính mình trong thế giới tăm tối

Họ không muốn sống cuộc sống ăn mày tình thương của người khác, Không tuyệt vọng và cũng không kiếm cớ.”

“Nếu bạn phát huy tư tưởng của mình với tâm thế tích cực, đồng thời tin rằng thành công là quyền của bản thân, lòng tin của bạn sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu rõ ràng của mình.”

“Đối mặt rồi chiến thằng nghịch cảnh thật ra không phức tạp nếu biết cách chấp nhận những gì không thể thay đổi, nỗ lực thay đổi những thứ có thể thay đổi và biết phân biệt điều gì thay đổi được, điều gì không.”