Lần cập nhật gần nhất September 28th, 2020 – 03:12 pm
“Đối thoại với Thượng Đế” bàn đến các đề tài tính dục, quyền lực, tiền bạc, chuyện con cái, hôn nhân, ly dị, về sự nghiệp, sức khoẻ, về đời sau, đời trước… về mọi thứ. Nó phân tích chiến tranh và hoà bình, biết và không biết, cho và nhận, vui và buồn. Nó xem xét cái cụ thể và trừu tượng, hữu hình và vô hình, chân lý và phi chân lý.
Cuốn sách ghi lại toàn bộ quá trình Hỏi – Đáp của Neale và Thượng đế, tập trung vào những sự thật của Vũ Trụ mà đang tác động đến cuộc sống.
Review Đối thoại với Thượng Đế (2)
Ngày hôm nay tôi muốn nói một vài suy nghĩ của tôi về một cuốn sách. Đây sẽ chỉ là một vài suy nghĩ cá nhân về cuốn sách mà gần đây tôi đã đọc, chứ không hẳn là 1 bài đánh giá chi tiết, đó chính là cuốn sách với tựa đề “Đối thoại với Thượng Đế” của nhà văn Neale Donald Walsch. Sự thật là cuốn sách này khá khó hiểu cho nên tôi đã không nghe hết và đành phải quyết định dừng lại sau 1 giờ đồng hồ nghe bản nói của cuốn sách trên Youtube. Mặc dù tôi có thể hiểu nội dung chính và các dụng ý của tác giả trong cuốn sách này, nhưng tôi nhận thấy mình không thực sự nhận được các lời khuyên bổ ích, hay những lời lí giải, hướng dẫn của tác giả. Khi đọc cuốn sách này, nó làm tôi liên tưởng tới 1 tác phẩm rất nổi tiếng của nhà văn Napoleon Hill có tựa đề “Chiến thắng con quỷ trong bạn”. Điểm khác biệt giữa 2 tác phẩm ở đây là, trong khi Napoleon nói chuyện với Quỷ dữ thì ông Walsch lại nói chuyện với Chúa. Và dù cho tôi vô cùng yêu thích tác phẩm “Chiến thắng con quỷ trong bạn” và ý tưởng về việc được đối thoại với các thực thể “vô định và vô hình”, nhưng tôi vẫn chưa thể nắm bắt được cái gì mới là ý tưởng chính hay những bài học mà tác giả Donald Walsch muốn truyền tải đến với độc giả. Lí do có thể là do tôi chưa thực sự hiểu 1 cách đầy đủ về cuốn sách, vì tôi biết sự thật là có rất nhiều người vô cùng yêu thích cuốn sách này. Do đó tôi vẫn muốn rằng, nếu có cơ hội thì bạn hãy thử tự mình khám phá cuốn sách này, tự cảm nhận nó theo cách của riêng bạn. Vì lẽ đó, bài viết này không phải là 1 bài đánh giá sách, vì tôi chưa thực sự hiểu về cuốn sách này lắm, cũng có thể đó là do tôi chưa đủ kiên nhẫn để có thể nghe hết cuốn sách này. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn bật mí thêm một điều khá thú vị nữa, đó là trong tất cả các cuốn sách tôi đã đọc từ trước đến nay thì đây là cuốn sách thứ 2 mà tôi đã quyết định là sẽ không tiếp tục đọc nữa.
– Adam Skoneczny
Một cuốn sách hết sức đặc biệt, sẽ hợp với những ai muốn tìm hiểu về khoa học tâm linh (mình mới bắt đầu tìm hiểu gần đây thôi). Mới đọc đc vài mươi trang, nhưng những đề tài mới liên tục xuất hiện và khiến mình suy ngẫm về nội tâm mình khá nhiều, khai mở và giải đáp các câu hỏi lớn về tình yêu hay mình là ai trong thế giới này.
Thượng Đế sáng tạo ra thế giới này và ban cho chúng ta sự tự do ý chí để chúng ta chọn lựa và hành động theo ý mình, mà không phải là một định mệnh sắp đặt cho mỗi bản thân chúng ta. Điều này không có nghĩa là Ngài bỏ mặc chúng ta làm gì thì làm. Ngài truyền đạt, hướng dẫn với từng người, nhưng chúng ta lại hay phớt lờ đi để làm theo những khuôn khổ bên ngoài và bỏ mặc tiếng nói ở bên trong.
Ngài truyền đạt bằng trải nghiệm, cảm xúc hơn là dùng lời nói, vì từ ngữ luôn có giới hạn và dễ hiểu sai. Còn chúng ta tin vào câu chữ, lời dạy từ bên ngoài hơn nên đã phớt lờ đi những cảm xúc này.
Nói về cảm xúc, điểm bùng nổ thú vị với mình đây. Quan điểm sách này nói đến lại rất giống với Osho (trong cuốn Luận về tình yêu) đó là những suy nghĩ của chúng ta về sâu xa là do cảm xúc của tình yêu và sợ hãi chi phối. Tới đây mình nghĩ ngay tới Forest Gump, một tình yêu thuần khiết không vị lợi, không chút sợ hãi của Gump. Từ đây mọi thứ tốt hay xấu chỉ là do chính bản thân chúng ta qui ước và do chính chúng ta tạo ra.
Khi sợ hãi, ta co cụm lại phòng thủ. Khi yêu thương, ta dang rộng cánh tay chào đón. Có lẽ bây giờ thế giới đang sợ hãi nhiều hơn là yêu thương.
Có bao giờ bạn tự hỏi bạn sinh ra vì điều gì? Sao những khó khăn này lại đến với mình, sao lại có đại dịch và thiên tai? Hãy khoan oán trách. Ánh sáng ko biết nó là ánh sáng khi xung quanh phủ đầy ánh sáng, nó phải đi vào bóng tối chịu sự lẻ loi, cô độc để thực sự soi sáng vùng tối thì nó mới thực sự là ánh sáng. Ta cần trải nghiệm để ta có thể thực sự biết mình là ai và sáng tạo ra NGƯỜI MÌNH MUỐN LÀ.Còn rất nhiều điều hay đáng để viết dù chỉ trong mấy mươi trang sách thôi. Mà sách vẫn còn dày lắm. Chỉ tiếc cái mình nghiệm ra là những cảm xúc, trải nghiệm không là từ ngữ, nên để viết ra cho trọn vẹn thì thật là khó. Đăck biệt là kẻ hiếm khi viết như mình.
Điều thực sự thú vị của mình trong quãng thời gian gần đây là những cuốn sách mình đã đọc dù chẳng liên quan gì mấy về nội dung nhưng lại có sự tương đồng với nhau ở khá nhiều điểm.
– Trọng Luân Trần
Trích dẫn Đối thoại với Thượng Đế
“Nói thì dễ hơn hành động. Đôi khi con cảm thấy mình sai trái. Cảm giác tội lỗi và sợ hãi là kẻ thù duy nhất của con người.”
“Cảm xúc là sức mạnh có tính thu hút. Điều gì ngươi sợ hãi quá mức, ngươi sẽ trải nghiệm nó.”
“Ý Nghĩ Cao Nhất luôn luôn là ý nghĩ chứa đựng niềm vui. Lời Nói Rõ Ràng Nhất là lời nói chứa đựng sự thật. Cảm Giác Lớn Lao Nhất là cảm giác mà ngươi gọi là yêu thương.”
“Mọi người, ai cũng đặc biệt, và mọi giây phút đều là vàng ngọc. Không có người nào và không có lúc nào đặc biệt hơn người khác, lúc khác.”
“Bí mật sâu xa nhất: Đời sống không phải là một tiến trình khám phá, mà là một tiến trình sáng tạo…”
“Chỉ có duy nhất một lý do để làm điều gì đó, một lời khẳng định với vũ trụ: Ngươi Là Ai.”
“Hỏa ngục là đối nghịch với niềm vui. Nó là sự bất toàn. Hỏa ngục là biết được Ngươi Là Ai và Là Gì, nhưng lại không kinh nghiệm được điều đó. Nó là bị kém. Đó là hỏa ngục, và ở đó, không còn gì là lớn hơn cho linh hồn ngươi nữa.”
“Đôi khi con người ta phải phải tiến hành chiến tranh để đưa ra lời khẳng định lớn nhất về người mà họ thực sự là: một con người kinh tởm chiến tranh.”
“Sự sống, tự bản chất của nó, không thể có được bảo đảm. Bằng không, toàn bộ mục đích của nó sẽ bị bóp nghẹt.”
“Yêu thương là thực tại tối hậu. Nó là thực tại tối hậu duy nhất. Là tất cả. Cảm giác yêu thương là kinh nghiệm của ngươi về Thượng đế.”
“Tất cả các bệnh đều do tự tạo.
Ngay cả những bác sĩ cũng nhận thấy là người ta tự làm cho mình mắc bệnh bằng cách nào đó.
Phần lớn, người ta tạo bệnh một cách hoàn toàn không ý thức. Họ cũng chẳng biết ngay cả điều họ đang làm. Vì thế, khi họ bị bệnh, họ không biết là cái gì đã làm cho họ bệnh. Có vẻ hình như là có gì xảy tới cho họ chớ không phải là họ đã tự gây bệnh ra cho mình.
Điều này xảy ra phần lớn do người ta di chuyển qua cuộc đời không có ý thức, không riêng gì về vấn đề sức khỏe và những hậu quả.
Người ta hút thuốc rồi người ta tự hỏi tại sao lại mắc bệnh ung thư.
Người ta ăn súc vật và chất béo rồi người ta tự hỏi sao mạch máu lại bị tắc nghẽn.
Người ta nóng giận suốt cuộc đời rồi người ta tự hỏi tại sao lại bị nhồi máu cơ tim.
Người ta thi đua với người khác một cách tàn nhẫn và dưới một áp lực kinh khủng rồi người ta lại hỏi tại sao lại bị tai biến mạch máu não.
Cái sự thật không hiển nhiên cho lắm là phần lớn người ta làm cho bản thân lo lắng đến chết đi được.
Phiền não làm tệ hại tâm trí, đứng sau căm thù, nó có tính cách hủy hoại rất lớn.
Lo lắng thật là vô nghĩa. Đó là năng lực tinh thần bị uổng phí. Nó cũng tạo ra những phản ứng sinh hóa học làm hại cơ thể như tình trạng không tiêu hóa tới mạch tim ngưng trệ v.v…Hầu như sức khỏe được phục hồi ngay tức khắc khi lo lắng chấm dứt.
Lo lắng là một hoạt động của cái trí không hiểu biết liên quan của nó với Ta.
Căm thù gây tai hại nhất cho tâm trí, nó nhiễm độc cơ thể và gây hậu quả không lường được.
Sợ hãi đối nghịch với tất cả những gì của con người. Nó có tác động đối kháng với sức khỏe, tinh thần và thể chất của con.
Sợ hãi là lo lắng thổi phồng lên.
Phiền não, căm thù và sợ hãi cùng với những liên quan như lo âu, chua chát, nóng nảy, keo kiệt, tàn nhẫn, tính phê phán, tinh thần buộc tội…. tất cả tấn công các tế bào trong thân thể làm sao cơ thể có thể khỏe mạnh trong điều kiện như thế được.
Cũng thế, nhưng ở mức độ thấp hơn, kiêu ngạo, tự mãn, tham lam làm cho thân thể sinh bệnh và yếu đuối.
Tất cả những bệnh tật đều được tạo ra trước ở nơi tâm trí.
Làm sao có thể như vậy được? Còn về những hoàn cảnh do nguyên nhân khác tạo ra thì sao? Như bị cảm lạnh hoặc bệnh AIDS chẳng hạn?
Không có gì xảy ra trong đời con mà lại không có trong tư tưởng con trước. Tư tưởng giống như đá nam châm, kéo các hành động về phiá con. Tư tưởng có thể không luôn luôn hiển nhiên và rõ ràng, không rõ ràng nguyên nhân tỷ dụ như: Con sẽ bị một bệnh ghê gớm, con không đáng sống, đời con luôn luôn là một đống bùn, Thượng Đế sẽ trừng phạt con, con buồn và chán cho đời con.
Tư tưởng là một dạng năng lực rất vi tế nhưng lại mạnh vô cùng. Lời nói ít vi tế hơn, cô đọng hơn.
Hành động có trọng lượng hơn hết. Hành động là năng lượng dưới một dạng thể chất chuyển dịch nặng nề. Khi con nghĩ, nói và hành động từ một quan niệm tiêu cực như: ‘Con là kẻ thua’ con đưa một số năng lượng sáng tạo vào chuyển dịch. Chẳng cần phải tìm xa xôi gì khi con bị một cú cảm lạnh. Đó là tác quả nhỏ nhặt.
Thật khó để chuyển ngược lại tác quả của một tư tưởng tiêu cực, một khi nó đã thành một hình ảnh thể chất. Không phải là không thể được nhưng rất khó. Cần phải có một hành động tin tưởng vô cùng. Nó đòi hỏi một sự tin tưởng phi thường rất tích cực của vũ trụ. Con thường gọi là Ông Trời, Chúa, Phật, Quan Âm, Bồ Tát v.v…
Những người chữa bệnh không có gì ngoài niềm tin đó. Đó là niềm tin vượt tới cái giác tuyệt đối. Họ biết rằng con được tạo ra để trọn vẹn, để là đầy đủ và hoàn hảo ngay cả bây giờ.
Cái tỉnh giác này cũng là một tư tưởng rất mạnh. Nó có sức dời non lấp biển chớ không như những phân tử trong người của con. Đó là lý do tại sao những người chữa bệnh có thể chữa lành ngay cả đôi khi cách xa người bệnh…”