Sốc - Sự Trỗi Dậy Của Chủ Nghĩa Tư Bản Thảm Họa

Sốc - Sự Trỗi Dậy Của Chủ Nghĩa Tư Bản Thảm Họa

Sốc – Sự Trỗi Dậy Của Chủ Nghĩa Tư Bản Thảm Họa

Tác giả : Naomi Klein

Cuốn sách cung cấp cái nhìn sâu sắc về thế giới đen tối của chủ nghĩa tư bản thảm họa, trong đó các vụ khủng hoảng biến động chính trị xã hội được coi là “cơ hội” tái cơ cấu lại chính sách hỗ trợ xã hội để tạo mối làm ăn. Bắt nguồn từ thử nghiệm sốc điện trên cơ thể người vào những năm 1950, các nhà kinh tế tân tự do đã áp dụng khủng hoảng như là cơ hội để cài đặt lại thị trường kinh tế và để lại di sản là máu và sự tàn phá kể từ những năm 1970.

Ai nên đọc cuốn sách này?

Bất cứ ai thích Kinh tế học

Bất cứ ai thích chính sách đối ngoại

Bất cứ ai thích Lịch sử

Tác giả cuốn sách này là ai?

Naomi Klein là một tác giả sở hữu những cuốn sách bán chạy nhất và là một nhà hoạt động chính trị đã được trao giải thưởng Warwick Văn chương và Giải thưởng Quốc gia về Sách kinh doanh. Ngoài một số công trình văn học – khoa học được đánh giá cao như Sốc hay No Logo, cô cũng tham gia thực hiện một số tác phẩm điện ảnh, chẳng hạn như The Take và The Corporation.

1. Hiểu được làm thế nào các cuộc khủng hoảng được sử dụng để tẩy não các nhà kinh tế

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao các phương tiện truyền thông ngày nay dường như quá tập trung vào thiên tai, xung đột và khủng hoảng kinh tế?

Không nghi ngờ gì khi một trong những lý do là chủ đề về thảm họa sẽ bán được nhiều báo hơn, nhưng như bạn sẽ thấy trong Sốc, các phương tiện truyền thông không phải là những cá nhân duy nhất hưởng lợi từ chuyện này. Các cuộc khủng hoảng như thế này đượcthiểu số những người giàu có khai thác vì lợi ích của riêng họ.

Chỉ với một cái nhìn tổng quát, bạn sẽ khám phá được:

  • Điểm giống nhau giữa biện pháp can thiệp kinh tế và liệu pháp sốc điện;
  • Cách thức mà kinh tế thị trường tự do biến Chile thành một nước bất bình đẳng nhất trên thế giới; và
  • chính phủ Iraq đã bị “cướp” đi 95% nguồn tiền như thế nào.

2. Trong các cuộc thẩm vấn, CIA đã sử dụng phương pháp điều trị sốc tâm lý được thiết kế để “tái tạo” lại các đối tượng

Trong suốt chiều dài lịch sử của tâm lý học, các nhà khoa học và các học giả đã tự hỏi làm thế nào để tìm được phương pháp điều trị tốt nhất cho những người bị rối loạn tâm lý. Đến giữa thế kỷ XX, hầu hết các phương pháp điều trị được tập trung vào việc hàn gắn những tổn thương về mặt tâm lý.

Nhưng Tiến sĩ Ewen Cameron đã quyết định tiếp cận theo cách khác: tái tạo lại phần tâm lý bị “hỏng” của cá nhân thông qua quá trình điều trị gọi là liệu pháp gây sốc. Với sự tài trợ của CIA, Cameron đã tiến hành mở rộng các thí nghiệm với phương pháp điều trị bằng xung điện: dòng điện được truyền qua cơ thể bệnh nhân gây co giật.

Ông nhận thấy rằng tình trạng đối tượng thí nghiệm của mình thay đổi theo khuynh hướng: bệnh nhân đầu tiên sẽ từ trạng thái bình thường quay về những hành vi trẻ con, cho đến khi ý thức hoàn toàn có biểu hiện nhầm lẫn và lờ đờ về lâu dài.

Cameron tin rằng vào thời điểm này, đối tượng trở thành “một tờ giấy trắng” mà trên đó một “danh tính” mới và sạch sẽ có thể được “viết lên”.

Vấn đề là thực tế lại không như thế. Cameron đã có thể xoá đi danh tính của họ, nhưng ông không thể tái tạo lại chúng.

Vì vậy, thay vì thay đổi cách tiếp cận của mình để có được những kết quả mong muốn, Cameron đã lựa chọn tăng cường cường độ điều trị của mình. Ông bắt đầu bằng cách sử dụng phương pháp đó tương tự như tra tấn: hàng tháng trời bệnh nhân phải chịu thiếu thốn sự cảm xúc và cảm giác cô lập, sự cố ý làm rối trí, những cú sốc điện cường độ mạnh và cực nhiều những liều thuốc gây ảo giác.

Trong khi đó, CIA nhận ra rằng liệu pháp sốc Cameron cũng có thể được sử dụng cho mục đích khác – để bình ổn và khai thác thông tin.

Sự cô lập cực đại (thông qua việc tước đi cảm giác) và sự rối trí (thông qua việc cố ý làm sai lệch thời gian bằng cách thay đổi thời gian dùng bữa của họ chẳng hạn) xảy ra khi đối tượng của Cameron không còn có thể nhận thức được những trải nghiệm của họ. Kết quả trực tiếp của việc này là bệnh nhân dễ xúc động và dễ nói chuyện, sau đó các thẩm vấn viên của CIA có thể dễ dàng khai thác để thu thập các thông tin.

Và bằng cách kết hợp sự cách ly này với cảm giác bị quá tải – ví dụ, với đèn nhấp nháy hay âm nhạc có âm lượng rất lớn – họ có thể tiếp tục tăng cường sự hợp tác của bệnh nhân, và sau này, là các tù nhân.

Những quan sát này đã được thu thập trong một tài liệu gọi là Cẩm nang Kubark, có vai trò như một giao thức mà sau này được gọi là “kỹ thuật thẩm vấn cao cấp” – hoặc, như một số người gọi nó, tra tấn.

3. Các nhà kinh tế của thị trường tự do phát triển “liệu pháp sốc kinh tế” để thông qua các cải cách kinh tế một cách gượng ép trong thời gian khủng hoảng

Ý tưởng cho rằng một trật tự mới có thể sinh ra từ đống tro tàn của một nền văn minh sụp đổ đã không còn là một ý kiến mới mẻ. Điều mới mẻ thật sự lại là người ta cố ý phá hoại nền kinh tế của các xã hội không vững bền để có thể cơ cấu lại chúng hoàn toàn.

Lấy cảm hứng từ liệu pháp gây sốc, một nhóm các nhà kinh tế có tiếng nói – đứng đầu là Milton Friedman và các đồng nghiệp của ông tại Trường Kinh tế Chicago – được thành lập và sử dụng liệu pháp sốc kinh tế để ban hành những cải cách tồi tệ.

Nhóm The Chicago Boys của Milton hoạt động theo châm ngôn rằng chính phủ có khả năng điều chỉnh tốt nhất, là chính phủ ít điều chỉnh nhất. Và câu châm ngôn này, tất nhiên, có thể dễ dàng áp dụng cho thị trường.

The Chicago Boys tin tưởng vào chủ nghĩa tư bản toàn diện của thị trường tự do, hoặc ít nhất tin là họ có thể xây dựng được một hệ thống mà càng gần giống như vậy càng tốt. Họ cũng tin rằng thị trường tự do sẽ là chất xúc tác cho sự dân chủ, ổn định và hòa bình.

Tuy nhiên, họ nhận ra rằng để khiến xã hội thực hiện những cải cách thị trường là một vấn đề nan giải bởi vì hầu hết mọi người sẽ không muốn mất đặc quyền kinh tế, chẳng hạn như được công đoàn bảo vệ và được phúc lợi an sinh xã hội.

Giải pháp của họ? Liệu pháp sốc kinh tế!

Họ chờ đợi những cơ hội như các cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc bất kỳ cuộc khủng hoảng lớn nào và sau đó sử dụng các cú sốc gây nhiễu loạn để buộc chính phủ phải thông qua các chính sách cải cách sâu rộng để định hình lại chính sách kinh tế.

Sau đó, các The Chicago Boys đảm bảo rằng họ luôn luôn trong tư thế sẵn sàng để tận dụng lợi thế của những cú sốc đột ngột, và nhận ra rằng cách tốt nhất là thay đổi suy nghĩ của các nhà kinh tế học giống như suy nghĩ của họ, càng nhiều càng tốt.

Một cách đã được sử dụng là thực hiện các chương trình giao lưu giữa các trường khu vực Mỹ Latinh và Đại học Chicago. Những con người với kiến thức mới sau đó sẽ trở về Mỹ Latin, rao giảng những kỳ quan của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do và mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn để thúc đẩy cải cách nếu một cú sốc xảy ra.

Kim chỉ nam cho hành động của The Chicago Boys là niềm tin rằng nếu các chính sách tự do đã được ban hành nhanh chóng và dứt khoát đến một mức độ nào đó, có thể sẽ không có cách nào để chống lại chúng.

4. Trong thực tế, những cải cách của liệu pháp sốc kinh tế thường đi đôi với sự đàn áp của nhà nước độc tài

Nhưng chỉ gây sốc về mặt kinh tế là chưa đủ để các cử tri kiến nghị thay đổi chính sách trong quá trình cải cách. Để dẹp cơn thịnh nộ không thể tránh khỏi của cộng đồng đối với tình trạng thất nghiệp, mất kiểm soát an ninh đi kèm với tình thế thắt lưng buộc bụng và mở cửa thị trường tự do, các chính phủ phải có biện pháp quyết liệt hơn – như tiến hành chèn ép quyền dân chủ để thúc đẩy cải cách kinh tế khi nhân dân phản đối các chính sách mới.

Ví dụ, dựng lên một chính phủ lâm thời sau cuộc xâm lược Iraq năm 2003 là một chiến lược tốt để đàn áp quyền dân chủ.

Chính phủ Iraq đã hứa hẹn sẽ tiến hành các cuộc bầu cử nhanh chóng sau khi loại bỏ Saddam Hussein, nhưng vì các thế lực chính trị đang lên của Iraq không có ý định tư nhân hóa ngành công nghiệp dầu mỏ của họ, nhà cầm quyền người Mỹ, Paul Bremer, đã phải tìm cách phá vỡ chúng.

Vậy ông đã làm gì? Với lập luận rằng người Iraq vẫn chưa sẵn sàng cho một nền dân chủ và bầu cử, ông chỉ đơn giản là hủy bỏ các cuộc bầu cử.

Dưới đây là một ví dụ khác: Tại miền Nam vùng Cone của Nam Mỹ – sân khấu của cuộc chiến ý thức hệ bạo lực nhất của The Chicago Boys, quyền tự do được hội họp và đưa ra bất đồng chính kiến ​​đã bị cấm hoàn toàn. Bằng cách bịt miệng những người chỉ trích, The Chicago Boys có thể kiểm soát ý kiến công luận xung quanh các cải cách kinh tế không được hoan nghênh.

Tuy nhiên, sự tàn bạo này cũng mở rộng phạm vi sang hành động vi phạm nhân quyền. Bất kể những thứ gì không được đạt được thông qua bạo lực kinh tế sẽ cần được thực hiện thông qua khủng bố. Trong thời gian Pinochet cầm quyền ở Chile, khoảng 3.200 người đã mất tích hoặc bị xử tử, 80.000 người bị cầm tù và 200.000 người chạy trốn khỏi đất nước. Và trong phạm vi phía Nam của Cone, trong quá trình chuyển đổi kinh tế quy mô lớn này, ước tính có khoảng 100.000-150.000 người phải ở trong trại giam được thiết kế đặc biệt để phá vỡ ý chí của họ.

Những hành vi bạo lực được thực hiện không phải do sự tàn bạo của một nhà độc tài điên rồ. Nó là một vụ khủng bố đã được lên kế hoạch, được thiết kế để buộc người dân phải tuân thủ.

Những ví dụ này cho thấy, khi liệu pháp sốc kinh tế không đủ để thực hiện cải cách, các chính phủ lần lượt dùng đàn áp và bạo lực để đạt được mục đích.

Nhưng ai được hưởng lợi từ liệu pháp sốc kinh tế này? Như bạn sẽ thấy tiếp theo, chân dung người chiến thắng và kẻ thua cuộc vô cùng rõ ràng.

5. Liệu pháp sốc kinh tế có xu hướng có lợi cho các tập đoàn đa quốc gia, những kẻ giàu có bất chấp sự mất mát của tất cả những người còn lại

Với tất cả những thay đổi chính sách kinh tế lớn, có người thắng, có kẻ thua. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ trước đến nay, người thua to nhất vẫn là hầu hết công dân các nước phải trải qua liệu pháp sốc kinh tế.

Việc loại bỏ ngay lập tức khả năng kiểm soát giá cả, mở cửa thị trường trong nước để tư nhân hóa và loại bỏ các rào cản thương mại sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới tầng lớp thấp cổ bé họng. Ví dụ, hãy xem xét Chile dưới thời Pinochet, trong quá trình thực hiện các cải cách kinh tế đầu tiên, tỷ lệ thất nghiệp đạt đến 20% – một kỷ lục quốc gia. Con số này đã tăng lên 30% vào năm 1982 sau một đợt cải cách kinh tế nữa, qui mô toàn bộ nền kinh tế bị thu hẹp gần 15%.

Tác động lâu dài của những chính sách này là khó có thể bỏ qua. Trong năm 2006, Chile, nền kinh tế kiểu mẫu cho những cải cách đưa ra bởi trường đại học Chicago, được xếp hạng thứ 8 trong danh sách các nước bất bình đẳng nhất trên thế giới.

Mặt khác, những người chiến thắng lớn nhất của điều trị sốc kinh tế là các công ty đa quốc gia, khi họ có thể sử dụng tiền của mình để mua lại những công ty chịu nhiều tác động bởi lạm phát và một nền kinh tế bị hủy hoại.

Trong thời gian khủng hoảng kinh tế, các công ty và chính phủ tại các khu vực khủng hoảng có một thời gian khó khăn. Và vì không ai có thể mua sản phẩm của họ nhiều đến nỗi có thể giúp họ duy trì hoạt động, nhiều công ty buộc phải tìm nhiều khách hàng hơn.

Sau khi bị xâm lược, người Iraq đã phải tư nhân hóa ngành công nghiệp dầu khí quốc gia của họ, dường như bị dồn vào bước đường cùng. Điều luật này đã cho phép các công ty nước ngoài được phép giữ lại 100% lợi nhuận mà họ kiếm được mà không cần phải tái đầu tư cho Iraq. Ngoài ra, thuế doanh nghiệp đã giảm từ 45% xuống còn 15%.

Để minh họa điều này đã gây tổn hại như thế nào cho nền kinh tế của Iraq, hãy nhìn nhận thực tế rằng 95% doanh thu của chính phủ Iraq đến trực tiếp từ ngành công nghiệp dầu khí quốc gia. Tóm lại, rõ ràng rằng liệu pháp sốc kinh tế chỉ có lợi cho thiểu số những người giàu, dựa trên sự mất mát của đa số người dân.

6. Liệu pháp sốc kinh tế đòi hỏi những đối thủ chính trị và nhà tư tưởng chống đối phải im lặng hoặc bị tiêu diệt

Mặc dù liệu pháp sốc kinh tế không nhằm mục đích gây bất đồng chính kiến trong chính trị, nhưng sự phản đối của mọi người đối với việc cải cách đồng nghĩa với việc chính phủ sẵn sàng có động thái để đè bẹp bất cứ mầm mống hoặc ý thức hệ có ý định phản đối.

 

Việc loại bỏ các nhà bất đồng chính kiến nhằm mục đích tạo điều kiện phát triển cho cải cách kinh tế. Trong suốt thời kỳ cải cách bị phản đối, đặc biệt là ở các quốc gia có bề dày lịch sử với truyền thống bảo vệ đất nước và đoàn kết, thì chế độ cải cách phải đối mặt với nhiều trở ngại và các mối đe dọa.

 

Một mối đe dọa lớn cần phải được xoa dịu là sự nổi loạn. Ví dụ, vì sự lừa dối của phiến quân chiến đấu, như trường hợp ở Iraq, quân đội đã vô cớ bắt bớ và đánh đập người dân vô tội cũng như tra tấn họ.

 

Thậm chí nguy hiểm hơn là những người bất đồng tư tưởng, họ biết cách tạo ra bất hòa nhờ gây xôn xao dư luận Ví dụ, ở phía Nam của Cone trong thời kì liệu pháp sốc kinh tế, nhiều biểu tượng văn hóa cánh tả đã bị bắt cóc, bị ép lưu vong hoặc bị giết. Cải cách năm 1976 dưới thời Pinochet ở Chile, 80% các tù nhân chính trị là công nhân và nông dân.

 

Một ví dụ khác là Argentina, phần lớn những người bị bắt cóc và tra tấn là đoàn viên, nông dân ủng hộ việc phân chia lại đất đai hoặc thậm chí trật tự của các nhân viên lao động xã hội.

 

Sử dụng khủng bố có thể khiến các cuộc tranh luận về ý thức hệ xung quanh cải cách chìm dần vào im lặng. Ở Nam Mỹ, bởi vì các vụ bắt cóc, tra tấn và hành hình đã rất phổ biến, nhiều người rất sợ xuống đường. Điều này có nghĩa là các chế độ cải cách đã hoàn toàn kiểm soát các diễn thuyết chính trị vào thời điểm đó, và sau đó họ hoàn toàn có quyền vu oan cho những người có bất đồng chính kiến ​​là những kẻ khủng bố và chỉ trích khuynh hướng chính trị của họ.

Vì các cuộc tranh luận chính trị về cơ bản là không được phép, và thậm chí cũng không còn ai tham gia, cả những cải cách và những kẻ bạo chúa dồn người dân tới đường cùng đều không có lí do gì để sợ hãi.

7. Trong những năm 1970, liệu pháp sốc kinh tế đã đẩy người dân vào tình cảnh nghèo đói, bị chà đạp và bất an

Tự do hóa thương mại trong năm 1970 ở các nước như Argentina có đặc trưng hoá là nỗi sợ kép bao gồm liệu pháp gây sốc nền kinh tế và sự tàn bạo khó có thể tưởng tượng để đảm bảo rằng công chúng không phản đối cải tổ quá sâu sắc .

Như bạn đã biết, liệu pháp sốc kinh tế được cho là sẽ gây sốc dẫn đến sự thay đổi trong suy nghĩ của người dân thoát khỏi tư duy theo lối mòn và từ đó cải cách thị trường tự do sẽ được chấp nhận.

Nhưng những cú sốc lại đem lại hậu quả tai hại. Việc tư nhân hóa các công ty nhà nước, cùng với các biện pháp thắt lưng buộc bụng, đã gây ra tình trạng thất nghiệp trên quy mô lớn, và việc loại bỏ các luật bảo vệ người lao động chỉ làm quá trình trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, việc bình ổn giá cả những nhu cầu thiết yếu cơ bản, chẳng hạn như bánh mì, bơ và nước thường bị bãi bỏ. Điều này cũng sẽ gây ra lạm phát ngắn hạn. Nói cách khác, nguồn thu nhập vốn đã ít ỏi của những người lao động chân tay gần như trở nên vô giá trị, sau đó còn bị chia nhỏ hơn nữa để dành cho những người thậm chí không có việc làm và thiếu thốn thức ăn. Mục tiêu ở đây là để không cho người dân chống đối cải cách, từ đó thị trường có thời gian để ổn định.

Thật vậy, các ủy ban hành chính những năm 1970 sử dụng đàn áp như một phương tiện để bắt người dân phải chấp nhận những cải cách kinh tế không nhận được sự đồng thuận. Làm như vậy cho phép họ loại bỏ những bất đồng chính kiến ​​cũng như làm tăng cảm giác bất an trong người dân.

Ví dụ, Tổng thống Perón của Argentina đã chọn một cách tiếp cận bí mật hơn, quyết định reo rắc nỗi sợ hãi bằng cách sử dụng sức mạnh của trí tưởng tượng. Tất nhiên, đã có một vài vụ giết chóc nơi công cộng, nhưng không có dấu hiệu nào của sự tàn bạo. Thay vào đó, chúng là dấu hiệu cho thấy ông rất nghiêm túc với ý định của mình

Sau đó, ông sẽ khiến một số người “biến mất”: bắt cóc, tra tấn, thậm chí là giết và thủ tiêu xác họ dưới một con sông ở đâu đó, và thi thể đó sẽ không bao giờ được tìm thấy. Ông đưa những viễn cảnh đó vào trí tưởng tượng của toàn dân Argentina như những gì đã xảy ra với gia đình và bạn bè của họ.

Kết quả của loại hình tàn bạo này là một nỗi sợ hãi đến tê liệt và tuyệt vọng; nhiều người đã quá sợ hãi để hành động chống lại chính quyền độc tài này hoặc họ bị chìm trong sự áp bức quá lâu để thấy được mấu chốt của việc cố gắng làm gì đó.

8. Trong những năm 1980, các quốc gia phương Tây đã rút ra bài học rằng từ chối viện trợ cho các nước đang gặp khó khăn là cách để buộc các nước này phải mở cửa thị trường của họ

Mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức tài chính phương Tây khác tuyên bố sẽ đảm bảo sự ổn định tài chính thế giới, hành động của họ đối với các nước châu Á và Đông Âu trong những năm 1980 lại cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác.

Đó là, thay vì giúp đỡ các quốc gia đang gặp khó khăn, các tổ chức tài chính phương Tây không đưa ra bất kì động thái nào trong khi nền kinh tế của các nước này dần sụp đổ.

Hãy xem xét ví dụ Ba Lan vào cuối những năm 1980. Khi đó, chính phủ cải cách mới được bầu (và phe cánh tả) rơi vào tình thế phải oằn lưng trả các khoản nợ của chế độ cũ. Nếu không có tiền trong ngân khố, thì việc chính phủ ban hành các cải cách mà họ muốn vận động thực hiện sẽ gần như trở nên bất khả thi.

Vì vậy, họ đã cầu cứu các tổ chức tài chính phương Tây để được giúp đỡ. Tuy nhiên, các cơ quan này từ chối vì chính phủ Ba Lan đã không sẵn sàng để ban hành những cải cách tự do mới mà những tổ chức này yêu cầu.

Tương tự như vậy, các “con hổ châu Á” đã từng phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nhỏ nhưng nếu không nhận được viện trợ từ ÌM, nó sẽ bùng nổ trên diện rộng. Nhưng IMF thấy họ không cần phải can thiệp nếu như không nhận được một cái gì đó đáp lễ. Thái độ của họ chỉ đơn giản là, “sống chết mặc bây.”

Bằng cách giữ lại viện trợ rất cần thiết, phương Tây căng thẳng hoá các vấn đề tài chính của các quốc gia, làm cho họ cần tiền mặt đến mức tuyệt vọng – điều này góp phần đưa IMF và Mỹ vào chiếu trên trên bàn đàm phán.

Để được nhận viện trợ từ phương Tây, các nước sẽ phải tuân theo một danh sách các yêu cầu tập trung vào tự do hóa thương mại, tư nhân hóa và chính sách thắt lưng buộc bụng. Ở Ba Lan, chính phủ mới đã buộc phải tư nhân hóa các ngành công nghiệp quốc gia, mở cửa thị trường chứng khoán và thực hiện cắt giảm ngân sách – hoàn toàn ngược lại với những gì họ đã vận động.

Và tại Hàn Quốc, IMF yêu cầu cắt giảm ngay lập tức 50% nhân viên chính phủ trước khi tổ chức này đồng ý cho Hàn Quốc vay khoản tiền mà họ cần.

Kết quả của những chính sách này là, như mọi khi, gây ra thất nghiệp hàng loạt, tiền lương giảm mạnh và ngành công nghiệp gặp khó khăn gần như không thể tồn tại trong một nền kinh tế bất ổn.

9. Bằng cách tư nhân hóa quân sự và nỗ lực tái thiết ở Iraq, Hoa Kỳ đã tạo nên các tập đoàn lớn vô cùng giàu có

Các mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lớn và chính phủ vốn không có gì mới. Tuy nhiên, việc tái thiết Iraq là một cơ hội chưa từng có cho các doanh nghiệp, những người muốn tiếp cận ngân sách quốc gia.

Thật vậy, chính quyền Bush từng muốn điều hành chính phủ bằng cách sử dụng mô hình chiếc vỏ rỗng cho các tổ chức pháp nhân. Trong mô hình này, có một tổ chức trung ương có trách nhiệm chi tiền và thực hiện nhiệm vụ cốt lõi trong khi mọi công việc khác đều thuê ngoài.

Trong trường hợp của Iraq, điều này có nghĩa là các hợp đồng xây dựng và khai thác béo bở được đẩy cho các công ty đã được chọn trước.

Trong thực tế, ngay cả quân đội cũng được điều hành theo mô hình lớp vỏ rỗng. Các biện pháp an ninh được cung cấp chủ yếu do các nhà thầu tư nhân, nhưng an ninh không cũng chưa phải là hết: thậm chí các hoạt động như các cuộc tấn công, bắt bớ, an ninh trong trại giam và thẩm vấn cũng được thực hiện bởi các nhà thầu tư nhân.

Mô hình vỏ rỗng cực kỳ hấp dẫn với một loại doanh nghiệp, công ty nhất định.

Ví dụ, chỉ tính riêng trong năm 2003, chính quyền Bush tung ra 327 tỷ USD cho các hợp đồng tư nhân, và Lầu Năm Góc đã chi 270 tỷ USD mỗi năm cho các hợp đồng tư nhân (tăng 137 tỷ USD) trong thời kì tại nhiệm của Bush.

Và điều này đặc biệt đúng đối với những công ty giành được một trong số rất nhiều những công trình mà không cần thông qua đấu thầu, cũng như các hợp đồng an ninh bị tung ra của chính quyền.

Để tăng thêm lợi nhuận, chính sách của Bush về chính phủ tối giản có nghĩa rằng các công ty không có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm.

Ví dụ, đã có một trận chiến tại tòa án giữa Coalition Provisional Agency (CPA – Cơ quan Liên hiệp Lâm thời), chính quyền Mỹ tại Iraq và công ty Custer Battles có nhiệm vụ thúc đẩy các nỗ lực tái thiết.

CPA chứng minh rằng Custer Battles đã tạo ra vô số các hoá đơn gian lận để chính phủ trả tiền, nhưng Custer Battles đã tránh khỏi việc bị truy tố vì họ bị chi phối bởi luật pháp của Hoa Kỳ – không phải Iraq, và CPA mới chính là một tổ chức không thuộc Hoa Kỳ.

Việc Mỹ tái thiết Iraq đã cung cấp cơ hội có một không hai cho các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp.

10. Lời kết

Thông điệp chính trong cuốn sách này:

Quyết định đưa ra các chính sách và cải cách gần như không đơn giản như cái cách chúng ta vẫn nhìn nhận chúng. Cho dù có là những ủy ban hành chính ở Nam Mỹ, tư tưởng tư nhân hoá cấp tiến trong khu vực Đông Nam Á, hoặc việc tái cơ cấu Iraq, những thay đổi lớn đối với chính phủ và các chính sách kinh tế được hình thành không chỉ bởi nhu cầu của người dân, mà còn tuỳ thuộc vào nhu cầu của các công ty đang tìm kiếm một con đường dẫn đến những thị trường mới.

 

Những lời khuyên chúng ta có thể áp dụng:

Hãy tìm những người muốn tạo ra lợi ích.

Nếu bạn muốn thực sự hiểu điều gì thúc đẩy chính sách của chính phủ, tốt nhất là tìm hiểu ai là người được lợi từ các chính sách đó. Kể từ khi kinh doanh và ý thức hệ chính trị trở nên không thể tách rời, hậu quả của những chính sách này càng trở nên phức tạp hơn những từ ngữ người ta nói ra rả và bắt tai so với những gì họ đang thật sự nói giảm nói tránh.

Tìm hiểu lịch sử của các quốc gia khác.

Có một sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử của đất nước mình, đòi hỏi bạn phải tìm hiểu về lịch sử của các quốc gia khác. Không quốc gia nào cứ như vậy mà tồn tại, và không một quốc gia nào lại cố tình làm hình ảnh của mình xấu đi. Do đó, sự hiểu biết toàn diện về lịch sử đòi hỏi bạn phải tìm ra sự mâu thuẫn giữa các nguồn thông tin khác nhau.