Sự giàu và nghèo của các dân tộc
Tác giả : David S. Landes
“Sự giàu và nghèo của các dân tộc” Có tên gốc “The wealth and poverty of nations”, đây là cuốn sách của David S. Landes – một trong những sử gia xuất sắc thời hậu chiến của Mỹ với những nghiên cứu kết hợp kinh tế học và lịch sử. Sách được chuyển ngữ và phát hành bởi NXB Tri Thức và Omega Plus. Dưới đây Trạm đọc sẽ giúp bạn tóm tắt nhanh về cuốn sách hấp dẫn này.
Trên thế giới có khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng chưa đến 20% là các quốc gia phát triển. Theo báo cáo của Oxfam (2018), 26 người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản bằng với tài sản của 3,8 tỷ người thuộc nhóm nghèo nhất. Cuốn sách “Sự giàu và nghèo của các dân tộc” có nội dung hấp dẫn, dùng kinh tế và lịch sử để tương hỗ và lý giải lẫn nhau, tác phẩm là một công trình đặc sắc để lý giải chìa khóa thịnh vượng của các quốc gia trong thời hiện đại đó là Cuộc cách mạng công nghiệp. Đi sâu hơn, tác giả lý giải nền tảng cho quá trình thực hiện Cách mạng công nghiệp ở các quốc gia.
Xuyên suốt 29 chương và dày gần 900 trang cùng với đó là lượng thông tin đồ sộ. Mở rộng từ sự bất bình đẳng của tự nhiên (địa lý) đến sự phát triển theo thời gian của mỗi khu vực trên thế giới. Ở đó, người đọc sẽ có dịp tìm hiểu và so sánh sự phát triển của châu Âu và Trung Quốc; sự bức phá rồi thụt lùi của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; sự nổi lên của Anh, sự học hỏi của Nhật Bản, sự vươn lên của Bắc Mỹ và thụt hậu của Nam Mỹ… và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, điều tạo nên sự bức phá về kinh tế trên toàn cầu.
Mọi độc giả muốn tìm hiểu về lĩnh vực khoa học xã hội, chính trị
David S. Landes là một trong những sử gia kinh tế xuất sắc thời hậu chiến của Mỹ. Ông từng tốt nghiệp trường City College thuộc New York và Đại học Harvard và là giáo sư danh dự môn lịch sử và kinh tế học tại Đại học Harvard, ông cũng từng giảng dạy ở nhiều đại học hàng đầu ở Mỹ và châu Âu. Bằng cách kết hợp kinh tế học và lịch sử, ông đã giải đáp được rất nhiều nan đề của cả hai lĩnh vực. Các công trình của ông bao gồm:
(1) Bankers and Pashas nói về lòng tham của các nhà đầu tư châu Âu và sự tiếp xúc với nền tài chính quốc tế của các nhà cầm quyền Ai Cập trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX;
(2) The Unbound Prometheus nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp ở Tây Âu từ năm 1750;
(3) Revolution in Time thể hiện góc nhìn sắc sảo của ông về những cách thức khác nhau mà các tập tục văn hóa, thói quen xã hội kết hợp với năng lực công nghệ để định hình sự phát triển kinh tế – xã hội.
Cuốn sách “Sự giàu và nghèo của các dân tộc” của sử gia David S. Landes (1924-2013) là tác phẩm kinh điển đã tuyệt bản tại thị trường Việt Nam.
Sự giàu và nghèo của các dân tộc
Xuyên suốt 29 chương và dày gần 900 trang cùng với đó là lượng thông tin đồ sộ. Mở rộng từ sự bất bình đẳng của tự nhiên (địa lý) đến sự phát triển theo thời gian của mỗi khu vực trên thế giới. Ở đó, người đọc sẽ có dịp tìm hiểu và so sánh sự phát triển của châu Âu và Trung Quốc; sự bức phá rồi thụt lùi của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; sự nổi lên của Anh, sự học hỏi của Nhật Bản, sự vươn lên của Bắc Mỹ và thụt hậu của Nam Mỹ… và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, điều tạo nên sự bức phá về kinh tế trên toàn cầu.
Mọi quan điểm của cuốn sách đều đã được lý giải rõ ràng. Trong đó, phải kể đến quan điểm cũ là vị trí địa lý là định mệnh, những quốc gia không phát triển được là vì “lời nguyền địa lý”. Tài nguyên thiên nhiên gồm cả cảnh quang, nguồn nước, đất đai, khoáng chất, khí hậu… là những yếu tố quyết định đến sự thịnh vượng của quốc gia.
Còn trong quan điểm của David Landes: Vị trí địa lý, tài nguyên tuy quan trọng nhưng không đủ. Điều quan trọng nhất để làm nên cuộc Cách mạng công nghệ ở từng quốc gia luôn phụ thuộc và nền văn hóa và những giá trị được bảo tồn trong xã hội đó. Sự thịnh vượng mà thiếu đi những đặc điểm văn hóa phù hợp, chưa bao giờ ổn định và bền vững.
Đánh giá về cuốn sách, Robert Solow- Học giả kinh tế nổi tiếng, đạt giải Nobel Kinh tế, giải thưởng Nhà nước Hoa Kỳ về Khoa học – nhận xét: David Lanes đã viết nên một công trình khảo sát bậc thầy về những thành công lớn và thất bại lớn trong các nền kinh tế ghi vào lịch sử của thế giới… Bất kỳ ai nghĩ rằng thành công kinh tế của một xã hội tách biệt với những đòi hỏi về đạo đức và văn hóa của xã hội ấy hẳn nhiên sẽ phải suy nghĩ lại”.
Hiện nay cuốn sách của sử gia David Landes (1924-2013) là tác phẩm kinh điển đã tuyệt bản tại thị trường Việt Nam.
Cuốn sách sẽ là tài liệu hữu ích về lĩnh vực khoa học xã hội nếu bạn quan tâm đến:
- Những thành công lớn và thất bại lớn trong các nền kinh tế của thế giới.
- Các phân tích về chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, tránh sự cực đoan thiên lệch.
- Nền tảng cho quá trình thực hiện Các mạng Công nghiệp ở các quốc gia.
Khép lại cuốn sách, độc giả phần nào hiểu được những giá trị cốt lõi và tác giả muốn hướng đến. Mọi thắc mắc vấn đề và để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao khoảng cách giàu nghèo lại lớn đến vậy?”, mở ra hy vọng cho các xã hội đang phát triển, nếu những phẩm chất tốt được khuyến khích và phát huy, văn hóa và nếp nghĩ được cải thiện, sự thịnh vượng sẽ đến.