Sự thật bi hài về thế giới kinh doanh
Tác giả : Guy Kawasaki
Sự thật bi hài về thế giới kinh doanh là một cuốn cẩm nang hoàn hảo về ngành kinh doanh hiện nay. Những vấn đề được tác giả nêu ra rất phong phú, rất chân thực và sâu sắc, có tính ứng dụng cao và vô cùng thú vị. Đây là một pho bách khoa thư về cách hành xử đúng đắn dành cho doanh nhân.
Ai nên đọc cuốn sách này?
Những ai đang hùng hục làm việc chăm chỉ mà vẫn chưa đạt được thành công
Những ai cần tìm một nhà cố vấn kinh doanh thực sự
Những ai cần một chút may mắn
Tác giả cuốn sách này là ai?
Guy Kawasaki sinh năm 1954, ông là cử nhân của trường Stanford và UCLA, là tiến sĩ danh dự trường Babson College. Ông là giám đốc điều hành của Garage Technology Ventures, nguyên là giám đốc Marketing của Apple và là tác giả nhiều sách bán chạy.
1. Sự thật về khởi nghiệp
1. Bạn hãy tin rằng, trong giai đoạn khởi nghiệp, thành công chỉ chọn những người điên khùng, đam mê; những người tin rằng họ có thể thay đổi cả thế giới.
Bạn cần tạo một sứ mệnh cao cả, có đủ phi thực tế, và chăm chỉ, chăm chỉ làm việc, tiếp tục mạo hiểm, cộng thêm một chút lo lắng trước những nguy cơ, từ đó bạn chiêu nạp những người quan tâm tới điều bạn đang làm. Bạn bắt đầu tận hưởng quá trình khởi nghiệp mà không quan tâm đến kết quả.
Khi bạn làm được những điều có giá trị, sẽ có người khác bắt chước làm theo, bạn sẽ có thêm sự cạnh tranh. Bạn lo lắng, e ngại, nhưng những điều đó giúp bạn mạnh mẽ hơn.
2. Nếu với vai trò một doanh nhân nội tại, bạn đấu tranh chống lại mô hình quản lý vớ vẩn nhưng đã ăn sâu bám rễ trong công ty.
Bạn cần phải làm mọi thứ ngược lại: Hãy giết con bò cái hái ra tiền vì đây chỉ là mục đích gây quỹ để nuôi những con bò con (Apple có thể tồn tại được không nếu họ cố “bảo vệ” con bò cái hái ra tiền là Apple II?)
Bạn cần tìm thuê những người bị truyền nhiễm; đó là người “hiểu ý tưởng” và “yêu ý tưởng” của bạn và muốn thay đổi thế giới với nó để hỗ trợ bạn. Nhưng bạn hãy đặt công ty lên hàng đầu và khi sự nghiệp của bạn thành công thì sản phẩm và đội của bạn sẽ trở thành xu thế chủ đạo của công ty.
3. Khi một tổ chức sở hữu một công nghệ nào đó quyết định chuyển nhượng, cấp phép hoặc bán đứt công nghệ của họ chỉ với duy nhất một chiếc đĩa DVD chứa các dữ liệu nghiên cứu mà không có một nhân viên nào của họ đi theo.
Sự thật, không dễ gì sản phẩm hóa một công nghệ, nếu dễ dàng thì công ty khác đã thực hiện rồi.
Bạn có thể tìm thuê một thành viên của tổ chức đó, hiểu công nghệ ấy và có thể cải tiến, hết mình để biến nó thành một sản phẩm. Người đó từ bỏ hoàn toàn công việc cũ, chỉ mang theo trí tuệ thôi. Con đường này sẽ nhanh hơn, rẻ hơn và dễ dàng hơn trong quá trình thương mại hóa.
4. Câu tuyên bố sứ mệnh sẽ gây ấn tượng với những người đọc bản kế hoạch kinh doanh của bạn, nhưng không phải ai cũng có thể nhớ.
Bạn cần tạo câu thần chú chỉ dài ba bốn từ thôi, giúp nhân viên thực sự hiểu được tại sao tổ chức lại tồn tại. Nếu nhân viên hiểu câu đó nói lên điều gì thì điều đó có ý nghĩa và dễ nhớ, nếu không thì nó chỉ là câu vớ vẩn.
Tôi giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc, chỉ cần gõ vào Google cụm từ “người tạo tuyên bố sứ mệnh Dilbert”, bạn sẽ tìm được câu tuyên bố sứ mệnh trong mơ của mình. Đối với câu thần chú bạn cũng làm như vậy.
2. Sự thật về gây dựng vốn
1. Đừng nhầm lẫn khả năng hút vốn và khả năng thành công.
Những công ty “có thể hút vốn” có nghĩa họ có thể lừa được nhà đầu tư mạo hiểm nào đó khiến ông ta tin có thể đạt 100 triệu đô la. Nếu một doanh nghiệp chỉ giá trị 10 triệu đô la thì chỉ có những người bạn, những kẻ ngốc và gia đình bạn quan tâm.
2. Đặc điểm một “cuộc hẹn” hấp dẫn với nhà đầu tư là tính thực tế, sức kéo (thị trường của bạn), tính minh bạch, tính thẳng thắn, kẻ thù (đối thủ cạnh tranh).
Khi đó kết quả của bạn trên cả mong đợi.
3. Quan hệ công chúng (PR) tốt hơn quãng cáo, vì đó là người khác nói về bạn.
Hãy lấy lời giới thiệu của một luật sư, hoặc một giáo sư, hoặc một người điều hành cấp cao của công ty trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư. Nếu không xin được lời giới thiệu nào, thì bạn tự thực hiện một thư điện tử, sao cho khi nhà đầu tư đọc xong có thể suy nghĩ: “Mình cần phải biết nhiều hơn về anh chàng này”.
4. Bài giới thiệu đừng huyên thuyên, vớ vẩn làm người đọc (người nghe) có trạng thái kinh khủng.
Khi nhà đầu tư nói “không” với mình, bạn nên tiếp tục, họ sẽ thực hiện khảo sát tính khả thi hoặc chẳng quan tâm. Nếu họ không quan tâm, đừng lãng phí thời gian của cả hai bên. Có khi họ nói chỉ để thể hiện là một nhà đầu tư tuyệt vời và đang ủng hộ ra sao, nhưng thật ra đây chỉ là lời nói dối. Bạn cũng đừng nói quá về bạn, vì nếu ý tưởng của bạn hay ho thì sẽ có hàng chục nhà đầu tư nắm bắt và tham gia, thế giới này đầy rẫy những người thông minh.
6. Bạn cũng có thể thu hút vốn đầu tư của “nhà đầu tư kiểu đỡ đầu”, những nhà đầu tư này, dùng tiền cá nhân của họ để đầu tư.
Đừng đánh giá thấp họ, họ quan tâm đến tính thanh khoản, động lực của họ là muốn đền đáp xã hội, cập nhật công nghệ và muốn kiếm tiền.
Bạn phải chắc họ là nhà đầu tư sành sỏi, có chuyên môn về lĩnh vực của bạn, vì bạn còn muốn có cả hiểu biết của họ nữa. Làm sao để câu chuyện của bạn dễ hiểu đối với đối tác. Hãy ký hợp đồng với những người mà họ đã có tiếng tăm, có như vậy, bạn sẽ thu hút một nhóm những người đỡ đầu. Hãy tử tế, vì các nhà đầu tư kiểu đỡ đầu thường “phải lòng” các doanh nghiệp nhiều hơn các nhà đầu tư mạo hiểm.
3. Sự thật về lập kế hoạch và thực hiện
1. Hãy soạn và điều chỉnh bản đề cương, sau đó hãy viết bản kế hoạch chi tiết.
Cần thật cụ thể để cho ban quản lý nắm chắc mục tiêu (cái gì), chiến lược (như thế nào) và chiến thuật (khi nào, ở đâu, và ai), đây là nỗ lực của một nhóm người nhưng quan trọng nhất là CEO.
Kế hoạch không phải là cái để bạn bám dính vào mà cần linh động trước những cơ hội mới, mau lẹ thay đổi khi học được nhiều hơn về thị trường.
2. Về đề án tài chính, nên hứa ít làm nhiều.
Hãy cho cả nhóm quản lý xem những dự đoán của bản kế hoạch và yêu cầu họ phản hồi trung thực. Tốt hơn nên dự báo lại mỗi quí một lần.
Đừng để chi phí vượt quá doanh thu, cần hợp tác với nhà đầu tư của bạn. Hãy tính toán bạn mất bao nhiêu và lợi nhuận bao nhiêu theo mỗi đơn vị.
Trình bày các dự án và kết quả theo một mô hình giống nhau. Bản báo cáo thể hiện cách dự báo của bạn thay đổi theo thời gian. Không bao giờ bỏ qua một chi phí nào của dự án. Đừng tạo tình trạng mơ hồ, đó là yếu tố quyết định chất lượng của dự án tài chính.
3. Bạn phải tạo ra được điều gì đó để có động lực và hưng phấn khi thực thi.
Tiếp theo là đặt mục tiêu với tiêu chí có thể đo được, có thể đạt được, có tác dụng thực tế bền vững, giảm các mục tiêu mang tính cảm tính. Sau đó truyền đạt mục tiêu cho tổ chức rồi thiết lập quan điểm duy nhất về trách nhiệm đối với nhân viên. Theo sát vấn đề cho đến lúc hoàn thành, khen thưởng cho người đạt mục tiêu, xây dựng văn hóa thực thi như là một cách sống của mọi người trong tổ chức.
4. Sau giai đoạn thành lập, một số vấn đề xuất hiện, cần phải giải quyết:
– Vấn đề một người trong nhóm sáng lập làm việc không có hiệu quả: nên chuyển anh ta làm một vị trí khác, nếu anh ta không muốn thì “chào tạm biệt”.
– Vấn đề sản phẩm bị chậm: có thể do thiếu kinh nghiệm, phỏng đoán vô căn cứ hay do áp lực. Dứt khoát thay đổi vai trò của mọi người, xem lại tính phức tạp của sản phẩm, nhận lỗi và thương lượng với nhà đầu tư.
– Vấn đề kinh doanh không như dự án: hãy họp và xác định điều gì đang thực sự
diễn ra, sau đó hãy chọn bất cứ loại hình kinh doanh nào bạn có thể.
– Vấn đề nhóm không hòa thuận: phải có cái nhìn mới, hãy cho mọi người một cơ hội và cần thời gian để hoàn thiện sản phẩm, khắc phục kinh doanh kém. Khi kinh doanh phát đạt nhóm sẽ hoàn thuận.
– Vấn đề bị dư luận chỉ trích: tự kiêu tự đại là nguyên do chính, hãy chuyển hàng của bạn đi, hãy sửa chữa để hàng tốt hơn, làm cho khách hàng hài lòng và hãy lấy lòng báo giới.
– Vấn đề nhà đầu tư mạo hiểm quản lý vi mô với công ty: có thể do bạn làm sai điều gì đó hoặc có vấn đề ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hãy chuyển chàng, bán hàng được thành công, nhà đầu tư mạo hiểm sẽ hài lòng.
– Vấn đề đại lý PR/ quảng cáo thiếu hiệu quả: hãy cử phó hoặc giám đốc marketing làm việc thường xuyên với họ.
– Vấn đề hết vốn trước khi thu hút được thêm: có thể do doanh thu thấp, kế hoạch sai. Để khắc phục, hãy cắt giảm chi phí marketing, ngừng thuê thêm người, nhận thực tập sinh các trường, giảm chi trả cho quản lý, kêu gọi những người đồng sáng lập rót thêm tiền. Thực hiện công việc tư vấn một lần để tăng dòng tiền mặt.
5. Để cải thiện tình hình, bạn tập trung vào dòng tiền mặt, chứ không phải khả năng thu lợi.
Nên bắt đầu kinh doanh việc có yêu cầu vốn ít, vòng quay kinh doanh ngắn, kỳ thanh toán ngắn, doanh thu đều đặn. Khi sản phẩm hoặc dịch vụ “tốt vừa đủ” hãy sản xuất nó, tiền mặt sẽ chảy về. Phát triển kinh doanh ngành dịch vụ sẽ đem lại doanh thu ngay lập tức.
6. Về việc họp ban quản trị: hãy bắt đầu họp vào buổi sáng, khi mọi người còn tỉnh táo và không bị chi phối bởi các chuyện khác.
Gạt bỏ những điều vô nghĩa, không được lăng mạ người khác. Khi bạn không biết hãy thừa nhận không biết, đừng phớt lờ câu hỏi. Nếu có tin gì xấu hãy cho từng thành viên biết trước để họ bình tĩnh, suy nghĩ giải pháp cùng bạn giải quyết vấn đề. Trình bày ý tưởng của mình và thuyết phục mọi người phản hồi. Trình bày các giải pháp chứ không phải đặt vấn đề bằng các câu hỏi. Tóm lại, ngắn gọn, quy củ đem lại thông tin hữu ích và sự sáng tạo.