Thế Giới Phẳng – Thomas L. Friedman

Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng! Trong thế giới này, không chỉ các quốc gia, những tập đoàn kinh tế lớn như Dell, IBM, Wal-Mart, mà là các cá nhân ở khắp mọi nơi trên hành tinh này (chỉ cần kết nối internet và tiếp cận các công cụ của thế giới mới) có thể cộng với nhau trong những chuỗi cung toàn cầu để tạo ra những giá trị gia tăng lớn hơn. Chiếc “bánh” toàn cầu ngày càng trở nên to hơn nhưng đồng thời cũng khó chia hơn….

Thế giới phẳng Ebook

Review Thế giới phẳng

Trước khi đọc về ” Thế Giới Phẳng”. Lời khuyên đầu tiên của mình bạn nên đọc tác phẩm “Chiếc Lexus và cây Oliu”.

Nếu như “Chiếc Lexus và cây Oliu” miêu tả cho bạn 1 khía cạnh của Toàn Cầu Hóa. Sự xung đột giữa cái cũ và mới thì đến “Thế Giới Phẳng” tác giả đã miêu tả cách thế giới từ hình cầu trở nên phẳng như thế nào?.

Tất nhiên đừng nghĩ rằng việc làm “Phẳng” ở đây là vật lý nhé. Đây là cách nói ẩn dụ của việc nền kinh tế không biên giới và tác động của INTERNET đến cách mà chúng ta sử dụng để sống và làm việc.

Đến với ”Thế giới phẳng”, những độc giả chưa có nhiều thông tin hay cái nhìn tổng quát về thới giới sẽ cảm thấy khó đọc cuốn sách cũng như lượng thông tin cực lớn trong sách. Nhưng nếu cố gắng đọc hết cuốn sách về nghiền ngẫm, cuốn sách sẽ khiến bạn mở rộng tầm nhìn, khiến bạn nhìn mọi thứ theo một nhãn quan mới, mở ra những câu chuyện và tư tưởng mới giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới ”phẳng” mà chúng ta đang sống.

Với việc trình bày theo hệ thống rất khoa học, các nhân tố làm phẳng thế giới được Thomas L. Friedman đưa ra chi tiết và cụ thể. Tiếp đó tác giả giúp độc giả tìm hiểu về các tác động của thế giới phẳng với đời sống và xã hội, từ vai trò của nó với các quốc gia cũng như sự phân chia chính trị và kinh tế đến vai trò của nó đối với mỗi cá nhân.

Ở thời điểm hiện tại, nhưng thông tin trong sách có thể không phải quá mới (mặc dù được cập nhập thường xuyên bởi tác giả) do sự bùng nổ của Internet, tuy nhiên là một công dân toàn cầu, mình thật sự khuyên các bạn nên tìm hiểu cuốn sách”Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman này! Bạn sẽ khai phá rất nhiều thứ và cách mà thế giới đang vận hành, ngay cả khi bạn đang ngủ.

– Nguyễn Ngọc Quý

Tóm tắt Thế giới phẳng

Phần I: Bạn có ngạc nhiên không: Thế giới bây giờ là phẳng!

Cách đây nhiều ngàn năm, thế giới này của chúng ta được loài người nhận thức như là phẳng. Một thế giới phẳng rộng lớn mà con người không bao giờ đi đến được chân trời giới hạn của nó. Người Trung quốc nói đến khái niệm trời tròn đất vuông và nhà toán học vĩ đại Euclide của Hy Lạp vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên đã đưa ra năm định đề xây dựng nên một nền hình học phẳng mà ngày nay chúng ta vẫn còn học. Nhưng đến thế kỷ 16, Copernic và Galileo đã chứng minh quả đất có hình cầu và chuyển động quanh trục của nó cũng như xoay quanh mặt trời. Nhận thức con người về một thế giới phẳng đã chấm dứt.Hình học phẳng chỉ có thể áp dụng cho không gian Euclide, mà một không gian chỉ có thể được xem là phẳng khi nó ở cấp độ cực nhỏ. Bây giờ, nền vật lý hiện đại đang nói tới khái niệm không gian đa chiều. Một thế giới phẳng là không tồn tại.

Phần II: Các Nước Đang Phát Triển Phải Làm Gì Trong Một Thế Giới Phẳng?

Friedman gọi kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay là “Toàn cầu hoá 3.0”. Nó tạo ra một động lực mới cho phép các cá nhân trên khắp thế giới cọng tác và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Trong điều kiện đó, ông cho rằng các nước đang phát triển muốn thành công phải biết nhìn lại mình để có một đánh giá trung thực và đúng mức. Ông nói: “Một đất nước, cũng như người dân và giới lãnh đạo cần phải thẳng thắn với chính bản thân họ, phải nhìn nhận rõ ràng và chính xác họ đang ở đâu trong tương quan với các nước khác và trong mối quan hệ với mười nhân tố làm phẳng. Họ cần phải tự hỏi: Đất nước của tôi có thể tiến đến đâu hoặc bị bỏ xa như thế nào trong quá trình làm phẳng của thế giới, và có thể thích ứng và khai thác những lợi thế của hệ thống thế giới phẳng đến mức nào trong quá trình hợp tác và cạnh tranh?”