The Social Animal (Động vật xã hội) – Elliot Aronson

Lần cập nhật gần nhất November 7th, 2021 – 05:43 pm

Cuốn sách nói về hành vi của con người và cách mà mọi người có thể bị thuyết phục để làm bất cứ việc gì. Aronson sửa cuốn sách này 4 năm một lần kể từ khi xuất bản lần đầu vào năm 1970 để luôn cập nhật những cái mới.

Nguyên tắc cốt lõi mà cuốn sách muốn nhấn mạnh đó là: Khi bạn hiểu sâu về hành vi của con người, bạn có thể thay đổi hoàn cảnh và môi trường để cải thiện bản thân và những người khác.

Review

Đây là một cuốn sách về tâm lí học xã hội của Elliot Aronson, và chính là cuốn đã tiếp lửa truyền cảm hứng rất nhiều cho mình để theo đuổi ngành Tâm lí học.

Hãy đọc “Social Animal” để hiểu mình, hiểu người, hiểu rằng chúng ta rốt cục cũng chỉ là những sinh vật có cảm xúc, mang tính xã hội, thiên vị và rất giống nhau mà thôi !

– Con người có xu hướng đồng hóa cái mình tưởng tượng thành sự thật.

– Sự tự ti đến tự việc bạn dùng tiêu chuẩn của người khác đánh giá bản thân.

– Một thái độ thư giãn kiểm soát được tất cả.

– Mọi cái tệ hại (thất bại, cảm xúc tiêu cực..) đều cần điểm dừng – bạn học xong cái cần học rồi thì quên nó đi.

– Lo lắng trước khi việc quan trọng diễn ra, một khi đã bắt đầu thì thư giãn và ngừng hành động hèn nhát do dự.

– Mình thường không mệt mỏi vì sự việc xảy ra, mà vì thái độ của mình về chúng. Vậy nói chung mình có mệt mỏi về cái gì hay không cũng là mình tự quyết định.

– Đa phần không nhiều người cố ý làm tổn thương bạn, chỉ là cách bạn hiểu và dịch mã tình huống khác họ.

– Tách “self” với “behaviour”. Hành xử xấu ko có nghĩa là người xấu

– Tức giận dễ là cách giải quyết 1 vấn đề bằng cách tạo ra 1 vấn đề khác. Hãy hạ nhiệt bằng cách tập thể dục như điên dại, hoặc viết tâm thư cho người làm mình tức giận (rồi đốt đi )

– Cần rèn luyện thái độ “be too big to be threatened” – vì người quá nhạy cảm làm người khác không giao tiếp thoải mái được.

– Không nên có nhu cầu được tất cả mọi người yêu quý (hay hi vọng càng cao thất vọng càng nhiều ) – dễ dẫn đến đòi hỏi người khác vô lí rồi quay ra tự tổn thương trách móc mọi người.

– Dừng việc định nghĩa và dán nhãn người khác (nhất là “label” trẻ con) – kể cả chính mình. Nói “tôi đã thất bại” chứ không phải “tôi là một thất bại”.

– Sự ngẫu hứng và tự nhiên thú vị hơn là cẩn trọng quá đà. Không ai thích những người quá hoàn hảo, chính xác, lạnh lùng cả. (mình đã từng hướng đến hình tượng này xong đã sớm dừng cuộc chơi rồi :)))) tốt nhất là trước người khác cứ hành động như thể mình đang ở một mình, ko có tí nào self – conscious hết.

– Thay cách nghĩ “cái gì sẽ xảy ra với mình” bằng cách nghĩ “mình muốn/định làm cái gì xảy ra”.

– Cái gì được nói đủ nhiều người ta sẽ mặc nhiên coi nó là sự thật.

– Người có self – esteem thấp dễ chấp thuận theo áp lực và quyết định nhóm hơn người có self – esteem cao.

– Con người có xu hướng nghe theo những người có quyền lực/là chuyên gia/người giống mình /người quan trọng với mình.

– Con người luôn có ham muốn được thuộc về một tập thể nào đó ; phần thưởng lớn nhất là được cộng đồng chấp nhận ; sự trừng phạt lớn nhất là bị hắt hủi từ chối.

– Chúng ta dễ tuân theo luật lệ hơn khi biết những người xung quanh mình làm nó nghiêm túc. VD : các hành động nơi công cộng, xả rác, giao thông,.. đây là một ý tưởng có tính ứng dụng vào các vấn đề cộng đồng cao vì con người là sinh vật xã hội và hành xử theo tương quan những người quanh mình. Nếu muốn 1 gia đình dùng nước và điện tiết kiệm hơn, người đi thu tiền có thể cố ý nói “Ở khu này nhà anh chị là dùng nhiều nhất đấy !”. tương tự như vấn đề môi trường : nếu một người đi ăn uống thấy những người xung quanh tự dọn sạch chỗ mình ăn – anh ta tất không dám xả rác lung tung.

– Hành vi của chúng ta phụ thuộc vào người khác rất nhiều. VD bạn biết mình nói chuyện với 1 người được coi là đáng tin cậy, nổi tiếng hoặc thu hút – bạn dễ cho phép người đó gây ảnh hưởng lên mình hơn. Còn người mà bạn đã sẵn không thích thì có nói gì bạn cứ mặc nhiên cho là sai. Đó là lí do quảng cáo thường có câu “..ý kiến của các chuyên gia..”.

– Khi nào chúng ta có xu hướng giúp đỡ người khác hơn?

  • Khi đó là người thân thiết với mình
  • Khi vấn đề ko nghiêm trọng lắm, có thể giải quyết dễ dàng; đòi hỏi trách nhiệm ko nhiều
  • Bạn phải cảm thấy việc giúp đỡ có ích
  • Khi vấn đề càng nghiêm trọng (VD nạn nhân có vết thg lớn) càng ko muốn giúp vì lo sợ ko giúp đc

– Con người chỉ suy nghĩ sâu sắc và cẩn thận với những gì quan trọng với mình. Nếu quan trọng mà lại cẩu thả thì là do vấn đề thể chất – cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung. Thế nên nếu muốn thuyết phục bố mẹ cho đi chơi hãy chọn lúc bố mẹ trông có vẻ vui trẻ khỏe.

– 3 yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp:

  • Người nói có đc coi là đáng tin cậy ko? Có phải chuyên gia trong vấn đề đó ko? Độ tin tưởng giữa người nói và người nghe như thế nào?
  • Để tỏ ra đáng tin cậy phải làm người nghe cảm thấy rằng, vấn đề bạn trình bày ko phải vì lợi lộc cá nhân bạn, bạn không cố thâm tóm gì họ hết.
  • Bạn cũng được coi là đáng tin cậy hơn khi người nghe đã sẵn quý bạn; hoặc bạn có vẻ ngoài thu hút và ưa nhìn.
  • Mọi lời cảnh báo và hướng dẫn muốn đc lắng nghe phải do 1 người đáng tin cậy nó, có chứng cứ ví dụ càng rõ ràng càng thuyết phục, mối nguy hiểm là gì, cần có hành động gì. (nên đánh vào cảm xúc và mang tính cá nhân, ko nên trình bày số liệu dữ kiện – VD mối nguy hiểm có tác động trực tiếp gì đến quyền lợi bản thân một người, không nên trình bày chung chung).

– Khi cần thuyết phục một nhóm người mà bạn biết là họ nắm được thông tin : cần nêu quan điểm 2 chiều mới không bị chất vấn. Còn với một nhóm người ko nắm thông tin tốt : chỉ nêu quan điểm 1 chiều, trình bày nhiều thông tin dễ gây lộn xộn – giảm tính hiệu quả của việc thuyết phục.

– Tính cách ảnh hưởng nhất đến việc thuyết phục là sự tự tôn – tin vào bản thân mình. Một người ko tự tin và không coi trọng bản thân dễ cho phép người khác thuyết phục mình hơn; tìm cách hạn chế mâu thuẫn, không dám nêu quan điểm.

– Muốn thuyết phục hãy tạo cảm giác người nghe được tự do chọn lựa. Không ai thích một người bán hàng ép khách mua hàng cả.

– Muốn thuyết phục hiệu quả đừng bao giờ trình bãy thừa thãi thông tin – không những vô ích mà còn làm người tiếp nhận có ấn tượng xấu. VD : trong những vấn đề kinh doanh và chính trị ít khi đem chuyện cá nhân riêng tư vào – thể hiện cách làm việc kém chuyên nghiệp.

– Một vật có thể trở nên tốt hoặc tệ hơn phụ thuộc vào tương quan một vật khác chúng ta đem ra so sánh cùng. Vậy mới có lời khuyên khi đi party với ý định tăm tia tán tỉnh ai – hãy đi cùng một người bạn kém xinh và nhạt nhẽo hơn mình.

– Chúng ta có xu hướng đánh giá con người/sự việc dễ dàng khi mới chỉ nhìn thấy một khía cạnh nhỏ của nó. Thấy ai có hành động xấu mà ko quen biết anh ta từ trước – mặc nhiên cho là người xấu (vậy mới nó ấn tượng đầu là quan trọng, và một người ứng xử kém có thể vì bị tác nhân bên ngoài ảnh hưởng…). Xem qúa nhiều TV mà ko ra ngoài xem thế giới như nào chúng ta sẽ có cái nhin tiêu cực về thế giới.

– Người ít trải nghiệm, có lăng kính hẹp mặc định những người khác có cách nghĩ như mình, thích những cái mình thích cho đến khi va vấp niềm tin với thế giới bên ngoài, hiểu ra không phải ai cũng giống mình, không phải thế giới chỉ 2 mặt đúng sai đen trắng, không phải cứ ai khác mình thì thì sai trái.

– Sự trông mong kì vọng ko phải bao giờ cũng đem lại thất vọng. Tiêu biểu là một giáo viên càng trông mong vào một học sinh bao nhiêu, càng thể hiện rõ tin tưởng của mình vào học sinh đó, giao cho nó nhiều trách nhiệm và nhiệm vụ khó hơn – sẽ làm tăng khả năng của nó. Trong giao tiếp cũng vậy, tin và kì vọng rằng người khác sẽ thân thiện với mình là bước đầu phá vỡ rào cản lạnh lùng.

– Kí ức không bao giờ tồn tại như bản gốc, mà được thêm thắt vào bởi những chủ quan riêng của con người : ta muốn việc đã xảy ra nên như thế nào, mối quan hệ của ta với những người trong kí ức bây giờ đã thay đổi ra sao…

– Hãy học cách nhìn nhận và đánh giá con người từ nhiều khía cạnh / bằng cách trì hoãn lại việc đánh giá, đừng mau chóng nhận xét, xem các hoàn cảnh khác nhau phản ứng như thế nào. Hãy ngừng việc dán nhãn người khác. Học cách nhìn nhận mỗi người như 1 cá nhân toàn diện, nhiều tính cách khác nhau – và tính cách là ko cố định, phụ thuộc vào hoàn cảnh. Mỗi người thuộc về nhiều nhóm/ ộng đồng khác nhau (nên có nhiều social roles) – đừng vội đánh giá khi chưa thấy toàn vẹn họ (khi ở với gia đình/bạn bè/đồng nghiệp/người lạ…).

– Chúng ta luôn đánh giá bản thân và người khác chủ quan : khi nhìn nhận mình có sai lầm thì đổ cho hoàn cảnh, khi thấy người khác sai lầm thì đổ cho bản thân họ – ko thèm quan tâm xem môi trường sống/hoàn cảnh tác động lên con người họ như thế nào. Thói quen này dẫn đến cái nhìn một chiều lạnh lùng, hời hợt, thiếu cảm thông với cả bản thân mình và người khác .

– Khả năng quan trọng nhất : là đặt mình vào điểm nhìn của người khác. Mỗi người đều cố gắng hết sức trong hoàn cảnh của riêng họ – và đa số đều có ý định tốt với bạn. Đừng có lúc nào cũng chỉ uốn thế giới và người khác qua đôi mắt mình.

– Chúng ta học tốt nhất những gì có liên quan /áp dụng được với mình . Giáo dục nên mang tính cá nhân (personal). Quan điểm nên cho học sinh tìm hiểu và giải quyết các vấn đề toàn cầu/xã hội/môi trường.. – những gì ảnh hưởng đến chính mình là hoàn toàn chính xác.

– Thái độ gét giữa 2 bên (người/nhóm người..) đều xuất phát từ việc khôngo hiểu nhau/hiểu nhầm nhau. Cách duy nhất làm giảm căng thẳng đó là dành thời gian tiếp xúc/làm việc thật nhiều – hiểu nhau hơn – mâu thuẫn giảm.

– Con người dễ chấp nhận đòi hỏi từ một người họ thích/yêu quý hơn người họ không ưa. Kinh doanh thực chất cũng dựa trên mối quan hệ và tình cảm. Muốn bán hàng thành công làm khách hàng yêu quý bạn trước đã.

– Muốn chấn chỉnh 1 hành vi xấu, cái quan trọng là phải làm cho người ta ghét cái hành vi đó,nhận ra nó chả có gì hay ho cả, để họ tự thay đổi nhận thức bên trong,tự thuyết phụ mình. Sự trừng phạt là vô ích – người ta sẽ chỉ cố gắng để không bị bắt khi thực hiện hành vi xấu đó thôi. (mẹo áp dụng dạy trẻ con).

– Cái gì đạt được dễ dàng thì người ta không mặn mà gắn bó. Thành công đạt được nhờ tự mình cố gắng luôn thú vị hơn nhờ may mắn hay người khác giúp. Tình yêu có lúc càng kịch tính càng vững bền. Tuyển nhân viên càng cho họ trải qua nhiều khó khăn thì họ càng trân trọng công việc hơn. Cái phải bỏ công sức ra mà đạt được mà là cái hấp dẫn.

– Khi đi kêu gọi mọi người đóng góp từ thiện, hãy nói “just a penny can help!” (chỉ 1000/10000k – số tiền nhỏ cũng đc ạ). Một khi làm ngta đụng vào ví, họ sẽ có xu hướng rút ra nhiều hơn.

– Đừng bao giờ quan trọng hóa lên những nỗi đau của mình, dù là vật chất hay tinh thần. Cứ coi như đây là đau đớn của người khác.

– Sự nổi loạn và khởi nghĩa ko đến từ những người khổ – mà từ những kẻ nhận thức được nỗi khổ của mình, biết nhìn ra xung quanh thấy điều kiện sống của những ng khác tốt hơn mình, cảm thấy sự bất công. Người ta tức giận khi những hi vọng/mong muốn của mình ko đc đáp ứng. Khi con ng ngừng hi vọng là trở thành kẻ vô cảm. Muốn 1 người ko tức giận nữa, hãy hất gáo nước lạnh vào những mong muốn của họ.

– Bạo lực là một vòng tròn, vì chỉ bạo lực mới sinh ra bạo lực. một đứa trẻ phải nhìn thấy bạo lực trong gia đình nó/ trên TV hoặc chơi game.. , nó sẽ có xu hướng bạo lực. Với những đứa trẻ như thế – tuyệt đối không nên mắng mỏ hay trừng phạt. Trẻ con dễ nghe lời người nào nó biết là yêu thương nó. hãy cách li nó với môi trường bạo lực, cho nó hiểu hậu quả của bạo lực là như thế nào. Tỏ ra không hài lòng và lạnh lùng khi nó hư, và khen khi nó ngoan. Người lớn ko được hành xử khiến cho trẻ học được rằng : bạo lực là biện pháp duy nhất giải quyết vấn đề

– Định kiến là thái độ tiêu cực đến một nhóm người khác vì thông tin sai lệch/chưa hoàn thiện. Định kiến làm chúng ta thay vì tôn trọng mỗi người như một cá thể riêng biệt thì đánh đồng đặc trưng tính cách… của cả một nhóm người với nhau, dán mác họ; gạt đi tính cá nhân. Con người khi đứng trước thế giới phức tạp muốn có những cách thức phân loại nhanh người khác, và định kiến là một trong số đó. Qua truyền miệng, ảnh hưởng của truyền thông.. chúng ta thực hiện những hành vi lăng mạ người khác một cách gián tiếp. Định kiến co hẹp lại tầm nhìn, khiến chúng ta chỉ tập trung vào cái tiêu cực của người khác, làm thỏa mãn đúng cái quan điểm của mình. Việc tự cho mình quyền phán xét và hạ giá trị một nhóm người khác làm một số người cảm thấy “superior” (hơn người). Người nhiều định kiến chính là vì bên trong không hạnh phúc, không an toàn, không cảm thấy ổn với bản thân mình; hoặc đã sẵn cứng nhắc, bảo thủ, hẹp hòi với sự không hoàn hảo ở người khác, không biết dung thứ cái khác biệt. Muốn giảm mâu thuẫn định kiến, cần phải học cách đặt mình vào là nạn nhân thì sẽ như thế nào. Cần học cách nhìn vào những cái tốt đẹp ở đối tượng mình thành kiến. Quá trình thay đổi định kiến là rất khó khăn, vì chúng ta không dễ gì hào hứng với những việc đi ngược lại quan điểm và niềm tin của mình. Cần xây dựng giữa 2 bên mối quan hệ thực sự bình đằng về vị thế (VD : người da trắng và người da đen ko còn coi nhau như chủ tớ); đặt 2 bên vào một tình huống bắt buộc phải hợp tác vì lợi ích của nhau (VD : disaster..) – chỉ cần lắng nghe và thông cảm thì mọi mâu thuẫn có thể xóa bỏ. Sự thân thiết làm giảm những nghi ngờ.

– Trong công việc, một người sẽ nỗ lực hơn nếu biết mình được chọn vì năng lực chứ không phải vì ngoại hình, quan hệ…

– Vì sao chúng ta thích một người?

  • Có cùng quan điểm, sở thích, điều này củng cố niềm tin của chúng ta – cảm giác như một phần thưởng vậy.
  • Sống trong điều kiện địa lí gần và tiếp xúc hàng ngày (hàng xóm, đồng nghiệp, bạn cùng lớp..) dẫn đến gắn bó và thân thiết.
  • Những người giúp đỡ mình, đóng góp vào thành công của mình – nhưng là theo cách vị lợi. Cảm giác sẽ là ngược lại nếu chúng ta nhận ra 1 người cho đi vì bản thân anh ta.
  • Những người có ngoại hình ưa nhìn. Một cặp đổi có vẻ ngoài tương xứng nhau (cùng xấu, cùng đẹp, cùng trung bình) thì mối quan hệ lâu bền hơn. Chúng ta mặc nhiên coi cái đẹp là cái tốt và toàn diện, dành cái nhìn nhận thiên vị hơn cho những ngoài hấp dẫn.
  • Người đó tỏ ra yêu quý bạn, đối xử tốt với bạn. Con người sợ bị từ chối, và ghét kẻ từ chối mình. Those who think they are liked behave in a likable way.

– Đánh giá của chúng ta về bản thân mình chỉ được chính mình quyết định một phần – phần còn lại là trong những mối quan hệ với người khác. Một người thường xuyên được đối xử tốt tin rằng họ đáng được như vậy – nghĩa là họ tốt đẹp. Một người thường xuyên chịu đựng chửi rủa sẽ mất dần cảm giác giá trị nơi bản thân mình, rằng mình là một cá nhân đáng được tôn trọng. Một đứa trẻ luôn được người lớn cung phụng dần dần sẽ ngạo mạn và cho quyền lợi của mình lên trên người khác.

– Influence:

  • Trao đổi giá trị, đổi cái này lấy cái kia (mục đích của hàng miễn phí là người nhận cảm giác mang nợ muốn trả lại bằng việc mua gì đấy..)
  • Chúng ta dễ dàng chui vào tròng người khác vì ngoại hình và quyền lực của họ. Tự hỏi : mình biết đối phương đủ lâu để chắc chắn họ tốt đẹp như ngoại hình của học chưa ? Trong tình huống này thì quyền lực cò cần thiết và phù hợp không, có liên quan không ?
  • Cái bẫy “scarcity” – hàng càng hiếm, số lượng có hạn… càng thúc đẩy con người mua, xuất phát từ nỗi sợ “Fear Of Missing Out”. Đồ khan hiếm không có nghĩa là đồ hay ho, ngon lành, cần phải mua. Một số VD “hàng hiếm” để làm k/h cảm thấy sự dùng dằng sẽ làm họ tuột mất giá trị : sản phẩm số lượng có hạn, sản phẩm trong tương lai giá sẽ tăng, sản phẩm khuyến mãi có deadline.
  • Khi người ta không biết rõ/không chắc chắn về cái đó, họ tìm kiếm thái độ từ những người xung quanh. Hãy cho khách hàng của bạn (đối tượng cần thuyết phục) xem bằng chứng sự hài lòng từ những khách hàng trước đây/dấu hiệu sản phẩm đã được chứng nhận.
  • Mọi người muốn được nhìn nhận như kẻ trung thực. Hãy khiến họ cam kết bằng miệng trước khi lên giấy tờ. Đặt các câu hỏi khiến họ say “yes” càng nhiều càng tốt (VD “Will you do something if…?”)

– Người ta từ chối đề nghị của bạn có thể vì nó phức tạp quá; hãy chia nhỏ nó thành các bước dễ làm hơn, hoặc trình bày lại đề nghị làm sao nghe nó thật đơn giản người ta cảm thấy “giúp dễ ghê à ngại gì không giúp”.

– Một người sẽ trung thực hơn khi ở giữa những người yêu quý/yêu thương mình. Muốm đứa trẻ không nói dối, đừng bao bọc nó bằng không khí đe dọa.

– Tính cách của một đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố : gen di truyền, môi trường sống (gia đình) và bạn bè nó.

– Bất cứ cảm xúc nào bị kìm nén(không được thể hiện ra) cuối cùng rồi cũng bộc lộ ra trong vô thức (một cách không chủ định).

– Muốn xây dựng một thói quen mới/từ bỏ thói quen cũ, hãy tìm và hòa mình vào cộng đồng những người sở hữu thói quen/tính cách bạn mong muốn.

– Chúng ta hành xử và phát triển theo kì vọng (expectation) của những người xung quanh mình. Càng kì vọng nhiều, càng được truyền cảm hứng, người ta càng cố gắng hơn.

– Dấu hiệu của khả năng thành đạt : khả năng kiểm soát bản thân (self-control) và kiềm chế cảm xúc/thèm muốn nhất thời.

– Tip để đỡ ghét người lạ (do nghi ngờ nên chỉ tập trung vào điểm xấu của người ta) : tham gia cùng họ các công việc khó khăn, thử thách.

– Dấu hiệu “yêu người ta mất rầu” : thấy nó đặc biệt, bị ám ảnh, bỏ qua tất cả các điểm xấu của nó, nghĩ về tương lai together, tin tưởng tuyệt đối, ham muốn sở hữu, cảm nhận tâm trạng của nó là của mình, sẵn sàng hi sinh, luôn muốn xuất hiện đẹp nhất perfect nhất trong mắt nó.

– Nói ra điều mình muốn, đừng chờ người khác đọc hiểu đi.

– Bất cứ khi nào lo lắng đi dọn dẹp lại đồ đạc.

– Người mẫn cảm với chính mình thì cũng dễ mẫn cảm với người khác.

– Con người muốn tình yêu, xuất phát từ nhu cầu được nhìn nhận như 1 cá thể đặc biệt trong mắt người khác.

– Luu Bich Ngoc

Nếu bạn yêu thích cuốn sách, cảm thấy nội dung lôi cuốn, phù hợp với nhu cầu đọc của bản thân thì hãy mua SÁCH BẢN QUYỀN để ủng hộ tác giả và nhà xuất bản, để lại cho bạn đọc những nhận xét chân thật nhất về cách hành văn, chất lượng sách.

Nhà sách Shopee Mall
Nhà sách Tiki

Để có thêm nhiều sự lựa chọn, bạn có thể truy cập 2 đường link dưới đây để xem danh sách tất cả những sách truyện đã được tổng hợp review, tóm tắt, trích dẫn

  • Sách hay nên đọc
  • Truyện ngôn tình hay nên đọc