Tiến thoái lưỡng nan với máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công

Tiến thoái lưỡng nan với máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công

Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị khám chữa bệnh không mượn máy hoặc đặt máy trong viện khiến người bệnh, các cơ sở y tế "tiến thoái lưỡng nan".

Để "chia lửa" cho tình trạng quá tải tại các bệnh viện do thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thì việc xã hội hoá, liên doanh liên kết, đặt máy và mượn máy là một giải pháp.

Thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, 59 tỉnh, thành đã thực hiện lắp đặt hơn 3.400 máy y tế “xã hội hóa”. Nhưng gần đây, Bộ Tài chính liên tiếp có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khám chữa bệnh không mượn máy hoặc cho phép máy đặt trong viện. Không phải ngẫu nhiên mà đơn vị quản lý tài chính đưa ra yêu cầu này. Tuy nhiên, động thái này khiến người bệnh, các cơ sở y tế và cả nhân viên y tế “tiến thoái lưỡng nan”. 

Phóng viên phỏng vấn bà Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, về những kiến nghị, đề xuất cho việc đặt, mượn máy tại hệ thống bệnh viện công lập


- Thưa bà, sau một thời gian dài thực hiện, theo bà, mặt tích cực của mô hình xã hội hóa và liên doanh liên kết đặt máy, gửi máy tại các bệnh viện công được thể hiện như thế nào?

Tôi nghĩ ai cũng thấy được lợi ích lớn nhất chính là cho người bệnh. Trên thực tế kinh phí chúng ta đầu tư cho ngành y tế còn rất hạn chế, chưa kể là với những thủ tục; chủ trương cấp kinh phí, dự trù kinh phí để thành lập đề án cho đến lúc tiến hành đấu thầu và mua được máy có thể kéo dài hàng năm trời. Nếu làm một thống kê thì số lượng máy móc, trang thiết bị được các bệnh viện mua bằng tiền ngân sách hoặc tự chủ bệnh viện chỉ đếm trên đầu ngón tay trong khi bây giờ hơn 90% là máy xã hội hóa.

Tiến thoái lưỡng nan với máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công - 1

Bà Phạm Khánh Phong Lan.

- Có thể nói việc liên doanh liên kết cũng như hợp tác đặt máy và cho mượn máy tại các bệnh viện công đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nói chung, nhưng theo bà, vì sao Bộ Tài chính liên tiếp có công văn yêu cầu không thực hiện máy mượn hoặc cho phép máy đặt trong bệnh viện công lập?

Khi nhìn một sự vật hiện tượng, tôi nghĩ cần phải nhìn nhiều chiều. Việc liên doanh liên kết đặt máy mang lại hiệu quả rất lớn trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Nhưng đi kèm theo nó là những rủi ro về pháp lý, và đúng như Bộ Tài chính nói là hình thức này chưa được quy định trong pháp luật.

Nhưng điều tôi không thống nhất với Bộ Tài chính là cách giải quyết. Nếu chưa có trong luật, thì hãy tổng kết đánh giá và đưa vào trong luật. Bây giờ chúng ta phải cho nó một cơ sở pháp lý, bởi mục tiêu cao nhất của chúng ta là phục vụ người bệnh.

Một điều băn khoăn nữa là nếu Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị khám, chữa bệnh không mượn máy hoặc cho phép đặt máy trong viện thì liệu Nhà nước có bảo đảm là sẽ trang bị đủ và kịp thời máy móc; trang thiết bị cho bệnh viện đủ đáp ứng được yêu cầu của bệnh nhân hay không? Và đương nhiên nếu như chúng ta cấm trong hệ thống công lập thì sự việc cũng sẽ tái diễn giống như tình trạng thuốc hiện nay.

Tiến thoái lưỡng nan với máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công - 2

Hệ thống máy đặt, máy mượn từ các công ty trúng thầu hóa chất hoạt động hiệu quả tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). 

- Theo bà, điều gì đang cản trở sự quản lý minh bạch các thiết bị xã hội hóa và dịch vụ xã hội hóa?

Theo quan điểm của tôi, chúng ta đang ở một tình thế mà tất cả đều mang tính tương đối. Tôi chọn làm sao để phục vụ cho bệnh nhân được nhiều nhất và đương nhiên tiêu cực tới đâu thì chúng ta là đó xử lý tới đó, nhưng phải có một nền pháp lý rõ ràng.

Còn bây giờ các bệnh viện hầu như ngưng trệ, mua máy mới thì không dám; máy đáng sử dụng thì cũng phập phù không biết tới ngày nào bởi bảo hiểm y tế "khóa van" chi trả đối với bệnh nhân.

- Vậy bà bình luận như thế nào về việc Bộ Y tế, Bảo hiểm Y tế và Bộ Tài chính đẩy "quả bóng" trách nhiệm trong việc tiến hành xem xét, chấn chỉnh lại các liên doanh liên kết và cho mượn máy?


Từ Bộ Y tế cho tới Bảo hiểm cho tới Bộ Tài chính không thấy bộ nào phân tích đánh giá một cách tổng hợp để thấy được là hơn 90% số bệnh viện của chúng ta đang sử dụng máy đặt.

Bây giờ, cứ hết Bộ này, Bộ kia quản không được nhưng mà chỉ đưa ra được những lý giải để trốn tránh trách nhiệm. Bộ Tài chính trả lời không có trong luật. Vậy tại sao hàng chục năm nay hình thức mượn máy, cho phép đặt máy trong bệnh viện vẫn hiện hữu? Nếu trái pháp luật thì tại sao Bộ Tài chính không cảnh báo, không cấm ngay từ đầu.

Còn bây giờ đã cho các đơn vị thí điểm thì anh phải có tổng kết đánh giá, phải kết luận giữa mặt lợi mặt hại, cái nào quan trọng hơn thì chúng ta phải là tiến hành làm. Không phải tự nhiên mà tất cả bệnh viện với một cơ chế như nhau, nhưng có bệnh viện thì lại được nhiều bệnh nhân tín nhiệm. Bởi vì ở đấy không những có bác sĩ giỏi mà còn phải có máy móc trang thiết bị hiện đại và có thuốc tốt.

Tôi không thống nhất với Bộ Tài chính về cách giải quyết. Nếu chưa có trong luật, thì hãy tổng kết đánh giá và đưa vào trong luật. Bây giờ chúng ta phải cho nó một cơ sở pháp lý, bởi mục tiêu cao nhất của chúng ta là phục vụ người bệnh..

- Trong giai đoạn này theo bà thì Bộ Y tế cũng như Bộ Tài chính cần có hướng giải quyết như thế nào để không ảnh hưởng tới quyền lợi của người bệnh bởi trên thực tế thì sự ảnh hưởng này đã và đang xảy ra ở nhiều cơ sở y tế?

Lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Bộ Tài chính thử đặt mình vào vị trí người bệnh đi đến khám chữa bệnh và nhận được thông báo bây giờ muốn xét nghiệm phải đi ra ngoài mà làm; phải tự bỏ tiền túi, thậm chí trả tiền cao gấp mấy lần. Đây chính là hệ lụy nếu chúng ta tiến hành theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

Thêm nữa các bệnh viện từ trước tới giờ vẫn phải chạy đua với quá tải, nếu bây giờ bị ngưng trệ vì những quy định của Bộ Tài chính, Bảo hiểm y tế thì tôi nghĩ sau này chúng ta sẽ phải trả giá.

Tôi nhớ cách đây nhiều năm, tại kỳ họp Quốc hội khóa 13, các đồng chí trong Ban kinh tế Trung ương cũng hết sức quan tâm đến vấn đề này nhưng tới bây giờ vẫn trôi về đâu rồi.

Ngân sách phân bổ cho y tế đã nâng từ 6,3% lên gần 7,2% (tính đến năm 2020) nhưng nhiều cơ sở y tế còn lạc hậu, thiếu thốn… và phải chi cho y tế dự phòng hơn 20%, ưu tiên cho các vùng sâu vùng xa, cũng như dàn trải cho hơn 60 tỉnh thành. Để "chia lửa" cho tình trạng quá tải tại các bệnh viện do thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thì việc xã hội hóa, liên doanh liên kết, đặt máy và mượn máy là một giải pháp 

- Theo bà nếu duy trì cơ chế máy đặt, máy mượn trong bệnh viện thì mô hình này nên thực hiện theo hình thức nào cho phù hợp?

Thực ra, các hình thức nào đấy chỉ là cái tên gọi thôi. Nhưng chúng ta cần chính thức hóa trong luật để có những ràng buộc nhất định.

Tôi khẳng định, với tình hình ngân sách chúng ta chưa thể đáp ứng được nhu cầu mua sắm trang thiết bị của các bệnh viện và dù cho có đáp ứng được thì cũng phải mất thời gian cho tất cả thủ tục đấu thầu, lập dự án chưa kể khi chúng ta mua một cái máy sẽ kèm theo chi phí bảo trì, bảo dưỡng rồi thì khấu hao…. một hồi thì nó cũng giống như một doanh nghiệp thôi. Ta hãy tính toán xem là con đường nào có lợi nhất, số tiền chúng ta chi ra thấp nhất nhưng lo được cho bệnh nhân nhiều nhất.

- Có cần một cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò trung gian để giám sát mối quan hệ này giữa tư nhân vào bệnh viện công không, thưa bà?

Tôi không có ý định là đặt thêm một cơ quan gì nữa. Tôi nghĩ chúng ta có quá đủ rồi là khác. Vấn đề có chịu làm hay không thôi. 

- Xin trân trọng cảm ơn bà!

The Ministry of Finance suggested that medical examination and treatment units do not borrow machines or place them in hospitals, causing patients and medical facilities to "dilemma".

In order to "divide the fire" for the overload at hospitals due to the lack of facilities and medical equipment, socialization, joint ventures, ordering and borrowing machines is a solution.

According to the Vietnam Social Insurance, 59 provinces and cities have installed more than 3,400 "socialized" medical machines. But recently, the Ministry of Finance has repeatedly sent an official dispatch to the Ministry of Health, asking medical examination and treatment units not to borrow machines or allow machines to be placed in hospitals. It is no coincidence that the financial management unit makes this request. However, this move leaves patients, medical facilities and even medical staff a "dilemma".

Reporter interviewed Ms. Pham Khanh Phong Lan, Member of the National Assembly, former Deputy Director of the Department of Health of Ho Chi Minh City, about recommendations and proposals for ordering and borrowing machines at the public hospital system.



- Madam, after a long time of implementation, in your opinion, how are the positive aspects of the model of socialization and joint venture to place and send machines at public hospitals?

I think everyone can see that the biggest benefit is for the patient. In fact, the funding we invest in the health sector is still very limited, not to mention the procedures; The policy of providing funding, estimating funds to establish the project until the time of bidding and buying the machine can last for years. If you do a statistic, the number of machines and equipment purchased by hospitals with budget money or hospital autonomy can only be counted on the fingers while now more than 90% are socialized machines.

The dilemma with borrowed machines, machines located in public hospitals - 1
Ms. Pham Khanh Phong Lan.

- It can be said that the joint venture as well as the cooperation in ordering and lending machines at public hospitals have contributed to improving and improving the quality of medical examination and treatment in general, but according to her, why is the Ministry of Finance? consecutively requesting not to borrow or allow the machine to be placed in a public hospital?

When looking at a phenomenon, I think it is necessary to look at many dimensions. The joint venture to place the machine brings great efficiency in improving the quality of medical examination and treatment. But it comes with legal risks, and as the Ministry of Finance says, this form has not been regulated by law.

But what I disagree with the Ministry of Finance is how to deal with it. If not already in the law, summarize the assessment and include it in the law. Now we have to give it a legal basis, because our highest goal is to serve the sick.

Another concern is that if the Ministry of Finance asks medical examination and treatment units not to borrow machines or allow them to be placed in hospitals, will the State guarantee that they will be equipped with enough and timely machines; Is the equipment for the hospital enough to meet the patient's requirements? And of course if we ban it in the public system, the same thing will happen again like the current drug situation.

The dilemma with borrowed machines, machines located in public hospitals - 2
The system of ordering machines and machines borrowed from the winning chemical companies works effectively at Cho Ray Hospital (HCMC).

- What do you think is preventing the transparent management of socialization devices and services?

In my view, we are in a situation where it is all relative. I choose how to serve the patient the most and of course, we can handle it no matter how negative it is, but there must be a clear legal background.

And now hospitals are almost stagnant, buying new machines is not daring; The machine is worth using, it is also uncertain until the date because the "lock valve" health insurance pays for the patient.

- So, how do you comment on the fact that the Ministry of Health, Health Insurance and the Ministry of Finance pushed the "ball" of responsibility in conducting the review and rectification of joint ventures and lending machines?



From the Ministry of Health to the Insurance to the Ministry of Finance, there is not a single department that analyzes and evaluates in a comprehensive way to find that more than 90% of our hospitals are using the implant.

Now, at the end of this Ministry, the other Ministry can't manage it, but it can only give explanations to avoid responsibility. The Ministry of Finance's answer is not in the law. So why is the form of borrowing a device and allowing it to be placed in a hospital for decades still existing? If it is against the law, why did the Ministry of Finance not warn or ban it from the beginning?

And now that the pilot units have been given to him, he must have a summary of the assessment, must conclude between the advantages and disadvantages, which is more important, we must proceed. It is not natural that all hospitals have the same mechanism, but some hospitals are trusted by many patients. Because there are not only good doctors but also modern machinery and equipment and good medicine.

I disagree with the Ministry of Finance on the solution. If not already in the law, summarize the assessment and include it in the law. Now we must give it a legal basis, for the purpose of Our highest goal is to serve the sick..

- In this period, according to her, the Ministry of Health as well as the Ministry of Finance need to have a solution so as not to affect the interests of patients because in fact, this influence has been happening in many places. health facilities?

Leaders of the Ministry of Health, leaders of the Ministry of Finance try to put themselves in the position of patients going to medical examination and treatment and receiving notice that now they want to be tested, they have to go out to do it; have to pay out of pocket, even pay several times higher. This is the consequence if we proceed at the request of the Ministry of Finance.

In addition, hospitals have always had to race with overcrowding, if they are stopped now because of the regulations of the Ministry of Finance and Health Insurance, I think in the future we will have to pay the price.

I remember many years ago, at the 13th National Assembly session, the comrades in the Central Economic Commission were also very interested in this issue, but until now, they have drifted away.

The budget allocated for health has increased from 6.3% to nearly 7.2% (as of 2020), but many health facilities are still backward, lacking... and have to spend more than 20% on preventive medicine. , giving priority to remote areas, as well as spreading to more than 60 provinces and cities. In order to "divide the fire" for the overload in hospitals due to the lack of facilities and medical equipment, socialization, joint ventures, ordering and borrowing machines is a solution.

- In your opinion, if the mechanism of placing and borrowing machines is maintained in the hospital, what form should this model follow?

In fact, certain forms are just names. But we need formalization in the law to have certain constraints.

I affirm that with the budget situation, we cannot meet the equipment procurement needs of hospitals and even if we can, it will take time for all bidding procedures, project planning. Not to mention that when we buy a machine, there will be maintenance costs, maintenance and then depreciation .... For a while, it's just like a business. Let's calculate which way is the most profitable, the least amount of money we spend but take care of the patient the most.

- Is there a need for a state management agency to act as an intermediary to monitor this relationship between private and public hospitals, madam?

I have no intention of ordering another agency. I think we have more than enough. The question is whether to do it or not.

- Would like to thank you so much!

* This article was originally published here