Trò Chuyện Với Ác Quỷ – Mitsuro Sato

Lần cập nhật gần nhất April 12th, 2020 – 11:26 am

“Cái gọi là lẽ phải, cũng chỉ được quyết định bởi số đông thôi.”

“Những người được sinh ra trong cơ thể trần truồng tại sao lại quá quan trọng chiếc áo khoác lông?”

Thế nào là “xấu”? Thế nào là “tốt “?

Những định kiến, những kỳ vọng, những mong chờ đặt nặng trên vai có giúp ta vững vàng trải nghiệm hiện tại và tương lai hay không?

Trò Chuyện Với Ác Quỷ dành cho những ai muốn thay đổi bản thân, giúp bạn hiểu về cơ chế, khởi nguồn của vũ trụ, chỉ ra phương pháp triệt tiêu đau khổ và giận dữ chỉ trong khoảnh khắc.

Review (2)

Mình ban đầu ấn tượng với tác phẩm từ cái tên “Trò chuyện với ác quỷ” – một nhân vật không có thật đại diện cho cái ác. Giữa con người và ác quỷ, ngoài sự đối đầu và sợ sệt thì có gì để trò chuyện được với nhau cơ chứ? Và khi đọc phần giới thiệu tác giả mình còn bị ấn tượng hơn nữa khi trước đó đã từng xuất bản một cuốn mang tên “Trò chuyện với Chúa”

Bản thân mình đã ngay lập tức đặt ra câu hỏi: Điều gì đã khiến ông có đến hai cuộc trò chuyện?

Dù chưa đọc ấn phẩm trước đó, xong “Trò chuyện với ác quỷ” để lại cho mình nhiều sự ấn tượng. Tác phẩm là được viết theo lối hội thoại, ghi chép lại cuộc trò chuyện của hai nhân vật Mitsuro và Ác Quỷ. Trong tất cả những lần nói chuyện xuyên suốt đó, Ác Quỷ đã đưa ra những lập luận và lý lẽ rất tinh xảo và sắc bén, bắt người đọc phải thay đổi rất nhiều sự nhận thức trước đó. Nó khác hoàn toàn với lẽ thường, đó là con người mang cái thiện cảm hóa cái ác, thì ở đây, cái ác không hoàn toàn là ác, cái thiện cũng chẳng phải là thiện.

Hệ tư tưởng của chúng ta được soi chiếu từ sự kế thừa nhiều hơn là sự phát hiện. Chỉ cần được nhắc đi nhắc lại và ủng hộ bởi số đông, các giá trị nhân sinh quan sẽ được thiết lập. Ngay cả khái niệm về Ác Quỷ là biểu tượng cho cái xấu cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, chính con người là người lập ra, và cũng chính họ muốn đáp đổ và phản biện lại. “Trò chuyện với ác quỷ” giống như một cuộc phản trắc như vậy.

Thông qua những cuộc trò chuyện, người đọc sẽ được phản biện lại rất nhiều những nhận thức trước đó. Điều này làm mình nhớ lại nhân vật phản diện được yêu thích nhất thời đại – Joker với những tuyên ngôn đầy sức thuyết phục. Cái ác sẽ không ác nếu nó được sử dụng đúng cách. Cái thiện sẽ không thiện nếu như nó luôn bị chi phối bởi cái ác. Và ẩn bên trong mỗi con người luôn tồn tại song hành hai thứ này, trong thiện có ác mà trong ác thì có thiện.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng viết rằng: “Trong mỗi con người đang sống, có lẫn người tốt, kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ. Chúng ta là con người, không thể tránh khỏi sai lầm”

Phải chăng chính cái sự đối lập và bổ sung giữa chúng làm chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn rất nhiều. Có rất nhiều chuyện phải soi chiếu giữa cái nhìn của Ác Quỷ, nhìn nhận mới thực sự là thấu đáo. ‘Bởi vì sống có nghĩa là gây phiền phức cho một ai đó. Không có ai “tốt”

Và dẫn dắt mình bằng một lối viết vô cùng độc đáo, tác giả không chọn lối viết sách tản văn hay tiểu thuyết. Toàn bộ cuốn sách này được chia thành từng chương hội thoại giống như các phần của kịch. Nó được mô tả và diễn biến hoàn toàn bằng lời thoại, thông qua đó người đọc tìm được các lớp ý nghĩa ẩn chứa sâu bên trong, tự mình chiêm nghiệm và ngộ.

Nhìn chung là một cuốn sách đáng đọc để phản tỉnh.

– Minh Tuấn

Vô số những “giáo điều về lẽ phải” đang tràn ngập khắp thế giới, vật mà chẳng phải hiện tại trên phố vẫn chỉ toàn những sự bất mãn hay sao? Điều đó là minh chứng tốt nhất cho việc “lẽ phải” không thể cứu rỗi được thế giới này.

Đọc Trò chuyện với ác quỷ, thế giới quan của mình đã hoàn toàn bị lung lay. Cuộc trò chuyện của Mitsuro với ác quỷ đã cuốn mình vào một thế giới đầy mới lạ, nơi khiến mình bỗng nhận những giá trị mà mình vẫn luôn tin tưởng hay những điều mình luôn coi là lẽ phải không phải là sự thật như trước đây mình vẫn nghĩ.

Đọc cuốn này, thay vì tiếp thu thêm những kiến thức mới đơn thuần là thông tin, mình học được cách tìm hiểu bản thân và mối liên hệ giữa từng cá nhân và xã hội, hay nói đúng hơn là sách đã giúp mình đặt ra những câu hỏi, và nhờ đó mình dần tìm ra câu trả lời cho bản thân mình. Vì lẽ đó mà mình quyết định sẽ nghiền ngẫm thật lâu cuốn sách này, vì quá trình giải quyết những vấn đề của bản thân không thể diễn ra trong ngày một ngày hai hay có thể kết thúc khi mình đọc xong cuốn sách.

Sách cũng là cuộc hành trình tự vấn của tác giả đối với những giá trị mà ông vẫn hằng tin tưởng và theo đuổi. Sách được viết theo kiểu hội thoại như cuốn “Dám bị ghét”, nhân vật Mitsuro nhờ những cuộc trò chuyện với ác quỷ mà khám phá ra bản thân và bản chất của cuộc sống. Đối với cá nhân mình thì cuốn sách này rất hay, khoảng 8/10 về nội dung.

– Phong Linh

Trích dẫn

Nếu vứt bỏ kỳ vọng thì sự giận dữ sẽ tan biến

Ác quỷ:

Đây là một tin tức tốt.

Chúng ta không thể thay đổi được hành động của đối phương. Tuy nhiên, giá trị kỳ vọng của bản thân lại có thể thay đổi.

Nói một cách ngắn gọn, chỉ cần không ôm bất cứ kỳ vọng nào với đối phương là được.

Đây là phương pháp kiểm soát sự giận dữ sử dụng nguyên lý của hệ thống nên sẽ luôn hiệu quả, không có ngoại lệ.

Người không ôm kỳ vọng với “bất kỳ ai” và “bất kỳ điều gì” thì tuyệt đối sẽ không thể tức giận.

Nếu trước tiên không ôm “kỳ vọng” thì dù – có – muốn – tức – giận – cũng – tuyệt – đối – không – thể – tức – giận – được.

Và vì thế, kẻ xấu luôn luôn tươi cười.

Vì họ sẽ chẳng bao giờ  làm những việc như là kỳ vọng vào thế giới này.

Mitsuro: 

Thì ra là vậy. Kẻ xấu sẽ không bao giờ kỳ vọng ở kẻ khác.

Ác quỷ:

Chúng ta cũng chẳng bao giờ kỳ vọng ở những kẻ loài người hết thuốc chữa.

Không kỳ vọng dù là ở cảnh sát, anh hung hay thần linh.