Phó Tổng Giám đốc VOV: 'Phát thanh có những cơ hội phát triển mới'

Phó Tổng Giám đốc VOV Phạm Mạnh Hùng chia sẻ về những nét mới tại Liên hoan Phát thanh toàn quốc 2022 cũng như cơ hội của phát thanh trong kỷ nguyên chuyển đổi số.

Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV năm 2022 đang diễn ra sôi động với phần thi phát thanh trực tiếp. Đây là phần thi nhận được sự quan tâm của những người làm nghề. Có mặt và theo dõi các tác phẩm phát thanh trực tiếp của các đơn vị phát thanh trong cả nước sáng nay (2/8) diễn ra tại trụ sở Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM (VOH), nhà báo Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Uỷ viên Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí những nét mới của kỳ Liên hoan Phát thanh lần này cũng như cơ hội của phát thanh trong kỷ nguyên chuyển đổi số.

Phó Tổng Giám đốc VOV: 'Phát thanh có những cơ hội phát triển mới' - 1

Phó Tổng Giám đốc VOV Phạm Mạnh Hùng.

Thưa ông, chương trình Liên hoan phát thanh toàn quốc năm nay có gì đặc biệt so với các kỳ liên hoan phát thanh đã tổ chức trước đó?

Mặc dù Liên hoan Phát thanh mới diễn ra một ngày thôi, nhưng qua theo dõi chương trình phát thanh trực tiếp của các đài phát thanh truyền hình địa phương cũng như của các Ban Phát thanh, các kênh phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam tham dự liên hoan, chúng tôi rất ấn tượng bởi sự sôi động và tính chuyên nghiệp của các đồng nghiệp thể hiện qua các chương trình.

Chúng ta thấy một đặc trưng là những đề tài và các chương trình trực tiếp đề cập đến những vấn đề rất sát với cuộc sống, thu hút sự quan tâm của công chúng. Ví dụ như vấn đề về tâm lý trẻ em học đường, những vấn đề về sự trỗi dậy phục hồi của TP.HCM, hay những vấn đề về giao thông đô thị của thành phố lớn. Họ đã thể hiện rất chuyên nghiệp.

Một xu hướng mà các đồng nghiệp tận dụng rất tốt là tận dụng nền tảng số các nền tảng xuyên biên giới, tận dụng mạng xã hội để phân phối nội dung phát thanh. Khi phân phối nội dung các chương trình phát thanh nên nền tảng ấy, chúng ta không hoàn toàn hoạt động như một đài phát thanh thuần mà chúng ta có hình ảnh, video, chúng ta có những mô tả hiện trường về đồ họa để hỗ trợ cho việc làm phong phú nội dung phát thanh. Nhưng tinh thần hồn cốt, tính chuyên nghiệp vẫn là phát thanh với ngôn ngữ nói, với khả năng làm trực tiếp tương tác trực tiếp đến với công chúng làm cho chương trình phát thanh rất sinh động.

Phó Tổng Giám đốc VOV: 'Phát thanh có những cơ hội phát triển mới' - 2

Ban Giám khảo chương trình thi phát thanh trực tiếp. 

Chúng ta thấy, xu hướng của chuyển đổi công nghệ hiện nay thì người ta nghe phát thanh qua các đài truyền thống thì rất ít, mà người nghe phát thanh đã di chuyển lên các phương tiện như ô tô, các phương tiện di chuyển, thế rồi người ta dùng điện thoại cầm tay, điện thoại thông minh. Chúng tôi thấy rằng các đơn vị dự thi năm nay tận dụng rất tốt việc tranh thủ công chúng trên môi trường số để hỗ trợ cho nội dung phát thanh và các chương trình phát thanh trở thành những chương trình Multimedia chứ không phải là phát hành truyền thống.

Chúng ta thấy có tín hiệu rất tốt cho ngành phát thanh là khi người ta tham gia vào môi trường mạng thì xu hướng nghe đang trở lại, xu hướng lên mạng để nghe qua các nền tảng như: Sportify, Postcast... Và các cơ quan báo chí chúng ta thấy không chỉ các đài phát thanh và các báo điện tử lớn ở Việt Nam cũng đang làm Postcast, đang làm những chương trình có nội dung phát thanh để chúng ta thấy rằng bây giờ cái ranh giới phân biệt giữa các loại hình báo chí đã mờ đi. Và những người làm phát thanh có những cơ hội phát triển mới. Đây là một tín hiệu mà chúng tôi thấy rất mừng.

- Với xu hướng phát triển như vậy, ông kỳ vọng thế nào vào tương lai phát thanh?

Trong những năm trở lại đây, công nghệ thay đổi rất nhiều và thay đổi hoàn toàn đời sống con người, trong đấy có hoạt động báo chí. Cách đây khoảng 10 - 15 năm, người ta dậy sẽ vào những tờ báo điện tử quen thuộc để cập nhật thông tin. Thế nhưng gần đây không phải nữa, họ vào các nền tảng mạng xã hội. Thì cho thấy rằng, công nghệ sẽ thay đổi rất nhanh và những người làm báo phải thay đổi rất tích cực để không bị lạc điệu.

Phó Tổng Giám đốc VOV: 'Phát thanh có những cơ hội phát triển mới' - 3

Phó Tổng Giám đốc VOV Phạm Mạnh Hùng (phải) cùng Giám đốc Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM Lê Công Đồng theo dõi các chương trình phát thanh trực tiếp.

Và cuối cùng là gì? Các cơ quan báo chí tồn tại được, thứ nhất chúng ta phải là những người đưa tin rất chuyên nghiệp. Thứ hai, chúng ta có khả năng phân tích, dự báo thông tin và mang đến cho công chúng những thông tin hữu ích mà họ muốn tiếp thu và họ muốn giải thích những sự kiện, những chiều hướng phát triển của các vấn đề kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội trong nước, quốc tế.

Tôi nghĩ rằng nếu những người làm báo, những nhà quản lý báo chí có đầu tư đúng hướng cho phát thanh nói riêng thì phát thanh có cơ hội phát triển và phát hành sẽ trở lại với vai trò là một trong những phương tiện như loại hình báo chí thân thiết, hữu dụng và gần gũi với công chúng, hữu ích công chúng...

- Phần thi phát thanh trực tiếp được đánh giá là danh giá, khó và cũng hấp dẫn nhất. Qua theo dõi, ông đánh giá các phần thi của các đội thế nào?

Một kỳ Liên hoan Phát thanh toàn quốc thì có rất nhiều thể loại báo chí dự thi, nhưng tôi nghĩ các chương trình trực tiếp vẫn là một cái gì đấy rất đặc biệt. Nó thể hiện sức mạnh của phát thanh vì tính tức thời, khả năng đưa tin nhanh nhất đến công chúng. Và chúng ta còn theo dõi mấy chục chương trình trực tiếp của các đài địa phương nữa để có đánh giá tổng quan.

Thế nhưng, qua tín hiệu ban đầu của 5 đơn vị dự thi, tôi cảm thấy rất tự tin và lạc quan về tương lai của phát thanh và về cái tính chuyên nghiệp của các đồng nghiệp ở các đơn vị đã dự thi. Họ đem đến cho chúng ta thấy màu sắc rất mới, những kinh nghiệm rất mới.

Phó Tổng Giám đốc VOV: 'Phát thanh có những cơ hội phát triển mới' - 4

Chương trình phát thanh trực tiếp của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM với khách mời là Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức. 

Bản thân tôi là một người làm về chỉ đạo nội dung, về quản lý báo chí của Đài nhưng tôi cũng thấy rất ngạc nhiên. Qua các chương trình của các đài địa phương, của các đồng nghiệp, tôi cũng thấy ngạc nhiên về sự trưởng thành của họ. Và khoảng cách giữa Trung ương và địa phương gần như bị xóa nhòa.

Các đồng nghiệp của chúng ta tận dụng rất tốt những thành tựu phát triển của khoa học công nghệ cũng như bắt những đề tài rất hấp dẫn, rất gần gũi để đưa đến cho công chúng những chương trình mà có tính chuyên nghiệp cao và thuyết phục được công chúng. Chúng tôi nghĩ đây là một tín hiệu rất tích cực và nó hứa hẹn cho sự thành công của kỳ phát thanh này.

Trân trọng cảm ơn ông!


Phó Tổng Giám đốc VOV: 'Phát thanh có những cơ hội phát triển mới'


VOV Deputy General Director Pham Manh Hung shared about the new features at the National Radio Festival 2022 as well as the opportunities of broadcasting in the digital transformation era.
The 15th National Broadcasting Festival in 2022 is taking place with great enthusiasm with the live radio competition. This is the part of the exam that gets the attention of professionals. Present and watch live radio productions of radio units across the country this morning (August 2), which took place at the headquarters of the Voice of the People's Radio Ho Chi Minh City (VOH), journalist Pham Manh Hung. , Deputy General Director of Radio Voice of Vietnam (VOV), Standing member of the Vietnam Journalists Association gave interviews to press agencies about the new features of this Radio Festival as well as opportunities for broadcasting. bar in the digital transformation era.

- Sir, what is special about this year's National Radio Festival program compared to previous held radio festivals?

Although the Radio Festival took place only one day, but by watching the live radio program of local radio and television stations as well as of the Broadcasting Boards, radio channels of the Voice of Vietnam. Attending the festival, we were very impressed by the excitement and professionalism of our colleagues shown through the programs.

We see a characteristic that topics and programs directly address issues that are very close to life, attracting the attention of the public. For example, the problem of school children's psychology, the problems of the resurgence of Ho Chi Minh City, or the problems of urban traffic in the big city. They performed very professionally.

One trend that colleagues take advantage of is leveraging digital platforms across borders, leveraging social media to distribute radio content. When distributing the content of radio programs on that platform, we do not completely operate as a pure radio station, we have images, videos, we have graphic scene descriptions to support. support for the enrichment of radio content. But the core spirit, professionalism is still broadcasting with spoken language, with the ability to directly interact directly with the public, making the radio program very lively.
We see, the trend of today's technological transformation is that people listen to radio through traditional stations very little, but radio listeners have moved to vehicles such as cars, vehicles, etc. then people use cell phones, smart phones. We see that this year's contestants make good use of the digital public to support radio content and broadcasts becoming Multimedia programs rather than publishing. traditional.

We see a very good signal for the radio industry that when people join the network environment, the trend of listening is coming back, the trend of going online to listen through platforms such as: Sportify, Postcast... And other channels. press agencies we see that not only radio stations and major electronic newspapers in Vietnam are also doing Postcasts, doing programs with radio content so that we can see that now the distinction between journalism has faded. And broadcasters have new growth opportunities. This is a sign that we are very pleased with.
 
- With such a development trend, what do you expect in the future of broadcasting?
In recent years, technology has changed a lot and completely changed people's lives, including journalism. About 10-15 years ago, people would go to familiar electronic newspapers to update information. But recently not anymore, they go to social networking platforms. It shows that technology will change very quickly and journalists have to change very actively so as not to be out of tune.
And finally what? Newspapers can survive, first of all we have to be very professional reporters. Second, we have the ability to analyze and forecast information and bring to the public useful information that they want to absorb and they want to explain events, the development trends of business issues. economic - political - cultural - social domestic and international.

I think that if journalists and press managers invest in the right direction for radio in particular, radio has the opportunity to develop and publish will return as one of the mediums like radio. press images that are friendly, useful and close to the public, useful to the public...

- The live radio competition is considered the most prestigious, difficult and also the most attractive. Through monitoring, how do you rate the teams' competitions?
A National Broadcasting Festival has a wide variety of media entries, but I think the live shows are still something very special. It demonstrates the power of radio because of its immediacy, its ability to deliver information quickly to the public. And we also watch dozens of live programs of local stations to get an overview.

However, through the initial signal of the 5 participating units, I feel very confident and optimistic about the future of broadcasting and about the professionalism of my colleagues in the participating units. They bring us very new colors, very new experiences.

I myself am a person who works in content direction and press management of Radio, but I am also very surprised. Through the programs of local stations and colleagues, I am also amazed at their growth. And the distance between the central and local is almost erased.

Our colleagues make very good use of the development achievements of science and technology as well as catch very interesting, very relevant topics to bring to the public programs that are highly professional and persuasive. serve the public. We think this is a very positive signal and it holds promise for the success of this broadcast.