Từ 2 năm trước, Trái Đất bị quay chậm lại mà không ai hay

Từ 2 năm trước, Trái Đất bị quay chậm lại mà không ai hayĐồng hồ nguyên tử và các phép đo thiên văn tiết lộ Trái Đất đã đột ngột "khựng lại" một cách bí ẩn, quay chậm đi sau nhiều năm liên tiếp tăng tốc.

Đồng hồ nguyên tử và các phép đo thiên văn tiết lộ Trái Đất đã đột ngột "khựng lại" một cách bí ẩn, quay chậm đi sau nhiều năm liên tiếp tăng tốc.



Vào tháng 6/2022 vừa qua nhân loại đã đón ngày ngắn nhất trong nửa thế kỷ, kết quả của nhiều năm Trái Đất của chúng ta tăng tốc, khiến một ngày không còn đủ 24 giờ. Tuy nhiên trong thời gian tới điều đó sẽ bị đảo ngược.

Đó là những gì hai nhà khoa học Matt King (Giám đốc, Trung tâm Xuất sắc của Úc về Khoa học Nam Cực (ACEAS) và Giáo sư Trường Địa lý, quy hoạch và khoa học không gian Đại học Tasmania - Úc) và Christophe Watson (giáo sư từ Trung tâm Nghiên cứu vật lý thiên văn Trường Đại học Queen's ở Belfast - Anh) viết trong bài chuyên luận vừa đăng tải trên The Conversation.


Theo hai vị giáo sư, bất chấp kỷ lục và xu hướng quay nhanh lên diễn tiến suốt nhiều thập kỷ, kể từ năm 2020, tốc độ quay của Trái Đất đã chậm lại một cách kỳ lạ.

Nguyên nhân vẫn là một bí ẩn. Tốc độ hiện vẫn trên trung bình và dẫn đến ngày ngắn nhất nói trên, tuy nhiên nếu xu hướng tiếp diễn, có thể sẽ sớm đến thời điểm một ngày vượt qua 24 giờ.

Theo các nhà nghiên cứu, tác động của ma sát của thủy triều - cơ chế do Mặt Trăng điều khiển vốn làm Trái Đất chậm đi. Quá trình đó cộng thêm khoảng 2,3 mili giây vào độ dài mỗi ngày mỗi thế kỷ. Hàng tỉ năm trước, một ngày Trái Đất chỉ dài 24 giờ.

Nhưng trong 20.000 năm qua, một quá trình khác khiến Trái Đất tăng tốc bất thường, được cho là do các tảng băng ở 2 cực tan chảy sau kỷ băng hà cuối cùng, làm giảm áp suất bề mặt và khiến lớp phủ bắt đầu dịch chuyển về các cực.

Khi đó hành tinh như một vũ công co tay lại về phía cơ thể và tăng tốc, rút ngắn mỗi ngày khoảng 0,6 mili giây mỗi thế kỷ.

Còn nhiều quá trình khác trong tiến hóa hành tinh có thể thay đổi độ dài của ngày, do đó Trái Đất - cũng như mọi hành tinh khác trong vũ trụ - thực ra không có một ngày dài cố định, mà thay đổi theo thời gian.

Tất nhiên sẽ không ảnh hưởng mấy với chiếc đồng hồ của bạn, bởi đời sống của con người quá ngắn ngủi để có thể cảm nhận rõ ràng sự dài - ngắn đó, một khi cả đời bạn chỉ chứng kiến dao động ở mức mili giây.

Mãi đến năm 1960, khi loài người phát minh ra các kính viễn vọng vô tuyến để có thể quan sát đồng thời các vật thể vũ trụ, từ đó đưa đến những phép đo thiên văn giúp gián tiếp tính toán một ngày trên Trái Đất, việc một ngày có thể dài ra hay ngắn đi mới được nhận biết.

Điều đó sẽ không gây ảnh hưởng đến đời sống, ngoại trừ một chút thay đổi nhỏ khiến hệ thống GPS và một số công nghệ khác chi phối đời sống hiện đại có thể cần điều chỉnh một cách tinh vi sau một thời gian dài.

In June 2022, humanity celebrated the shortest day in half a century, the result of many years of our Earth accelerating, making a day no longer full 24 hours. However, in the near future that will be reversed.

That's what Matt King, director of the Australian Centre of Excellence in Antarctic Science (ACEAS) and Professor at the University of Tasmania's School of Geography, Planning and Space Science, wrote in their essay published in The Conversation.

According to the two professors, despite the record and the trend of faster rotation for decades, since 2020, the speed of the Earth's rotation has slowed down strangely.

The cause remains a mystery. The pace currently remains above average and leads to the aforementioned shortest day, however if the trend continues, it may soon come to the point where a day surpasses 24 hours.

According to the researchers, the effects of the friction of the tides - the mechanism controlled by the Moon that slows the Earth down. That process adds about 2.3 milliseconds to the length of each day per century. Billions of years ago, an Earth day was only 24 hours long.

But over the past 20,000 years, another process has caused the Earth to accelerate abnormally, believed to be due to the fact that the ice sheets at the two poles melted after the last ice age, reducing surface pressure and causing the mantle to begin to shift toward the poles.

Then the planet as a dancer shrinks his hands towards his body and accelerates, shortening each day by about 0.6 milliseconds per century.

There are many other processes in planetary evolution that can change the length of the day, so the Earth – like every other planet in the universe – does not actually have a fixed long day, but changes over time.

Of course, it will not affect your watch much, because human life is too short to clearly feel that long and short, once your whole life has only witnessed fluctuations at milliseconds.

It was not until 1960, when mankind invented radio telescopes that could simultaneously observe cosmic objects, thereby leading to astronomical measurements that indirectly calculated a day on Earth, that a day could be longer or shorter.

That won't affect lives, except for a small change that makes GPS systems and some of  the other technologies that dominate modern life may need to be tweaked subtly over a long period of time.